ĐÔNG LA
Thư độc giả: “EM CHƯA BAO GIỜ
PHỤC ANH
VÌ ANH TỰ TIN”!
Tôi vốn
không quan tâm đến chính trị. Viết bao bài liên quan đến chính trị mà nói vậy
thật vô lý nhưng đúng như vậy. Bởi chính trị tôi viết là lý luận chính trị,
chính trị tư tưởng, chứ không phải chính trị cụ thể, vì tôi không phải đảng
viên, không phải công chức biết gì mà nói, mà nói để làm gì? Từ chuyện ông
Nguyễn Bá Thanh chết, rồi hôm nay tin “ông Phùng Quang bị ám sát” tôi không
quan tâm, đơn giản mình viết ra là phải chịu trách nhiệm, không biết gì thì sao
dám viết? Thôi để cho các cơ quan chức năng và gia đình họ quan tâm. Tôi thích
quan tâm đến những vấn đề về tri thức hơn. Từ tri thức mình sẽ có nhận thức, từ
nhận thức mình sẽ biết sống thế nào cho đúng nhất. Điều đơn giản thế nhưng nhân
loại lại không dễ hiểu, Đạo Phật gọi cái đó là vô minh. Như đi làm công chức có
ai mà không muốn quyền cao, chức trọng, nhưng nếu hiểu Đạo thì chưa chắc như
vậy là tốt, bởi:
Quyền cao chức trọng cao vời
Biết đâu có lúc đất dời dưới chân
Vì thân không phải vì dân
Địa ngục tăm tối ngàn năm đón chào!
Vì thân không phải vì dân
Địa ngục tăm tối ngàn năm đón chào!
Vì thế tôi không bao giờ đố kỵ, hoặc cay cú ăn thua với
việc người này làm to, người kia giàu có, cái điều khiến không ít “rận sĩ chấy
thức” xuống đường đấu tranh, vì họ cũng từng trong cuộc tranh đua ấy, bị thất
sủng rồi, hưu rồi, thấy bị thua thiệt thì ức không chịu được. Bản chất là thế
nhưng họ lại nhân danh những điều cao cả, tôi thấy họ xạo nên bực cả mình mới
đi “uýnh” họ thôi. Còn nói chung được mất ở đời luật nhân quả của thế giới linh
thiêng công minh lắm, không ai lách được đâu, nên việc gì mà ta phải cay cú ăn
thua!
Tôi mới
có một chuyện vui, nhận được một lá thư của một độc giả có nickname “zan ha
noi”, anh bạn bảo “chưa bao giờ phục anh” vì “anh tự tin quá”, đúng là buồn
cười thật! Lá thư cụ thể như thế này:
Kính gửi anh Đông La,
Có lẽ xin phép xưng hô
"anh-em" cho tiện vì anh hơn tuổi em.
Em có đọc nhiều bài của anh xưa
nay và nói chung thấy tâm đắc với cái "tâm" của anh. Tuy nhiên, em chưa bao giờ "phục" anh về kiến
thức hay lý luận dù biết mình kém anh nhiều về cả hai mặt khối lượng kiến
thức và độ sắc bén trong lý luận. Biết rằng nói vậy sẽ khiến anh ít
nhiều phật lòng nhưng em có lý do để dám nói - lý do đơn giản em tin anh là
người có thiện tâm và chịu nghe, biết nghe người khác.
Em nói vậy cũng không có nghĩa
rằng em coi khinh tài của anh (ngược lại là đằng khác) mà là vì em thấy anh đã nhiều khi quá tự tin vào kiến thức và khả
năng lý luận của mình. Tất nhiên, không nhiều người đủ khả năng bác bẻ
được anh và với cái tâm tiểu nhân thì đã nhiều kẻ chẳng còn cách nào khác là
chửi càn, chụp mũ cho anh mà thôi. Tuy nhiên, điều này không bảo đảm là anh
đúng.
Ta trở lại mục đích của lá thư
này, đó là vài góp ý của em với anh về một vài bài viết gần đây liên quan tới
các nhà ngoại cảm cùng một bài điển hình là bài " Khoa học và tâm linh -
Tương đồng và dị cảm".
