ĐÔNG LA
NGUYÊN
NGỌC TỪ “ĐỨNG LÊN” NAY TỤT HỐ!
Nguyên Ngọc hiện đã trên 80 xuân,
nghĩa là đã vào tuổi rất cao rồi.
Khi tôi mới được chào đời thì ông đã viết truyện Rẻo cao; tiếc là đến
hôm nay thì cả tâm, cả trí ông càng ngày càng thấp xuống.
Nếu nói về nghề văn thì ông có số
cực đỏ. Những tác phẩm của ông viết bằng thi pháp “người thật việc thật” giản đơn nhưng hiện thực cuộc sống mà ông
từng trải thì lại quá phong phú, quá độc đáo, đến những hành động vặt vãnh
thời ấy cũng chứa đựng những ý nghĩa cao cả. Vì vậy, Nguyên Ngọc cũng như
nhiều tác giả khác đã “ăn may”, dù phải xông pha nơi hòn tên mũi đạn, vào
sinh ra tử, nhưng họ đã có được những chất liệu “vàng ròng” để dựng nên những
tác phẩm văn chương. Như Phạm Tiến Duật có nhiều câu thơ kiểu như:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Đây chỉ là những câu thơ tả thực
sẽ là vô giá trị nếu tả những sinh hoạt đời thường, nhưng khi viết về cuộc
sống những người chiến sĩ trong chiến trường thì lại thành vô giá, những đại
thi hào cũng không sáng tác ra được.
Nguyên Ngọc viết Đất nước đứng lên cũng may mắn như vậy.
Với tác phẩm này ông thành công còn hơn cả thành công, danh tiếng của ông
cũng từ đó mà sinh sôi. Dù rằng về sau với cuộc sống hiện đại, cần một thi
pháp hiện đại, văn tài ông như pháo tịt ngòi. Thế hệ tôi mà còn viết như ông
thì “có chó nó đọc”. Dù vậy, những tác phẩm thời chiến ấy không chỉ tạo danh
mà còn làm nền, tạo thế đứng cho ông đến tận hôm nay. Về văn tài, dù sao thì
ông cũng đã có những đóng góp nên không có gì đáng nói. Điều đáng nói, thậm
chí cần phải phê phán, đó là thay vì cái tinh thần “đứng lên” vì nước quên
thân ngày nào, nay ông lại tụt xuống vực thẳm của lầm lạc.
Ở đời có ai mà không sai, nhưng
để nhìn thấy cái sai cần phải phá chấp. Muốn phá chấp được lại phải có bản
lĩnh, phải có trí cao, tâm sáng. Tiếc là Nguyên Ngọc từ khi bị thất sủng sau
vụ “đổi mới” ngược, ông luôn hành động bằng trí thấp, tâm tối nên sự vô minh
của ông càng ngày càng tăm tối hơn! Như gần đây tôi thật e ngại cho ông khi thấy
trên trang ngoclinhvugia có bài [vụ án Nhã Thuyên] LUẬN VĂN ĐỖ THỊ THOAN, MỘT NHÂN
VĂN ... Có đoạn:
“Trong
một bài viết đăng trên mạng ngày 31/07, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng vụ đả
kích luận văn Đỗ Thị Thoan đã đưa chúng ta «về thời kỳ đồ đá, nhất là trong
lĩnh vực tư tưởng văn hóa».
Nói như vậy Nguyên Ngọc đã thể hiện cái tầm nhìn
“đồ đá”, tầm nhìn “ăn lông, ở lỗ” của chính mình. Bởi Nguyên Ngọc cũng đã có
cách đọc mù chữ như Nhã Thuyên, như Xuân Nguyên nên mới bênh vực như vậy.
Xin dẫn ý của TUYÊN HÓA trong bài MỘT “GÓC
NHÌN” PHẢN VĂN HÓA … trên Báo Quân Đội
Nhân Dân để “nói có sách mách có chứng”, đoạn trích hơi dài, nhưng chứng cớ thì
cần phải đầy đủ:
“… Không chỉ nói chuyện “cứt đái”, thơ của nhóm Mở Miệng còn hào hứng
miêu tả những bộ phận sinh dục của đàn ông và đàn bà, những hành vi làm tình,
hành lạc… bằng những từ ngữ thô tục, trần trụi nhất mà một người bình thường
không thể nhắc lại được, dù là để phê phán…: Tôi lém nước bọt lên tường/ Tôi yêu những người đàn bà đang là chuột
dưới cống/ Tôi thấy em mặc quần lót mười nghìn ba cái mua ở vỉa hè mỗi khi
chủ nhật… Tôi hành hạ tôi ba bữa/ Tôi kêu đòi chữ nghĩa/ Tôi tổ chức chiến
tranh/ Tôi nam mô vị chúa trời/ Tôi đánh răng vào buổi trưa/ Tôi đâm ra/ Tôi
cải tạo âm hộ… Ấy thế mà Đỗ Thị Thoan ca ngợi: “Những thi phẩm này (đúng
là phải gọi bằng từ “thi phẩm”) đều sạch, đẹp và giàu năng lượng cảm xúc…” (tr.64).
Và: “Thái độ dám hủy bỏ thi tính của mình để đổi lấy một hành vi mới, tạo ra
một ý niệm mới về việc làm thơ là một thách thức với ý thức mỹ học cũ” (tr.84)
v.v..
Từ việc đồng lõa, bênh vực và “tôn vinh” thứ thơ bệnh hoạn, tắc
tị như trên, tác giả đã bộc lộ thái độ chính trị của mình thông qua việc ca
ngợi những nhà văn “phản kháng” như Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương… để
rồi xuyên tạc và kích động: “Nhưng giai đoạn khủng hoảng, phẩm tính phản
kháng vốn tiềm tàng trong lòng các xã hội chuyên chế sẽ trỗi dậy. Đây là giai
đoạn thích hợp cho nổi loạn, cho phá phách, cho thái độ vô trật tự, vô chính
phủ…”
Và được tác giả hết lời ca ngợi: “Hiếm có bài thơ nào sử dụng những
chữ vốn bị cho là cấm kỵ tài tình và hấp dẫn đến thế, thẳng băng ngang hàng,
không kêu gọi lật đổ, mà bản thân nó đầy sức mạnh lật đổ”. Xin đọc một đoạn:
“nếu Jesus không hỏi: trong các người ai chưa từng Đụ thì hãy ném vào
chị ta?! (Sự hổ thẹn của họ đã cứu Magdalena
khỏi trận mưa đá). Sao không có sự hổ thẹn nào để trả lại công bằng cho Lồn,
Cặc, & Đụ? Khi nhắm mắt lại (đưa tâm về với thân), tôi thấy chúng là tinh
tú, những vật linh, có năng lượng của xúc cảm hùng vĩ & hoạt tính thần
bí. Lồn là vọng âm của trống, của chuông & của ký ức nguyên thủy [...] Và
khi tôi phát âm “Lồn”, tôi nghe rõ tiếng vọng của nó rền vang từ mộ chí lịch
sử, từ trong cái từ bi bát ngát của Bụt & từ trong cái bất an kỳ cùng của
ký ức” (Luận văn - trang 67)”.
Ngoài hành động kích động có tính chất phạm pháp của
những kẻ nổi loạn, việc sử dụng tùy tiện hình ảnh các bậc thần thánh là hành
động báng bổ của kẻ lưu manh, vô văn hóa, xúc phạm nghiêm trọng tín ngưỡng
giáo dân. Giáo hội Thiên Chúa giáo và Giáo hội Phật giáo cần phải kiện những kẻ
phạm pháp và kiện Trường Đại học Sư phạm đã gieo mầm và dung túng một công
trình phản giáo dục đến thế!
Với những sự phê phán rất đúng, đầy tinh thần trách
nhiệm, có chứng cớ cụ thể như vậy, tại sao Nguyên Ngọc lại cho rằng “vụ
đả kích luận văn Đỗ Thị Thoan đã đưa chúng ta «về thời kỳ đồ đá, nhất là trong
lĩnh vực tư tưởng văn hóa»? Việc phản đối bất chấp như vậy, phải chăng Nguyên
Ngọc sống ngoài vòng pháp luật, theo luật rừng, thời bầy đàn ăn lông ở lỗ? Phải
chăng do tuổi cao mờ mắt không còn đọc được chữ hay do cay cú thất bại trong
tham vọng chính trị đã khiến ông mù văn hóa? Không chỉ vụ bênh Nhã Thuyên
này, Nguyên Ngọc thường có lối nhận định rất “hay” là bất chấp văn bản, bất chấp
nội dung, ông thường tưởng tượng ra những điều ngược lại. Như nhân vật trong cuốn
Nỗi buồn chiến tranh bị tuyệt diệt niềm vui sống, người nước ngoài thì
nhận xét là “tê liệt hết nhân tính” thì Nguyên Ngọc lại cho là “một con người tìm lẽ sống hôm nay. Bằng cách
chiến đấu lại cuộc chiến đấu của đời mình”, v.v…
Việc bênh vực Nhã Thuyên một cách bất chấp như
vậy, Nguyên Ngọc thực sự đã có hành động vu cáo, nghĩa là đã phạm pháp!
