Trang

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2024

CHUYỆN ĐỖ XUÂN PHƯƠNG BẢO VỆ VÀ CA TỤNG HUỆ CHI VÀ CAO XUÂN HUY

 CHUYỆN ĐỖ XUÂN PHƯƠNG BẢO VỆ VÀ CA TỤNG HUỆ CHI VÀ CAO XUÂN HUY



Mấy bài vừa rồi, Đại tá BS Bùi Quốc Trị lại ưu ái khen tôi hết lời, thú vị là anh còn cho tôi có “phẩm chất Quý tộc”, là “tri thức quý tộc” chứ con người tôi thì hoàn toàn bình dân thôi.


Đặc biệt có bạn Duy Tân Pham thảo luận: “Thắc mắc là sao NVH nói mà các vị "được" đề cập, k ai nói gì lại ?!” Tôi trả lời: “Duy Tân Pham, cứ cãi bừa thì cũng có”.


Hôm nay lại cuối tuần, tôi sẽ giải trí bằng đăng lại chuyện có một người “nói lại”. Trang fb của tôi có nhiều bạn BS, đã đồng cảm và ưu ái khen tôi hết lời, riêng chuyện này ngược lại, một người là Đỗ Xuân Phương, một BS Đông Y, đã chê tôi để bảo vệ ông Huệ Chi và thầy ông ta là Cao Xuân Huy. Một chuyện vui vui nhưng hơi rắc rối chút vì liên quan đến khoa học và triết học.
17-8-2024
ĐÔNG LA
Một lần ông TSBS Lương Chí Thành có chia sẻ bài viết về CAO XUÂN HUY của tôi với ý tâm đắc: “Nguyên việc biết thấu đáo những thuật ngữ trong bài đã khó, huống hồ các nội dung. Mang về tường để ngẫm dần. Cảm ơn Nguyễn Văn Hùng - Đông La”. Có mấy người vào bàn luận. Quynh Luongthuy: “Mới đọc chả hiểu gì”. Lương Chí Thành: “Thế mới phải ngẫm Quynh Luongthuy ạ”. Một người là Do Xuan Phuong (sau tôi biết hình như là BS Đông Y) nhảy vào: “Eo, ngẫm bài của Đông La thì đừng. Đọc nguyên gốc của Cao Xuân Huy mới đáng. Sorry vì nói leo, nhưng không thể không nói ạ”. Lương Chí Thành: “Ngẫm lâu đấy vì tri thức tầm cao cả mà”. Do Xuan Phuong: “Dạ vâng. Em rất quý những người dám đọc triết, nhưng đọc với ngẫm cũng có ba bảy đường…”. Lương Chí Thành: “Nếu được thì em vạch ra hộ những phê bình bất hợp lý của Đông La nhé. Thú vị đấy nếu em thích và có thể làm một status riêng”. Do Xuan Phuong: “Thế này anh ạ, về vật lý thì hiểu biết của Đông La không bằng sinh viên năm nhất ĐH Tự nhiên, vd nói vật lý Newton sai ở khoảng cách lớn. Với kiến thức như vậy thì luận lên cao là không ổn”.



Thấy vậy tôi (Đông La) mới trả lời: “Rất muốn bạn Do Xuan Phuong phản bác cụ thể, bạn chỉ ra được đúng cái sai của tôi, tôi sẽ sửa ngay và cảm ơn, còn phán chung chung như bạn, tôi cũng có thể nói bạn nói như con vẹt thôi”.
Sau đó Đỗ Xuân Phương trích một đoạn bài viết của tôi, phân tích để trả lời tôi. Tôi thấy ngay, dây vào bọn huyên thuyên này chỉ mất thì giờ nên trả lời: “Tóm lại bạn vẫn chỉ là con vẹt thôi, hãy nghiên cứu kỹ, viết tất cả ra, tôi sẽ chỉ cho bạn dốt như thế nào một lần thôi, tôi không có thời gian cãi vặt với bạn”. Chưa yên tâm, tôi còn viết hẳn một bài: “ LỜI THÁCH ĐẤU CỦA NHÀ VĂN ĐÔNG LA VỚI ĐỖ XUÂN PHƯƠNG”.
Do Xuan Phuong trả lời:
“Tôi để cái link thay cho việc trả lời anh Nguyễn Văn Hùng… talawas | Đỗ Xuân Phương - Khai sáng, Chủ toàn và Giác ngộ. Bài viết ngắn này trình bày những cảm nghĩ của riêng tôi về Immanuel Kant … Cùng một dòng chảy với Kant, là tư tưởng "chủ toàn, chủ biệt" của Cao Xuân Huy thông qua bài viết của GS. Nguyễn Huệ Chi trong chủ đề Phương Đông - Phương Tây”. Lương Chí Thành: “Mong có được những kết luận và bài học từ những trao đổi của hai vị (một cách dễ hiểu)”. Do Xuan Phuong: “Anh ơi, em không tham gia trao đổi nữa đâu ạ. Nếu anh muốn có những thông tin hữu ích liên quan đến tư tưởng của Cao Xuân Huy thì nên đọc từ sách của chính cụ hoặc của những trí thức như GS Nguyễn Huệ Chi”.
Bài viết của tôi là bài viết cụ thể nhiều vấn đề, Đỗ Xuân Phương trả lời như trên là né tránh, nghĩa là “chịu thua”, không dám chấp nhận “thách đấu” về tri thức với tôi.
***
Ở trên Đỗ Xuân Phương nhắc đến bài viết của ông Nguyễn Huệ Chi như chuẩn mực tri thức. Nguyễn Huệ Chi hiện là một “nhà rân trủ” gộc, được công dân mạng phong cho là trí thức “chấy rận”.


