Trang

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

ĐIỂM TIN VÀ KIẾN THỨC QUAN TRỌNG VỀ DỊCH COVID-19

ĐIỂM TIN VÀ KIẾN THỨC QUAN TRỌNG VỀ DỊCH COVID-19


1- Sáng nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc mới Covid-19
Thứ Sáu, ngày 10/04/2020 06:23 AM (GMT+7)

Bộ Y tế cho biết, đến 6h ngày 10/4, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 mới, tổng số ca tại Việt Nam vẫn là 255.

 2-Phát hiện nơi Covid-19 "sinh sôi nảy nở" nhiều nhất trong cơ thể người
Thứ Sáu, ngày 10/04/2020 06:00 AM (GMT+7)

 Nhiều người nghĩ rằng Covid-19 chỉ nhân lên nhiều nhất tại phổi. Nhưng các nhà khoa học tại Đức mới đây chỉ ra rằng, số lượng Covid-19 cũng phát triển mạnh mẽ trong cổ họng của người nhiễm. Điều này là một trong những nguyên nhân quan trọng làm Covid-19 có khả năng lây lan mạnh do các giọt bắn chứa virus từ cổ họng. Vì vậy, đeo khẩu trang có tác dụng ngăn ngừa khả năng lây nhiễm virus. Số lượng Covid-19 trong cơ thể người sẽ đạt cực đại vào ngày thứ 5 sau khi bị nhiễm virus.

3-Tại sao bệnh nhân phi công diễn tiến nặng?

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết phần lớn những ca Covid-19 nặng trên thế giới ghi nhận ở bệnh nhân lớn tuổi, người có sẵn nhiều bệnh. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp bệnh diễn tiến xấu ở người trẻ tuổi, không bệnh nền.   
Tại Việt Nam, "bệnh nhân 91" - phi công người Anh, 43 tuổi, là một trường hợp điển hình. Bệnh nhân này có phản ứng miễn dịch rất mạnh, sốt cao liên tục từ khi nhập viện.
Nhiều câu hỏi đặt ra: Tại sao bệnh nhân trẻ lại diễn biến bệnh rất nặng? Phi công là nghề nghiệp đòi hỏi sức khỏe rất tốt, tại sao bệnh nhân này gặp khó khăn với Covid-19?... 
Lý giải điều này, khi bị virus tấn công, hệ miễn dịch sẽ phản ứng, cơ thể tiết ra chất cytokine để ức chế virus. Tuy nhiên, một số người tiết ra quá nhiều cytokine, gây ảnh hưởng các phủ tạng.
Phổi của bệnh nhân phi công vừa bị tổn thương do nCoV, vừa do chính cơ thể tiết ra chất chống viêm làm ảnh hưởng. Khi cơ thể tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn, hệ thống miễn dịch được kích hoạt những phân tử cytokine "chiến đấu" với các yếu tố xâm nhập. Thông thường, phản ứng miễn dịch càng mạnh thì cơ hội đẩy lùi mầm bệnh càng cao, hệ thống miễn dịch trở lại trạng thái bình thường. Nhưng trong một số trường hợp, khoảng 15% số người mắc bệnh truyền nhiễm, hệ thống miễn dịch vẫn làm việc ngay cả sau khi virus không còn hoạt động nữa. Nó tiếp tục giải phóng cytokine tấn công nhiều cơ quan, bao gồm gan và phổi, cuối cùng có thể dẫn đến tử vong. Ở những bệnh nhân này, chính hệ miễn dịch chứ không phải virus là tác nhân làm tổn hại cơ thể.