Còn nếu Nguyên Ngọc cũng như Phạm Xuân Nguyên mang
danh “khoa học” ra che chắn thì như tôi
đã viết trong cuốn Bóng tối của ánh sáng: “Chủ nghĩa Hậu hiện đại
cũng như mọi trào lưu đã xuất hiện khác đều có phần có lý. Tư tưởng … đấu
tranh cho bình đẳng, dân chủ, vai trò cá nhân; phá vỡ những quy phạm nghệ
thuật mòn cũ… là những mặt tốt”. Viết vậy bởi tôi đã dựa trên cơ sở khoa
học của duy vật biện chứng. Điều này thì quá cao siêu, cỡ Nguyên Ngọc và Phạm
Xuân Nguyên có học thêm nhiều đời cũng không hiểu nổi. Một thể chế
cũng có thể như một hệ kín, nó
cũng tuân theo quy luật tăng entropy dẫn đến sự đổ vỡ nếu không mở để
tiếp năng lượng của nền dân chủ. Vì vậy nếu coi Chủ nghĩa Hậu hiện đại như là
phần bổ sung, sự đóng góp của hệ thống ngoài trung tâm, sẽ rất tốt cho sự
phát triển.
Nhưng thực tế nhóm Mở miệng vì
tôi cao, trí thấp với tính vọng ngoại đã hành động với tâm thế nô lệ tri
thức, chỉ tiếp thu cái phần cực đoan, phản tiến bộ của Chủ nghĩa Hậu hiện đại.
Một độc giả của tôi là chị Phung
Kim Yen, chị vốn là một trí thức được đào tạo ở Nhật, trước ngày
giải phóng chị đã là một giảng viên trẻ ở trường đại học, nay chị đã hưu trí
đang dành rất nhiều tâm sức truyền bá những tinh hoa của Phật giáo; chị đã
comment trên FB bài tôi viết về Phạm Xuân Nguyên bênh Nhã Thuyên: “Tội ác trời không dung đất không tha cho
những kẻ đầu độc thế hệ thanh thiếu niên bằng sản phầm văn chương, văn hóa,
đồi trụy, đầy thú tính . Những kẻ tiếp tay bảo vệ ca tụng như PXN nên bị đuổi
ra khỏi HNV Việt Nam”.
(Chị Yến không biết PXN là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội nhưng không “thèm” xin
vào HNV Việt Nam).
Còn tôi đã viết: “Văn chương như phòng
khách của tinh thần, không thể quăng bừa rác, uế tạp và thô bỉ lên đó được”.
Chỉ những người như Nguyên Ngọc, Phạm Xuân Nguyên
cũng như những “nhà phê bình” vọng ngoại, nhai bã mía cũng suýt xoa khen ngọt,
mới bênh Nhã Thuyên, mới bảo vệ thơ của nhóm Mở miệng. Nhưng thái độ đó
chỉ là cái việc như tôi đã viết:
“… cố công độc đáo hóa cái lập dị, nghiêm túc hóa cái bông phèng, sâu sắc
hóa cái vô nghĩa, cao siêu hóa cái tầm thường, và cuối cùng là nhân bản hóa
cái phi nhân tính, bởi đã kỳ công đi phân tích mùi thơm của thối rữa, tô vẽ
màu sắc cho rác rưởi; cả hai, cả sự sáng tạo và thẩm định, hoàn toàn có thể
nói thực chất chỉ là sự xả rác trí tuệ mà thôi”.
Chỉ lạ là ở ngoài đời các vị vẫn
phân biệt được bát cơm với bát cứt nhưng tại sao trong văn chương thì lại
không phân biệt được. Hay tại các vị bất chấp tất cả, nên đã tận dụng mọi cơ
hội để quấy rối?
Thật kỳ quái, nhiều lĩnh vực nước
ta đã tiếp cận được trình độ của thế giới, như việc ghép gan cực khó chẳng
hạn. Đặc biệt mới đây có một tin cực kỳ thú vị: “Lúc 2h48 ngày 4/8 (giờ Việt Nam). Từ bãi phóng Tanegashima,
Nhật Bản, vệ tinh Pico Dragon của Việt Nam cùng 3 vệ tinh của Mỹ, robot Kiboro (Nhật Bản) đã được phóng lên
vũ trụ bằng tên lửa Kounotori. Vệ tinh siêu nhỏ Pico Dragon hoàn toàn do
những kỹ sư Việt Nam của Trung tâm vệ tinh Quốc gia, trực thuộc Viện hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nghiên cứu và chế tạo”.
Vậy mà trong lĩnh vực văn học
nghệ thuật, cỡ cây đa cây đề như Nguyên Ngọc lại không phân biệt nổi những
điều mà bất cứ ai có nhân tính cũng phân biệt được.
Chưa hết, tôi sẽ còn bàn tiếp
trình độ Nguyên Ngọc như thế nào mà đã có thái độ sau đây:
“Nhà văn Nguyên Ngọc còn chỉ trích hội đồng
lý luận văn học nghệ thuật trung ương tự cho họ cái quyền « ban bố mọi thứ
đúng sai về văn học nghệ thuật trên cả nước này», mà đứng đầu cái hội đồng ấy
là mấy người «chẳng dính dáng gì và chẳng biết chút gì về văn học nghệ thuật
cả». Đối với nhà văn Nguyên Ngọc, đây quả là «một sự sỉ nhục to lớn đối với
toàn bộ giới văn nghệ và lý luận văn nghệ»”.
30-7-2013
ĐÔNG
LA
|