Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

CÓ NGUYEN CHINH BÊNH HUỆ CHI

Có một vị Nguyen Chinh (theory.chinhnguyen@yahoo.com) comment bài NHÂN CÁCH HUỆ CHI thế này:
1/ “vật” và “tâm” là một cách biểu đạt khác về "vật chất" và "ý thức". Câu nói của cụ CXH nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng giữa vật và tâm, điều này rất phù hợp với triết học Mác.
      2/ các sản phẩm điện tử có thể tắt mở được bằng ý nghĩ không chứng tỏ “tâm” đã rời khỏi não. Hoạt động của bộ não tạo ra các xung điện với cường độ/vị trí khác nhau trên vỏ não và người ta đo được, phân loại được nó rồi truyền đi.
      3/ việc cho “tâm”, “vật” phải nhập vào nhau thì “tâm” mới thấy “vật” cũng là một cách biểu đạt khác về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác; Nhìn thấy bất cứ vật gì phải có khoảng cách nhất định chỉ là giai đoạn nhận thức cảm tính, những người bị khiếm thị vẫn nhận thức được bất cứ vật gì thông qua giai đoạn nhận thức lý tính. Người khiếm thị còn có thể trực giác được sự vật (những người có khả năng đặc biệt).
      4/ "trực giác" trong lập luận của cụ Cao Xuân Huy: “trực giác được sự tồn tại của một vật nào đó là vì cái bản thể, cái tồn tại phổ biến ở trong vật đó cũng chính là cái bản thể, cái tồn tại phổ biến ở trong ta” là khả năng nhận thức vượt xa năm giác quan thông thường (như linh cảm)”.
Tôi sẽ trả lời từng ý một:
Ý 1: Nguyễn Chinh cho “Câu nói của cụ CXH …  rất phù hợp với triết học Mác” chẳng khác gì vả vào mồm Huệ Chi khi Huệ Chi cho CXH phát minh ra một triết thuyết mới cao hơn cả duy tâm lẫn duy vậy, nghĩa là cao hơn triết học Mác là duy vật: “Nếu từ trước tới nay chúng ta phân triết học thành duy vật và duy tâm… thì dưới con mắt Cao Xuân Huy, cách phân chia như vậy… chưa đạt tới tầm cao trong nhận thức bản chất vũ trụ, và xét cho cùng không tránh khỏi vi phạm lô-gic. Trên bình diện nhận thức luận mà nói, nhà triết học phải hiểu biết thế giới như một thực thể toàn vẹn không chia tách, trong “tâm” có “vật”, trong “vật” có “tâm”. Nếu tách “vật” ra khỏi “tâm” thì làm sao “tâm” biết được “vật”…?”
Ý 2: Những dòng ion trong mạch máu não cũng có thể tạo ra điện từ trường nhưng chắc rất yếu, chỉ có những xung thần kinh trong hoạt động của bộ não sinh ra ý thức mới đủ mạnh tắt mở được thiết bị điện tử như cái rờ-mốt. Bản chất vật chất của ý thức cũng là sóng điện từ, thần giao cách cảm chính là hiện tượng nhạy cảm đặc biệt. Còn nói như Nguyen Chinh thì chỉ một cái đầu lướt qua thiết bị nó cũng tắt mở được tùm lum thì loạn à?
Ý 3, ý 4: Huệ Chi viết: “Trên bình diện nhận thức luận mà nói, nhà triết học phải hiểu biết thế giới như một thực thể toàn vẹn không chia tách, trong “tâm” có “vật”, trong “vật” có “tâm”. Nếu tách “vật” ra khỏi “tâm” thì làm sao “tâm” biết được “vật”…?” nên cái “thấy” ở đây là toàn bộ “nhận thức” từ cảm giác, tri giác đến nhận thức chứ không chỉ là “linh cảm”. Còn linh cảm người ta thường linh cảm về một sự việc qua các ấn tượng họ cảm thấy chứ không ai lại nói linh cảm về sự vật mang tính nhận thức đang bàn ở đây.
Nói chung Nguyen Chinh không hiểu gì cuộc tranh luận này và đưa ra những ý phản biện hoàn toàn vô nghĩa và vô lý.
8-7-2013