Một hôm đi nhậu “dê nướng” với Lê Phấn Ninh, thạc sĩ toán học, coi tôi như anh trai, nghe tôi kể Ninh nói “Huệ Chi chuyển động quán tính cũng không hiểu mà coi là chuẩn thì thằng Đỗ Xuân Phương đó quá dốt rồi”.
Nói cho nó gọn, Huệ Chi là người mù triết học và khoa học. Như câu chuyện ông ta cho rằng, con ruồi bay thung dung được trong chiếc xe đang chạy nhanh vì nó nhỏ nên chịu tác động bởi thuyết tương đối, còn ông ta to, nếu lơ lửng được như con ruồi sẽ tức khắc bị giật lùi lại phía sau ngay. Nghĩa là ông ta không hiểu gì, cả về quán tính lẫn Thuyết Tương Đối. Con ruồi bay được như vậy là do chịu lực quán tính chứ không có tương đối tương điếc gì hết, không chỉ ông ta mà nếu có cả con bò lơ lửng được trong xe, thì ông cũng như con bò không bị giật về phía sau đâu! Còn Đỗ Xuân Phương, nếu cũng có mặt trên xe lơ lửng như thần tượng Huệ Chi của mình, thì cũng sẽ giống con bò như Huệ Chi thôi.
Đỗ Xuân Phương viết “Cùng một dòng chảy với Kant, là tư tưởng "chủ toàn, chủ biệt" của Cao Xuân Huy” là đã hoàn toàn hiểu ngược tư tưởng Cao Xuân Huy. Bởi Cao Xuân Huy, để đối lập với nhận thức của Phương Đông mà ông cho là “chủ toàn”, là đúng đắn, ông cho nhận thức của cả phương Tây là “chủ biệt”, là sai lầm; mà Immanuel Kant ở Đức thì “hình như” cũng là “Tây” chứ không phải “Đông”.
Còn Nguyễn Huệ Chi thì đã cho Cao Xuân Huy có một “công trình triết học” lý giải được “cuộc khủng hoảng tư tưởng của triết học châu Âu hiện đại”, đưa ra “phương thức chủ biệt” của Phương Tây và phương thức “chủ toàn của Phương Đông”. Trong đó, phương thức “chủ toàn” lấy “tư duy tuệ tính” làm nền tảng, còn phương thức “chủ biệt” lấy “tư duy lý tính” làm nền tảng, nên nhận thức thế giới của phương Đông là đúng đắn và phương Tây là sai lầm. Như vậy, Đỗ Xuân Phương viết Cao Xuân Huy “Cùng một dòng chảy với Kant” chẳng khác gì đã “vả vào mồm” thần tượng Nguyễn Huệ Chi của mình.
***
Đỗ Xuân Phương cho: “Hiểu biết của Đông La không bằng sinh viên năm nhất”. Đỗ Xuân Phương không hiểu Huệ Chi sai về quán tính, trong vật lý lớp 10, viết về tôi như vậy đúng là kẻ ngông ngạo dốt nát. Đỗ Xuân Phương chứng minh:
“Chào anh Nguyễn Văn Hùng. Tôi xin trích ngay một đoạn văn trong link bài với bút danh Đông La của anh như sau:
"Nhưng nếu có trình độ và hiểu được lịch sử khoa học thì sẽ thấy chẳng có gì là lạ lùng cả. Bởi nhân loại cũng đã từng ngạc nhiên khi thấy lý thuyết của Newton, ngọn Thái sơn của khoa học cũng sai (chỉ thể hiện rõ ở một phạm vi đủ lớn, như điểm cận Nhật của sao Thủy đã lệch ra khỏi quỹ đạo thường (quỹ đạo Newton) chẳng hạn), cả nhân loại cũng đã sai khi tin theo giác quan và tin theo ngài: không gian và thời gian là phẳng, tuyệt đối; mà người chỉ ra cái sai vĩ đại, cái sai của toàn nhân loại đó không ai khác chính là Einstein" … Anh nên biết rằng cơ học Newton không hề sai, chính xác ra trong nghề người ta gọi nó là "gần đúng"… không chính xác bằng thuyết tương đối”.
Viết vậy chứng tỏ Đỗ Xuân Phương chỉ là kẻ tiểu nhân bắt bẻ vụn vặt, dốt nát. Tôi nói Cơ học Newton sai trong văn cảnh so với Thuyết Tương đối. “Sai” và “gần đúng” bản chất khác gì nhau? Hơn nữa, đó còn là một nhận thức đột biến mà Einstein chỉ cho nhân loại, đã đi vào lịch sử khoa học, vì vậy ông mới được suy tôn là vĩ đại, được bình chọn là nhân vật của Thế kỷ XX.
***
Liên quan đến Cao Xuân Huy, Đỗ Xuân Phương viết:
“ Tôi copy cả một đoạn dài ra đây để anh khỏi kêu vậy: “… Trong bài Đọc Tư tưởng phương Đông - gợi những điểm nhìn tham chiếu, tôi đã viết: “Cụ cho rằng, vì có cách nhìn tách biệt “không gian”, “thời gian”, nên “đã có những nhà khoa học như Einstein và những nhà triết học mưu đồ thống nhất hai phạm trù này, nhưng họ không thành công, vì hai phạm trù này là kết quả của một sự sai lầm cơ bản trong tư tưởng logic”. Cụ cũng cho, do tư duy “chủ biệt” người ta đã “hư cấu” ra “không gian”, “thời gian”, để rồi cho đó là “những cái trường sở quyết định sự tồn tại của vạn vật, thậm chí cả Bản thể nữa”. Và theo cụ, nếu “thủ tiêu hai cái trường sở hư cấu ấy đi thì chúng ta sẽ nhận thấy một cách cụ thể rằng cái toàn thể, cái bản thể là cái trường sở trong đó mọi vật tồn tại cùng nhau và kế tiếp nhau”.
Ở đây, thứ nhất cụ đã hiểu sai về thuyết Tương đối, bởi thuyết Tương đối đã cho không gian, thời gian không phải là bất biến mà là tương đối, cùng phụ thuộc vào chuyển động; chứ nó không phải là “mưu đồ thống nhất hai phạm trù” Không gian và Thời gian. Thứ hai, “Không gian” và “Thời gian” là những thực tại, chúng tồn tại khách quan đối với ý thức con người như cỏ cây, sông núi vậy, chúng là đối tượng nghiên cứu chính của khoa học, bởi có sự vật hiện tượng nào mà không liên quan đến chúng; và chúng cũng được triết học phạm trù hóa để khát quát những quy luật chung nhất; vì vậy, chúng không phải được “hư cấu” ra như ý của GS. Cao Xuân Huy. Còn ý cụ muốn “thủ tiêu” chúng đi thì sẽ mất tất chứ chẳng còn gì để cụ nhận ra “bản thể” đâu, bởi nếu có cái “bản thể” như ý cụ đi chăng nữa thì nó cũng phải ở trong không - thời gian chứ không thể ở bất cứ một nơi nào khác; có điều không - thời gian tồn tại khách quan, cụ có muốn “thủ tiêu” cũng chả được!...”
Anh không hiểu dụng ý của cụ Cao Xuân Huy trong danh từ "chủ biệt". Quan niệm cổ điển phân biệt không gian và thời gian chính là nhận thức chủ biệt của cụ CXH. Mặt khác, các mô hình vật lý lý thuyết hiện đại như của Hawking hay Witten KHÔNG phân biệt không gian với thời gian (3-sphere) chính là tương ứng với nhận thức chủ toàn của cụ CXH.
Tóm lại, anh không hiểu được cái tầm của nhà triết học nên những lời phê phán của anh là không có giá trị”.
Viết vậy Đỗ Xuân Phương lại chứng tỏ quá dốt, đúng là “mù đọc”, không hiểu vấn đề tranh luận, không hiểu cả ý của tôi lẫn ý của Cao Xuân Huy.
Cao Xuân Huy đã hiểu ngược và hiểu sai Thuyết Tương đối hẹp của Einstein. Einstein phát minh: khi vật chất vận động thì không gian, thời gian và chính nó cùng bị biến đổi, tức là không gian và thời gian “ăn thông” với nhau, nên Einsten gọi là “Không-thời gian”. Phát minh của Einstein cũng rất thành công bởi nó đã được kiểm chứng bằng thực tế. Như vậy Cao Xuân Huy đã nói ngược khi cho Einstein “nhìn tách biệt “không gian”, “thời gian”, và nói sai vì Einstein rất thành công chứ không phải “không thành công”; và bản chất phát minh này cũng không có nghĩa là Einstein đã “vo viên” cả không gian và thời gian lại làm một như Cao Xuân Huy nghĩ. Khi sang Mỹ, chính Einstein cũng đã được hỏi: “Không gian và thời gian có phải là một không, như giáo sư đã từng chứng minh vật chất và năng lượng chỉ là một trong công thức E=mc2”. Einstein đã trả lời rằng: “Không phải, thời gian chỉ là một chiều của không gian. Riêng một chiều như bề dài, hai chiều như diện tích, ba chiều như thể tích chưa đủ để định nghĩa một không gian vật lý”.
***
Như vậy, Đỗ Xuân Phương cũng thuộc dạng người mà tôi hay nói là “tôi cao, trí thấp”, thuộc dạng “mù đọc”. Đỗ Xuân Phương đọc người ta không hiểu nhưng lại ảo tưởng ra đủ thứ rồi phán bừa. Dốt mà lại coi thường người khác thì chỉ là một kẻ hoang tưởng, vĩ cuồng, tâm thần tri thức.
Còn tôi phản bác Huệ Chi và Cao Xuân Huy và những người tung hô thực ra hoàn toàn không phải là chuyện muốn chứng tỏ mình và khoe kiến thức. Nhưng tôi không thể không viết khi Nguyễn Huệ Chi cho “Học thuyết tương đối của Einstein rọi sáng cho cả một thời đại mới: thời đại “giải lý tính”, ám chỉ "giải tán" Đảng và chế độ, một cách chống chế độ khiên cưỡng, ngớ ngẩn. Chưa hết ông ta còn “rải truyền đơn” trên mạng về tôi sau khi tôi đăng bài Các Mác-một tình yêu bao la, cho tôi thế mạng cho Mai Quốc Liên và Trần Mạnh Hảo đã hết thời, tiếp tục giúp Đảng "thực hiện canh bạc bịp".
Với Đỗ Xuân Phương đúng là Nguyễn Huệ Chi đã di truyền cái gen sính chữ, ngộ chữ, ảo tưởng, tâm thần tri thức cho một kẻ hậu sinh.
Gần đây, qua nhân vật Nguyen Leanh, tôi vào trang fb của PGS TS Nguyễn Ái Việt, một chuyên gia về Vật lý Lý thuyết và CNTT. Thú vị là trên fb, Nguyễn Ái Việt cũng bàn về Cao Xuân Huy nên tôi đã nhắn tin:
-Thấy những thảo luận dưới bài anh viết về Cao Xuân Huy thật buồn cười. Thấy anh cũng tích cực đối thoại. Cao Xuân Huy sai quá mà được giải HCM. Năm 2009, tôi đã được TC Văn nghệ QĐ nhờ viết về Cao Xuân Huy…
Nguyễn Ái Việt:
-Vâng. Cụ CXH hơi lạc hậu về Khoa học và Triết học phương Tây. Kiến thức khoa học của cụ chỉ bằng lớp 5 bây giờ.
Buồn cười là thấy Đỗ Xuân Phương cũng đeo bám Nguyễn Ái Việt. Một thằng không hiểu Huệ Chi sai về quán tính, thuộc Vật lý lớp 10, rồi thần tượng cả Cao Xuân Huy lẫn Huệ Chi thì Đỗ Xuân Phương đeo bám Nguyễn Ái Việt làm gì?
17-8-2024
ĐÔNG LA