Về các
bài viết về các nhà ngoại cảm như Phan Thị Bích Hằng và Vũ Thị Hòa: em không
hiểu lý do gì mà anh dường như luôn viết quá mức cần thiết về họ. Việc bảo vệ
những nhà ngoại cảm (tạm gọi là chân chính) trước những sự tấn công và những
âm mưu của người đời là một việc tốt, nên làm. Bản thân các nhà ngoại
cảm này, xét một cách công bằng theo "thế gian pháp" thì không đáng
phải chịu những oan trái như thực tế đã xảy ra. Nhưng
ngược lại, nếu ai hiểu biết chút về Phật pháp thì sẽ thấy những gì họ phải
chịu lại hoàn toàn bình thường, ta nên bình tâm giúp họ vượt qua những thử
thách này một cách nhẹ nhàng thay vì làm cho mọi chuyện trở nên ngày một rắc
rối hơn. Việc sử dụng những kiến thức mà theo thuật ngữ nhà Phật là
"thế học", dù cao siêu cỡ nào đi nữa vào giải thích những vấn đề
tâm linh chắc chắn sẽ đưa cả anh và người đọc vào mê hồn trận không lối ra.
Nếu có thể khuyên thì em khuyên anh hãy giúp đỡ/bảo vệ họ một cách ít ồn ào
nhất có thể.
Về bài
"Khoa học và tâm linh..." thì em thấy rằng anh có tiếp cận chưa hợp
lý khi bắt đầu bằng khoa học. Biên kiến này hầu hết những người
"làm khoa học" đều mắc phải và kết quả luôn luôn là khiến cho những
bài viết của họ trở nên khó hiểu. Em không có kiến thức sâu về khoa học như
anh nên chỉ dám gợi vài ý thế này để anh xem xét:
Về các "định đề" khoa học
nói chung: mọi ngành khoa học đều phải bắt đầu từ những định đề - những
khái niệm không định nghĩa, không cần chứng minh. Thực ra mọi định đề khoa học
đều là những "giả định siêu hình", nói thẳng ra là những ức thuyết/giả
thuyết chứ không thể là chân lý. Từ góc độ tâm linh nó cũng chẳng khác gì những
"mặc khải" của mấy ông thánh trong các tôn giáo. Ví dụ: Newton phát biểu rằng trái táo rơi xuống đất là do
"lực hấp dẫn" giữa "hai vật có khối lượng", khoan nói gì
hơn mà chỉ nội mấy khái niệm "lực", "vật", "khối lượng"
cũng đủ khiến người ta tắc tịt rồi - đây là nhược điểm cố hữu của triết học
phương Tây, họ lệ thuộc vào những danh xưng, những định nghĩa, khái niệm nên
không thể sánh với các bậc tôn túc Á đông nhận thức trực tiếp. Tất nhiên khi các nhà bản thể học hỏi rằng
cái "lực hấp dẫn" kia từ đâu mà sinh ra, cơ chế sinh diệt của nó thế
nào, nó như một dòng chảy liên tục hay gián đoạn thành từng "bó"
hay giống như một "trường"... thì Newton cũng chịu. Cơ học và triết
học
-Ở mức độ sâu hơn, các nhà vật lý lý thuyết thấy rằng 5 giác quan của
con người trở nên bất lực khi đi vào địa hạt vật lý lượng tử. Người ta phải
dùng các phương pháp "thực nghiệm gián tiếp" kiểu như pha đường vào
nước nhưng thấy dung tích của khối dung dịch không đổi nên kết luận "giữa
các phân tử có khoảng cách" - tất nhiên cái gọi là "khoảng
cách" kia nếu hiểu một cách thô tháo thì OK chứ lại đặt cho vài câu hỏi
nữa thì cũng đứt. "Nguyên tử không phải là một vật" là phát biểu của
mấy ông vật lý lý thuyết từ giữa thế kỷ trước vì nếu buộc phải mô tả một
nguyên tử thì đại loại sẽ là thế này: ta phóng to nguyên tử bằng một sân vận
động thì hạt nhân có kích thước cỡ 1 hạt bụi siêu nhỏ nằm giữa sân, còn lũ điện
tử thì mịn hơn sương bay trên khán đài - Vậy thì về
cơ bản phần lớn một nguyên tử được cấu tạo bởi cái "không",
giữa chúng lại có khoảng cách nữa thì vật chất có lẽ là rỗng rang chứ không đặc
chắc. Một vị đoạt giải Nobel từng nói rằng nếu xếp
sát các "hạt cơ bản" lại với nhau thì ông ta còn nhỏ hơn cả cái đầu
kim. Đến giờ phút này vật lý vẫn đang
vật lộn để tìm ra "mô hình chuẩn" hoặc "mô hình thống nhất"
nhưng có lẽ đó chỉ là một mong muốn hoang đường. Họ chỉ dừng lại ở những
mô hình "giải thích tốt" cho các hiện tượng sự vật mà thôi. Rồi họ
còn giả định rằng vũ trụ này buộc phải có "vật chất tối" hoặc
"phản vật chất" ...- những thứ hiện đang khiến chính họ tắc tịt và
mất hết sạch manh mối cho các nghiên cứu tiếp theo. Hạt
Higg thì đã bị lũ đầu cơ chính trị nhảy vào đạo diễn loạn cả lên. Đức Phật đã
cho rằng vấn đề tự tính của các "pháp" (sự vật, hiện tượng) là
"bất khả tư nghì" - tuy nhiên để hiểu mấy chữ này của Ngài
thì lại không đơn giản.
-Nếu anh có nghiên cứu qua "Thành duy thức
luận" Phật giáo thì anh sẽ thấy triết học của Phật vượt qua khoa học từ
lâu rồi. Ví dụ 2.500 năm trước khi luận về nhãn căn (con mắt vật lý) Phật đã
nói nó nhận được 3 màu cơ bản là Xanh - Đỏ - Vàng y chang trong máy in phun
ngày nay. Chỉ đơn cử nếu ta học bài vỡ lòng của Phật pháp nói về Tam pháp ấn
một cách nghiêm túc và đào sâu một chút ta sẽ thấy nó là nền tảng khoa học thật
là vi diệu. Tam pháp ấn nói "Vô thường" - "Khổ" -
"Vô ngã" không đơn giản là về con người, về tâm lý, tâm linh mà nó
còn là chân lý của mọi "pháp" tức mọi sự vật hiện tượng. Nói
một cách thô tháo nhất: "Vô thường" hàm ý mọi sự vật hiện tượng
luôn biến đổi chuyển động bất tận không bao giờ dừng nghỉ, không cái gì là
thường còn hay cố định, "Khổ" không chỉ hàm nghĩa hẹp đau khổ mà được
hiểu rộng hơn là khuynh hướng đạt trạng thái "không thỏa mãn với hiện tại"
của mọi sự vật hiện tượng tâm lý hay vật lý, "Vô ngã" đương nhiên
hàm ý đằng sau mọi sự vật hiện tượng không có cái gì điều khiển và chúng
không có tự tính gì cả. Ví dụ: nói một cách "khoa
học" thì viên kim cương nó vô thường vì các phân tử của nó luôn giao động,
nó phải sống trong vũ trụ này nên không thể thoát được các "duyên"
như nhiệt độ áp suất... và nó sẽ phải hư hoại dần đi hay là luôn "khổ"
tức là nó có khuynh hướng "không thỏa mãn với trạng thái hiện hữu",
nó vô ngã nên không gì ngăn được tiến trình "khổ" của nó, nó không
có tự tính gì cả, những tính chất vật lý của nó như độ cứng, độ trong suốt...
chẳng qua chỉ là do các phân tử carbon gặp duyên áp suất, nhiệt độ, thời
gian... nên sắp xếp theo dạng kim tự tháp mà thành, nếu duyên khác đi thì nó
sẽ là cục than chì mà thôi. "Vô thường" - "Khổ" -
"Vô ngã" còn có quan hệ rất biện chứng, rất lô-gic với nhau trong một
chỉnh thể không thể tách rời, là 3 mặt của một sự vật hiện tượng. Chỉ nghiên
cứu ba "Dấu ấn của Phật" này thôi anh cũng sẽ thấy hết sức lý thú -
tất nhiên là trong trường hợp anh có duyên với Phật pháp.
-Về các tác giả viết về đề tài Khoa học và Phật giáo thì cá nhân em ít
đọc về Nguyễn Xuân Thuận đơn giản vì khi đọc ông ấy em không thấy
"vào". Có một vị khác em thích hơn là ông Nguyễn Tường Bách với cuốn
"Lưới trời ai dệt" đọc dễ hiểu và thú vị hơn. Tuy nhiên, nghe ông này
nói chuyện thì lại không hay.
Em định luyên
thuyên chém gió thêm chút nữa nhưng buồn ngủ quá. Hy vọng anh đủ kiên nhẫn
đọc được hết chỗ này và dành chút thời giờ phản hồi.
Gửi anh lời
chào thân ái
Cù Tất Dân
|
Như vậy “zan ha noi” tâm đắc với cái "tâm" của
tôi nhưng “em chưa bao giờ
"phục" anh về kiến thức hay lý luận dù biết mình kém anh nhiều về cả
hai mặt khối lượng kiến thức và độ sắc bén trong lý luận”. Bạn biết tôi có
“tâm”, tự biết mình kém tôi mà bạn vẫn
“chưa bao giờ "phục" anh”,
vậy bạn sẽ phục ai? Người đó phải là người như thế nào? Với tôi viết chỉ sợ
mình sai, “chúng nó” kiện ra tòa là
bỏ mẹ, còn bạn phục hay không không quan trọng. Nhưng nói chung một người có
lương tri và cái nhìn khách quan phải biết nể trọng người hơn mình, còn giống
như một võ sĩ đã bị đo ván chỏng gọng lên trời rồi mà vẫn còn không chịu thua thì
chỉ là một thằng gàn. Tôi thường viết, tôi viết về ai thì tôi sẽ chịu trách
nhiệm cả về đạo lý lẫn pháp lý, còn với bạn đọc, thích thì trả lời không thì
thôi. Còn với bạn “zan ha noi”, nếu tôi có cãi thắng cũng vô nghĩa nhưng tôi
thấy cần trả lời, bởi tôi biết có không ít người nghĩ về tôi giống bạn, nên trả
lời bạn cũng là trả lời nhiều người.
“Zân
HN”viết: “Em nói vậy cũng không có nghĩa
rằng em coi khinh tài của anh (ngược lại là đằng khác) mà là vì em thấy anh đã
nhiều khi quá tự tin vào kiến thức và khả năng lý luận của mình”.
Buồn
cười thật, “chưa bao giờ phục” người
ta vì người ta “tự tin”! Tự tin là
một đức tính quý, chỉ một người có khả năng và bản lĩnh mới có thể tự tin. Người
không có khả năng sao có thể tự tin? Ngay cả có khả năng nhưng không có bản lĩnh
cũng không dám tự tin. Cái chính là tự tin đúng hay sai, có làm được trò trống
gì hay không hay chỉ ba hoa bốc phét hoặc kiêu ngạo vô lối. Còn tôi, nói cho
bạn biết, tôi không chỉ tự tin khi “chém gió” trên mạng mà ngay trong cuộc sống
tôi không chỉ tự tin mà còn là quá tự tin nữa!
Tôi
sẽ kể cho bạn nghe một chuyện này thôi. Năm 1990 khi tôi ở LX về đã xin vào làm
tại Công ty Thuốc Sát trùng VN; có một đề tài mà cả cái ngành Nông dược VN, có
biết bao GS, PGS, TS, kỹ sư ở các viện, các trường đại học và các công ty liên
quan đến nông dược, đến hóa chất, suốt hơn 20 năm vẫn không ai làm được. Đề tài đó sản xuất một
chế phẩm mà hoạt chất nó hút ẩm, sinh ra một chất tự cháy nổ rất mạnh, đã từng
làm người chết và bị thương! Không còn ai làm được nên tôi mới về thì người ta
giao cho tôi. Nước mình ở đâu cũng vậy, có cái tật là nói rất hay nhưng làm rất
dở, ở cái công ty tôi cũng thế, không ai làm được nhưng cứ thích tổ chức bàn
luận góp ý, tôi mới cáu tiết đứng dậy nói: “Đây
là công việc chưa ai làm được, giờ công ty đã giao cho tôi thì kệ mẹ tôi, tôi
không cần bàn luận”. Mọi người cay lắm nhưng tôi nói đúng nên phải im. