ĐÔNG LA
DOANH NGHIỆP VŨ THỊ HÒA
ĐỜI MÀ VẪN ĐẠO
Chuyến
đi họp Hội nghị Lý luận Phê bình lần thứ IV của Hội Nhà Văn VN của tôi coi như
thành công rực rỡ. Hai cuộc hội thảo ở nhóm Lý luận Phê bình và ở Phiên Toàn
thể tôi đều được giới thiệu phát biểu ở “giờ vàng”, đã phát biểu được hai vấn
đề quan trọng nhất.
Thứ nhất là về đổi mới văn chương, tôi duy nhất là người đã đưa ra quan điểm riêng về thi pháp chứ không như đa phần copy những thi pháp của nước ngoài. Còn nhìn thấy gì viết thế cũng chỉ là copy hiện thực, cũng không phải sáng tạo, không phải là mới. Thứ hai trong phiên toàn thể tôi đã nói được về cái thực trạng phân hóa, thoái hóa, dẫn đến sự đối chọi nhau gay gắt trong tâm thức của người Việt về tất cả các vấn đề, đã và đang xảy ra trong xã hội VN. Văn chương phản ánh cuộc sống của con người, tâm thức lại là cái chủ yếu, vậy văn chương chưa phản ánh được sao có thể cho là đổi mới? Tôi đã nêu ra cụ thể cái thực trạng lộn ngược các giá trị, phê phán ngay trên diễn đàn cuốn Nỗi buồn chiến tranh đang được lãnh đạo Hội Nhà Văn đề nghị và “đấu tranh” để nó được xét Giải thưởng Nhà nước năm 2016. Mới hôm qua tôi được biết nó đã chính thức bị loại ở vòng xét cao nhất! Nếu nó được giải thật tôi sẽ viết nữa vì tôi thì “chẳng sợ quái gì” mà không dám chỉ ra những sai trái của những người đề nghị và xét giải! Tôi có cái sướng là đã đến thời điểm có thể thoải mái nói thẳng, nói thật. Chỉ còn ngại một điều duy nhất là nói thật sẽ làm mất lòng nhiều người, trong đó có những người tôi quý mến và họ cũng quý mến tôi. Nhưng đã hiểu Đạo, không dám nói thật sẽ là trái Đạo, mà tôi thì sợ trái Đạo hơn là sợ làm mất lòng. Truyền thống ứng xử của người Việt ta có câu “dĩ hòa vi quý”. Nếu là chuyện không chấp vặt, coi trọng cái tổng thể, cái lớn lao hơn nó sẽ là nét ứng xử đẹp; nhưng bỏ qua sai trái, chấp nhận sai trái, còn tôn vinh cả sai trái nữa thì không phải dĩ hòa vi quý mà là dĩ hòa vi loạn
Thứ nhất là về đổi mới văn chương, tôi duy nhất là người đã đưa ra quan điểm riêng về thi pháp chứ không như đa phần copy những thi pháp của nước ngoài. Còn nhìn thấy gì viết thế cũng chỉ là copy hiện thực, cũng không phải sáng tạo, không phải là mới. Thứ hai trong phiên toàn thể tôi đã nói được về cái thực trạng phân hóa, thoái hóa, dẫn đến sự đối chọi nhau gay gắt trong tâm thức của người Việt về tất cả các vấn đề, đã và đang xảy ra trong xã hội VN. Văn chương phản ánh cuộc sống của con người, tâm thức lại là cái chủ yếu, vậy văn chương chưa phản ánh được sao có thể cho là đổi mới? Tôi đã nêu ra cụ thể cái thực trạng lộn ngược các giá trị, phê phán ngay trên diễn đàn cuốn Nỗi buồn chiến tranh đang được lãnh đạo Hội Nhà Văn đề nghị và “đấu tranh” để nó được xét Giải thưởng Nhà nước năm 2016. Mới hôm qua tôi được biết nó đã chính thức bị loại ở vòng xét cao nhất! Nếu nó được giải thật tôi sẽ viết nữa vì tôi thì “chẳng sợ quái gì” mà không dám chỉ ra những sai trái của những người đề nghị và xét giải! Tôi có cái sướng là đã đến thời điểm có thể thoải mái nói thẳng, nói thật. Chỉ còn ngại một điều duy nhất là nói thật sẽ làm mất lòng nhiều người, trong đó có những người tôi quý mến và họ cũng quý mến tôi. Nhưng đã hiểu Đạo, không dám nói thật sẽ là trái Đạo, mà tôi thì sợ trái Đạo hơn là sợ làm mất lòng. Truyền thống ứng xử của người Việt ta có câu “dĩ hòa vi quý”. Nếu là chuyện không chấp vặt, coi trọng cái tổng thể, cái lớn lao hơn nó sẽ là nét ứng xử đẹp; nhưng bỏ qua sai trái, chấp nhận sai trái, còn tôn vinh cả sai trái nữa thì không phải dĩ hòa vi quý mà là dĩ hòa vi loạn
***
Buổi
tối “cô đơn” làm vài chai ở quán “cóc” bên đường phố Tam Đảo về, một mình ở
khách sạn lại trằn trọc khó ngủ, lại lan man nghĩ đủ thứ trên đời.
Tôi nghĩ
về chuyện “chúng nó” thường cho tôi là hay “nổ”, là chuyên gia bới móc, nên một
bữa đang họp có người ghé tai tôi thì thầm: “Anh không phải chỉ điểm nhưng có quyển này anh thấy có vấn đề, em xem
nhé!” Nhưng mọi người đâu biết tôi sinh hoạt ở Hội Nhà Văn TPHCM đã 30 năm
nhưng chưa phát biểu một câu nào. Thực tế chỉ tại tôi biết nhiều quá, chỉ khi
nào thấy cái sai có tác động lớn; như quan điểm của những người có địa vị cao (như
Trần Độ, Trần Xuân Bách chẳng hạn); quan điểm của những người nổi tiếng (như
Nguyên Ngọc, Dương Thu Hương chẳng hạn); hoặc những vấn đế tri thức lớn tác
động mạnh đến nhận thức chung của mọi người (như triết học, khoa học chẳng hạn),
tôi mới lên tiếng.
Rồi tôi
thấy việc công đã xong chỉ còn việc tư đã giao hẹn là về thăm nhà, không phải
nhà ở quê Hải Dương mà là Đại gia đình cô Vũ Thị Hòa ở Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
Kiều Chí Huệ hẹn đúng 6 rưỡi sáng sẽ mang xe đến đón.
Tôi
lại nghĩ lan man về thế giới tâm linh, về cô Vũ Thị Hòa. Thực tế có sự mê tín
dẫn đến có rất nhiều chuyện lợi dụng mê tín để trục lợi; ngược lại cũng lại có
chuyện lợi dụng “chống lợi dụng mê tín để
trục lợi” cũng để trục lợi. Điển hình là con nhà báo mắt lác, mồm ác Thu
Uyên và bọn tay sai của nó. Như thằng Huân “chó điên”, thằng “chuột Chù” Mộng Long,
thằng “Củ hành” thối, con Lê Hương Lan và bọn “bò đỏ” Google Tiên Lãng, trong đó
có những thằng “cò” hài cốt liệt sĩ từng ở trong quân đội. Chúng bất nhân ở chỗ
vì muốn chứng tỏ mình đúng nhưng lại bằng sự ngu xuẩn, láo lếu, đã bất chấp
thực tế, vơ đũa cả nắm, bất kể đúng sai, tốt xấu, vu khống người có công. Có những
đứa học luật mà ngu như lợn (xin lỗi loài lợn) vì phạm tội mà không biết, lên
án người khác mà không bằng chứng là phạm tội.
Còn
tôi trước hết là một nhà nghiên cứu, cũng như từng nghiên cứu về khoa học, văn
học, triết học, tôi đã nghiên cứu, suy ngẫm về tâm linh.
Trước
hết và quan trọng nhất với tôi là tôi muốn biết có hay không thế giới tâm linh?
Khả năng siêu phàm của con người, trong đó có hiện tượng mà ở ta gọi là ngoại
cảm, có thật hay không? Còn chuyện đúng, sai, tốt, xấu liên quan đến pháp luật
là chuyện của các cơ quan có trọng trách.
Đầu
tiên tôi chú ý đọc về ông Nguyễn Văn Liên. Cơ quan nghiên cứu xác nhận ông Liên
có thật khả năng tìm mộ, nhưng đúng, sai chính ông Liên cũng không giải thích
được. Tôi đọc kỹ nhất là chuyện GS Trần Phương tìm hài cốt em gái là liệt sĩ
thuộc đội nữ du kích nổi tiếng Hoàng Ngân. Chuyện liên quan đến hai nhà ngoại
cảm nổi tiếng là Nguyễn Văn Nhã và Phan Thị Bích Hằng. Có nhiều chuyện ly kỳ
nhưng điều để tin nhất là hai người một Nam, một Bắc, trước, sau độc lập, nhưng
cuối cùng đã giúp tìm được bộ hài cốt có trong một vườn nhãn ở Hưng Yên mà
trước đó hai người đều không biết. Phan Thị Bích Hằng đã quá nổi tiếng, tôi đã
có ý muốn gặp để “nghiên cứu” nhưng phải dễ dàng chứ phải xếp hàng thì tôi không
bao giờ. Đến giờ tôi vẫn chưa gặp Bích Hằng, nhưng qua vụ Thu Uyên nói láo thì
chính Bích Hằng đã liên hệ với tôi vài lần.
Còn nhà ngoại cảm tôi gặp đầu tiên và chỉ một lần duy
nhất chính là ông Nguyễn Văn Nhã. Ông Nhã trước giải phóng đã tích cực tham gia
phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, ông cũng học chính Khoa Hóa Đại
học Khoa học Sài Gòn mà sau Giải phóng tôi vào học. Hồi tôi học trường hợp với
Văn Khoa thành Đại học Tổng hợp TPHCM, ông Nhã làm Bí thư Đoàn trường. Sau này Nhân
Văn và Khoa học lại tách ra thì con gái tôi lại học cùng lớp đại học Nhân Văn với
con ông Nhã. Một lần tôi cùng anh Thu, người cùng làng, hồi học anh lớn tuổi và
là sĩ quan nên là Đảng ủy viên nhà trường có thân với ông Nhã, đã đến gặp ông
Nhã tại quán cơm chay của ông ấy tại đường Bùi Viện. Ông Nhã kể ban đầu nhờ ông
Nguyễn Văn Liên tìm mộ bố vợ, gặp “bà thầy” của Nguyễn Văn Liên, bà ấy bảo
chính ông cũng có sứ mệnh tìm mộ liệt sĩ nhưng phải ăn chay và niệm Phật dù muốn
hay không. Ông bảo đang làm ăn, nhậu nhẹt hàng ngày, không làm được đâu. Bà ấy
bảo “Cứ chờ xem”. Rồi cơ duyên đưa đẩy người ta cứ hỏi ông Nhã về mộ thất lạc,
ông Nhã không biết nhưng có một động lực vô hình đã khiến ông trả lời, có lần
đang đi trên đường, điện thoại kêu ông cứ trả lời đại đi cho xong. Rồi chính
ông phải ngạc nhiên vì sau đó những câu trả lời của ông lại đúng. Nhưng đang ăn
mặn bình thường phải ăn chay với ông là một cực hình, có lần ăn chay mấy ngày
rồi còn vài tiếng nữa là đi tìm mộ vậy mà ông không chịu nổi, thèm quá, đã làm vài
quả trứng ốp-la với bánh mì. Hôm đó ông thất bại. Lần sau rút kinh nghiệm, vì
các liệt sĩ, ông tuân thủ ăn chay, ông đến một nghĩa trang liệt sĩ niệm Phật đúng
một trăm lần, ông và cả 7, 8 nhà ngoại khác đi cùng, đã thấy cả nghĩa trang mỗi
ngôi mộ đếu có một vong hồn liệt sĩ ngồi với một thần thái rất vui tươi và an
lạc. Ông đã nhận ra, thì ra chính câu niệm Phật mới chính là món quà qúy giá
nhất đối với mỗi linh hồn. Từ đó ông chăm chỉ niệm Phật nhiều hơn, đôi lần ông
nghe thấy cả nền trời cùng vang lên tiếng niệm Phật, ông thấy cả nền trời đỏ
au, những vầng mây trắng rất đẹp, có cả cầu vồng nữa. Ông tự nhủ nếu niệm Phật
và ăn chay mà có tác dụng như thế thì ông sẵn sàng ăn chay. Tự nhiên ông thấy
ăn chay dễ dàng hơn, rồi cả nhà ông cũng theo ông ăn chay trường luôn. Ông còn mở
quán, mở ra cả một dịch vụ phục vụ cơm chay, nơi chúng tôi ngồi nói chuyện
chính là quán cơm chay. Trên mạng hiện có băng video ông nói chuyện tại một
chùa gần giống với chuyện ông nói với chúng tôi.
***
Đó là thời tôi chưa biết cô Hòa. Rồi đến một hôm tôi
đọc một bài trên báo Lao động viết là có cô Vũ Thị Hòa ở Yên Bái lợi dụng ngoại
cảm lừa đảo. Lên mạng tìm hiểu thì thấy
trên youtube có một loạt băng video của Huỳnh Quốc Hồng đưa lên chiếu hình ảnh
cô Hòa tìm mộ. Từng là một lính Miền Đông Nam Bộ, từng bó tăng chôn đồng đội,
tôi nhận ra ngay không có chuyện cô Hòa lừa đảo, đơn giản là vì không ai có thể
làm giả được mộ dưới gốc cây, dưới chân tường, dưới nền nhà gạch bông, v.v… được.
Thấy cô cứ ngửa ngửa tay (sau gặp cô nói là cô mở đất), tìm một lúc cả chục mộ ở
một bệnh xá quân y cũ, chẳng cần nhang khói, hình ảnh, cầu khấn gì cả. Cô cũng không
vẽ bản đồ, chỉ dẫn dài dòng mà lập hẳn một đoàn tâm đức giúp thân nhân và cơ
quan tìm HCLS. Đoàn của cô đến tận nơi, nói trước mộ có gì, rồi đào lên y như
thế. Tôi tự nhủ “Chính cái nhà cô này mới
là nhà ngoại cảm giỏi nhất”. Rồi khi thấy Thu Uyên và thằng BS Nguyễn Lê
Cát trên VTV1 nói láo về ngoại cảm, về cô Hòa, đúng thứ bảy, 26-10-2013, tôi đã
viết bài đầu tiên về cô Hòa khi chưa quen cô: Một
chương trình nhân đạo bất nhân. Tôi viết hoàn toàn tự nhiên như
bản tính tôi xưa nay thấy sai thì viết. Không ngờ ông Đại tá Sử gọi điện, hẹn đến
nhà, nối máy nói với cô Hòa. Và rồi sau đó mọi chuyện đã diễn ra như tôi đã
viết với bao thác ghềnh vực xoáy mà chính tôi cũng không bao giờ ngờ tới.
***
Tôi chưa viết hết nhưng cũng đã viết khá nhiều về
khả năng của cô Hòa. Với riêng tôi, qua khả năng của cô và phỏng vấn trực tiếp,
tôi hiểu thêm nhiều về thế giới tâm linh.
Hiện
tượng ngoại cảm luôn xuất hiện ở mọi thời nhưng trong gần 20 năm qua lại xuất
hiện nhiều nhất ở VN. Nói đến ngoại cảm là liên quan đến thế giới tâm linh, vì
phàm trần mắt thường nhìn thấy thì cần gì ngoại cảm. Nhưng thế giới tâm linh là
vô hình nên nhận thức đúng là vô cùng khó khăn, vì thế các tôn giáo cũng nhận
thức khác và mâu thuẫn nhau. Là nhà nghiên cứu tôi có nghiên cứu tôn giáo nhưng
với tôi thực tế mới là chân lý cao nhất. Có điều hiểu cho đúng thực tế cũng lại
quá khó. Vì thế có những ông sư có chức sắc cao, học cao thành đến tiến sĩ cũng
vẫn nói sai.
TS Phật giáoThích Nhật Từ, trong một cuộc phỏng vấn,
cho “phần lớn thì các nhà ngoại cảm sử
dụng năng lực thấu thị” do “sự vỡ lớp
thùy mã trên vỏ não, làm cho năng lực của não bằng trực quan nhạy cảm hơn là
lúc bình thường. Phần lớn nó là một tai biến đối với người ngoại cảm như do tai
nạn, do té ngã, do chó dại cắn, thay vì phần lớn là chết thì những người này
lại mở cái lớp thùy mã đó”. Vì vậy “họ
có khả năng đoán được các tần số từ các loại vật chất mà bây giờ khoa học gọi
là trường sinh học. Bản thân các vật chất đều tỏa ra xung quanh một trường sinh
học, và người bị mở lớp thùy mã sẽ cảm nhận được trường sinh học đó để lý giải
nó tương đương với hài cốt của người A, người B, người C. Cho nên, dù họ đã tái
sanh vài chục năm, thậm chí đã chết đi, sống lại vài lần, nhưng hài cốt đó vẫn
được tiếp tục nhận dạng”.
Nói như vậy, ông sư TS đã sai cả về khoa học lẫn
thực tế.
Trường sinh học là trường tỏa ra từ một cơ
thể sống chứ không thể từ một bộ hài cốt, tức cơ thể chết. Trường tỏa ra từ bộ
hài cốt nên gọi là “trường tử học’
thì đúng với thực tế hơn, còn có đúng với khoa học không thì cần phải xét xem có
trường tử học không cái đã. Ông sư tiến sĩ nói: “Bản thân các vật chất đều tỏa ra xung quanh một trường sinh học”.
Điều này thì hoàn toàn sai theo khoa học vì chỉ có vật chất vận động biến đổi
trong một cơ thể sống mới sinh ra trường sinh học chứ không có một vật chất
bình thường nào sinh ra được trường sinh học cả.
Khoa học đã biết chắc chắn nhiều quy luật của những
đối tượng mắt thường không nhìn thấy, như thế giới vi mô của các hạt hạ nguyên
tử; các trường như điện trường, từ trường, rồi điện từ trường; nhưng với trường
sinh học thì khoa học chưa biết cụ thể được.
Nhiều nghiên cứu về các trường năng lượng sinh học
của con người thường sử dụng các cảm biến photon đã phát hiện sự phát sáng của
cơ thể người. Điều này dễ hiểu vì cơ thể sống là tổ hợp nhiều hoạt động của các
phần tử mang điện chuyển động và luôn thay đổi trạng thái nên sinh ra ánh sáng
ở các tần số khác nhau. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nếu hào quang thay đổi thì
người ta có bệnh do điện từ trường của tế bào thay đổi làm mất cân bằng. Người
ta cho rằng cách chữa bệnh của các nhà thôi miên, nhà ngoại cảm, nhân điện...
chính là sự tác động lên cơ thể bệnh nhân một nguồn năng lượng sinh học làm tái
cân bằng. Nước Pháp là một trong những nước phát triển về Y học Năng lượng chẩn
đoán bệnh bằng việc đo bề dày lớp hào quang quanh cơ thể.
Tiến sĩ Hansen đã sử dụng một phương pháp khác, đó
là dùng một con lắc xoắn, một loại thiết bị đủ nhạy trước tác động của các lực
rất nhỏ. Một trường luôn sinh ra một lực, nếu có trường sinh học cũng sẽ gây ra
một lực. Hansen đã công bố nghiên cứu năm 2013 của mình có tiêu đề là “Sử dụng sự cân bằng của con lắc xoắn để dò tìm
và đặc tính hóa trường năng lượng sinh học của con người” trên tạp chí
Scientific Exploration.
Quay lại ý ông sư tiến sĩ nói: “Bản thân các vật chất đều tỏa ra xung quanh một trường sinh học”,
thực tế vật chất chỉ tỏa ra trường vật chất (nếu có thể) như vật tích điện tỏa
ra điện trường; nam châm và dòng điện tích sẽ sinh ra từ trường; trong
các nguyên tử tương tác giữa proton và electron
là trường điện từ. Bằng tri thức về điện từ, con người có thể làm cho vật chất
“tỏa ra trường”, tức sóng điện từ các loại, được ứng dụng hàng ngày trong đời
sống, như tivi, điện thoại chẳng hạn. Vậy theo khoa học, cơ thể con người ta
khi chết, mọi hoạt động sống ngưng lại, phân hủy dần còn lại hài cốt, không thể
“tỏa ra một trường sinh học” nào cả.
Nên không có khoa học nào có thể giải thích được hiện tượng ngoại cảm, nếu có,
chỉ có thể là khoa học tâm linh mà thôi, trong đó có Đạo Phật.
Theo Đạo Phật khi người ta chết, ngoài phần xác dần
phân hủy vẫn còn lại phần hồn. Có nhiều cách gọi: “thần thức”, “linh hồn”, “hương hồn”, “linh quang”, v.v… Nhưng rất
nhiều người hiểu rằng, cả chính tôi trước kia cũng hiểu theo thế, theo Đạo
Phật, ngoài số ít người cực thiện, chết siêu thoát ngay lên cõi cao hơn cõi
người, cực ác chết bị đày ngay xuống địa ngục, còn đại đa số sau 49 ngày, sẽ
tái sinh trở lại cõi người hay vào các cõi khác tùy theo nghiệp. Ông sư Thích
Thanh Duệ, Viện trưởng Phân Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, khi phản
bác hiện tượng ngoại cảm, cũng nói: “Sau
49 ngày, phần hồn ấy sẽ được quyết định là đầu thai vào nơi này hay nơi khác.
Khi thần thức của con người đã chuyển tiếp rồi thì nó không thể trở lại nói
chuyện được với các nhà ngoại cảm nữa”.
Còn ông sư TS Thích Nhật Từ cũng nói: “tồn tại của họ (hương linh) là một thời gian
rất ngắn để tái sinh… Cho nên, dù họ
đã tái sanh vài chục năm, thậm chí đã chết đi, sống lại vài lần, nhưng hài cốt
đó vẫn được tiếp tục nhận dạng. Và, phần lớn các nhà ngoại cảm … cảm nhận
trường sinh học … vẫn xác định rất đúng những người chết đó tương đương với
chiến sĩ tên là Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn B…”
Hai ông sư nói có đúng theo Kinh Phật không thì do
kinh Phật mênh mông tôi không bao giờ đọc hết nên tôi không thể biết hai ông sư
nói vậy là đúng hay sai. Nhưng so với hiện tượng ngoại cảm trong thực tế thì hai
ông nói sai hoàn toàn. Cô Hòa cũng như các nhà ngoại cảm khác không phải nhận
sóng, giải mã như một cái máy thu vô tuyến nhận sóng vật chất vô tri, vô cảm mà
họ gặp, họ thấy, họ đối thoại với những linh hồn có nét mặt, đặc điểm, hình
dạng như còn sống; họ có thái độ, có ý thức, có cảm xúc buồn vui.
Trước khi gặp cô Hòa, tôi cũng đã băn khoăn nhiều về
chuyện linh hồn tái sinh hết sau 49 ngày chết mà hai ông sư nói ở trên, linh
hồn đã tái sinh sao còn có thể nói chuyện với nhà ngoại cảm? Nhưng sau khi gặp
cô thì tôi hiểu, sau khi chết, tùy theo nghiệp, thần thức cũng sẽ “tái sinh”
ngay về các cõi phù hợp, trong đó có cõi người. Cõi người của linh hồn cũng
chính là cõi người mà người sống đang sống. Chỉ có khả năng thiên nhãn thông
theo kinh Phật mà các nhà ngoại cảm phần nào có được có thể nhìn thấy linh hồn
trong chính không gian của người sống. Cô Hòa nói linh hồn cũng phải tu, được
lộn lại kiếp sống sẽ tu nhanh hơn, còn được lộn lại hay không thì tùy theo nhân
duyên, phúc đức. Nhưng không hiểu đạo, vô minh, tham sân si, phần nhiều người
ta được lộn lại sống một kiếp người lại không tu đạo làm người mà lại đi tu đạo
làm súc sinh, đạo làm quỷ. Có những kẻ đang sống cũng đã thành quỷ chỉ đội lốt
người mà thôi!
***
Đúng 6 rưỡi
Kiều Chí Huệ đến, tôi xuống thấy xe mới, người mới hỏi thì Huệ nói: “Lái xe mới của cô mà”, hỏi thêm một câu
nữa thì mới hiểu vấn đề. Lên xe, chạy ngoằn ngoèo mấy phút, hỏi vài người mới
xuống đúng đường. Yên vị, Huệ nói với tôi:
-Anh ơi, anh cho em xin lỗi anh nhá, vừa rồi em lỡ
nói xấu anh với cô, cô giận em quá, muốn từ em luôn đó.
Cũng như lúc Huệ khóc gọi điện cho tôi, tôi nói lại
cái ý:
-Cái chính là ở cái tâm, nếu tâm Huệ tốt, lỡ sai vì
chưa hiểu vấn đề, cứ kiên trì, cô giận nhưng cứ đến rồi cô cũng sẽ tha cho.
Chuyện này đầu tiên Hường báo tin cho tôi có “một
chị” nói xấu anh, cô giận lắm, từ luôn; rồi Hà nói tên ra là Kiều Chí Huệ; đến
Huyền thì kể bị cô cấm cửa Huệ khóc lóc “lên bờ xuống ruộng”, phải cầu cứu mấy
đứa chúng em xúm lại năn nỉ cô mới tha cho, cô bắt gọi điện thoại xin lỗi anh, lúc
vừa khóc tu tu vừa gọi cho anh là có bọn em đấy.
Vụ này lúc đầu Hường báo quả thật tôi không chấp thật
nên không hỏi ai, có lẽ vì tôi phê phán cái sai nhiều người, kể cả những ông
“cốp” cho đến những người danh tiếng lẫy lừng, nên tôi bị phe ủng hộ họ chửi
không ít nghe quen rồi chăng. Lúc đầu bị sốc lắm, rồi nhận ra ở đời luôn có
người tốt, người xấu, nếu mình tốt thì bọn xấu tất phải chửi mình, còn khi bọn
xấu đã khen mình thì chính mình cũng xấu mất tiêu rồi. Còn Huệ bảo tôi viết hay
nhưng cũng hay chửi thô lỗ là do chưa hiểu chứ không phải chuyện tốt xấu gì ở
đây. Vô cớ chửi người mới là thô tục, còn chửi bọn xấu, bọn đểu, bọn ác thì thô
tục bao nhiêu cũng chưa đủ. Cô Dung, chị của Hường, Huyền, bảo “Anh chửi con Thu Uyên rất hay nhưng vẫn chưa
hết cỡ anh ạ”. Những gì xấu xa nhất như ngu xuẩn, lưu manh, đĩ điếm, tôi đã
chửi cả, vậy mà chưa hết thì còn cái gì nữa mới hết? Còn quan hệ giữa cô Hòa và
tôi thì phải những người gần cô, sát sạt vòng trong cùng như Hường, Huyền,
Thương mới biết hết, Huệ còn ở vòng ngoài, biết sơ sơ nên nói sai cũng phải
thôi. Tôi chỉ buồn cười, hoàn toàn không giận thật, không phải tỏ ra vị tha hay
cao thượng cái gì cả.
Dọc đường, 3 anh em, chú cháu xuống ăn phở đàng
hoàng rồi mới đến chỗ cô. Đến nơi gặp cô tôi thấy lạ quá:
-Ô sao trông cô trắng bóc vậy?
Cô cười không trả lời, dẫn tôi đến phòng cô thu xếp
cho tôi nghỉ. Tôi bảo muốn nói riêng với cô về công việc cho xong cái đã. Nếu
không cô hay bị co kéo, hết cơ hội nói luôn. Tôi luôn lo cho cô vì như đã nói
tôi không thể theo cô từng bước, cô cũng không thể nói với tôi từng suy nghĩ,
mà có thời người ta đến với cô đông như kiến, trong đó có người muốn lợi dụng
cô. Như từng có những người như thế nhưng không được thì đã phản cô, dựng chuyện,
làm cô khốn khổ. Với tôi, sự bình yên của cô là quan trọng nhất, còn cô toàn
chuyện vui, mọi người đến chung vui với cô hết phần của tôi cũng được.
Nghe tôi nói, cô bảo:
-Em biết anh lo cho em. Nhưng những gì anh hỏi thì
anh cứ yên tâm.
-Vậy là được rồi.
Lúc này Huệ mới được vào. Cô bắt giặt quần áo cho
tôi, Tôi ngại bảo: “Thôi thôi”, cô bảo “Anh em có gì mà ngại”. Tôi nói:
-Vừa rồi cái Huệ đúng là có sai nhưng do nó chưa
hiểu rõ. Cô giận quá làm nó hơi bị oan. Em không giận nó tí nào vì tâm nó tốt,
em chỉ ghét những đứa xấu, không chỉ làm sai mà còn cố tình làm sai thôi.
Cô trợn mắt nói:
-Oan cái gì, người ngoài không hiểu anh không sao,
đằng này Phật tử theo cô mà không hiểu anh là không được. Phải hiểu anh như thế
nào thì cô mới bảo anh là “sắc bút của
Phật Bà” chứ! Không chỉ với Huệ mà qua vụ này em muốn cho mọi người biết…
Nói chung là cô nói toàn những điều làm tôi phổng
mũi lên thôi, y như 30 năm về trước tôi hỏi Nhà thơ Chế lan Viên: “Chú ơi chú, cháu làm thơ có được không chú?”
Ông đã trợn mắt lên nói: “Ông tưởng tôi
cho giải vì tình cảm riêng hở? Nếu thế thì hàng vạn người đến gặp tôi bao nhiêu
giải cho đủ”. Ông giận nhưng cơn giận của ông lại làm tôi khoái chí nhất
trên đời.
Sau đó tôi và cô ra với mọi người. Huyền, vợ chồng
Hường, Hà, v.v… lần lượt đến. Tôi rất vui nhưng cũng ngại khi thấy mọi người
đều phải vượt hàng trăm cây số đến nên nói giỡn: “Xa xôi quá mà gặp cái nhà ông Đông La này nhiều quá thì cũng chán!”.
Ngồi một lát lát thì BS Thành đến. Tất cả quây quần bên cô trò truyện.
Cô kể:
-Vừa rồi cô thiền, cô lấy cây sâm Ngọc Linh về xem
cái chất “logic” (tôi nghe không chính xác) của nó xem phù hợp với đất nào…
Thành xen vào:
-Chất saponin…
-Mặc kệ các anh, em nói theo ngôn ngữ của em. Em
thấy nó không phù hợp với đất của mình ở đây mà phù hợp với đất trên Sa Pa
cơ. Chính vì thiền mà cái chất bổ trong sâm nó làm da em trắng ra đấy.
Mấy người đàn bà trầm trồ khen cô đúng là trắng bóc
như da trẻ con thật. Thành bảo cô dạy cho mọi người đi để mọi người đều trắng
đẹp ra. Tôi hỏi cô mang tính chất “nghiên cứu”:
-Cô mang cây sâm để trước mặt rồi thiền à?
-Anh buồn cười, em mang cây sâm về là mang về trong
suy nghĩ của em ấy chứ.
Tôi nói với Thành:
-Chất bổ trong củ sâm tưởng tượng lại làm trắng được
da người ngoài đời thật thì đúng lại là một chuyện kỳ lạ, chưa có trong bất kỳ loại
sách vở nào.
Tôi đã viết chuyện da cô trắng bóc có liên quan đến
tâm linh là vì thế. Như bao chuyện, người không hiểu sẽ cho là hoang đường,
nhưng với cô Hòa thì nhiều chuyện còn hơn cả hoang đường cũng vẫn là sự thật.
Bàn thêm tí về vẻ đẹp. Mới gặp nhau ai cũng thích vẻ
đẹp bên ngoài nhưng chính vẻ đẹp của tâm mới giữ được mối quan hệ bền vững.
Nhiều người vẻ ngoài không đẹp, nhưng tâm họ sáng nên khi gần họ ta cảm thấy thật
thải mái, thân thiện. Nên tâm thiện chính là loại son phấn kỳ diệu nhất của phụ
nữ. Nhưng dường như cái tâm cũng làm biến đổi hình thức. Như Thu Uyên ngày xưa
thuộc hàng mỹ nhân của VTV, từ khi nói láo tâm ác đã làm cho càng ngày càng xấu,
thấy mặt bệu bạo như cái túi da đựng đầy mỡ. Cũng quân VTV, cô Lê Bình tính hơi
“du côn” nhưng tâm tốt hơn nên trông đẹp hơn. Ngay Tạ Bích Loan ngày xưa không
thể sánh được với Thu Uyên nhưng giờ trông cũng đẹp hơn.
Còn tôi, chuyến ra Bắc vừa rồi thật bất ngờ, cũng
được hai người khen. Rõ ràng là tôi không đẹp mà tuổi tôi thì còn đẹp gì nữa,
đến Thế Anh, Chánh Tín, Thương Tín trông còn phát khiếp nữa là. Vậy mà trước
khi vào dự tiệc chiêu đãi của Hội nghị, ông Hồ Thể Hà, một nhà văn hình như ở
Huế, gặp tôi lần đầu trong hội thảo thơ Nguyễn Quang Thiều, thấy tôi nói:
-Trời ơi, sao trông anh trẻ đẹp thế?
Chính là tôi ngay sau cái lúc ngồi đây:
Tôi buồn cười, hỏi ra thì ông ấy chỉ hơn tôi có một
tuổi. Trí thức họ trọng trí tuệ, có thể thần thái trí tuệ của tôi đã trang điểm
làm cho ông Hà thấy tôi đẹp chăng? Người thứ hai khen tôi lại chính là cô Hòa,
cô khen tôi chắc vì tôi mặc cái áo mới, nhưng lần nào cô cũng bảo tôi đi cắt
tóc. Tôi bảo nhà văn phải để dài tí cho ra dáng nghệ sĩ.
***
Rồi chúng tôi đi đánh chén. Cô mổ một con lợn làm
thực phẩm, tôi không đến cô cũng mổ, nhưng tôi đến đúng dịp thì cứ cho là cô mổ
lợn để đón tôi cho oai. Cô ít cho uống bia, hôm đó thì thoải mái. Ngồi dưới đất
với anh Thu, Thành và đàn ông, khi đã hơi ngắc ngư tôi đứng dậy sang gây sự với
nhóm đàn bà ưu tiên ngồi trên bàn. Kiều Chí Huệ mời một ly “tạ lỗi”:
Tôi nói:
-Từ ngày quen cô Hòa, mấy bà, mấy cô ở đây dù có đẹp
như tiên thì tôi cũng như mù luôn. Khổ là từ xa, việc tốt cô không thấy, tôi cứ
làm việc xấu là cô thấy ngay, thế mới khổ. Tôi nói thế này này, cô Hòa của
chúng ta ấy, nếu cô cứ là thần thánh luôn có khi lại không hay, cô phải là “bà
Hòa bán cá” nữa thì mới hay…
Đúng lúc đó cô đến, tôi bảo: “Em vừa nói xấu cô thì cô đến”. Một người nhường chỗ cho cô ngồi bên
tôi:
***
Chuyện cô trở thành Tổng Giám đốc Vũ Thị Hòa có
nhiều người không tin nhưng từ vùng đất hoang đã biến thành vườn cây thuốc có
hệ thống tưới tự động hiện đại như hình ảnh dưới đây thì tin hay không vẫn là
sự thật:
Đã có một cuộc tranh luận về chuyện sao cô từng dứt
áo bỏ nhà ra đi làm tâm đức giờ lại làm kinh doanh như một người phàm? Theo
sách thì hỏi như vậy là đúng nhưng thực tế đời phàm với bao khuyết tật thì lại
không cho người ta sống theo sách.
Trước đây ngày nào cô cũng gọi cho tôi, gần đây cô
bảo có lý do nên cô ít gọi, tôi bảo “Mình
có làm gì sai đâu mà sợ” nhưng cô vẫn không muốn người ta suy diễn sai,
nghĩ sai về tôi nên vẫn ít gọi. Cách đây vài hôm cô gọi, cô bảo lâu lắm mới gọi
cho anh thích quá, mới gặp ở Tam Đảo mà hỏi thăm đủ chuyện. Thấy Huyền mới đưa
mấy hình lên:
Tôi bảo:
-Cô họp công ty trông oách quá!
Cô cười:
-Anh biết mà.
-Nhưng cô phải cân đối đầu vào đầu ra, phải có nguồn
tiêu thụ, có thu nhập để trả lương công nhân chứ.
-Em làm thật mà, giờ em cũng giúp cho mấy chục người
có công ăn việc làm đấy. Làm công ty cũng là làm tâm đức. Anh yên tâm, có anh
Thành giúp liên hệ với Viện dược liệu. Cây thuốc của em là thuốc thật chứ không
như có nhiều thuốc giả đâu.
-Hồi em mới ra trường, việc đầu tiên là cùng một nhóm
chiết xuất chất Berberin từ cây vàng đắng làm thuốc đường tiêu hóa đấy. Cây
dược liệu đúng là tốt thật cô ạ.
Công ty của cô đúng thật là một công ty nhưng lại
trồng cây thuốc nên việc làm của cô Đời mà vẫn Đạo!
19-7-2016
ĐÔNG
LA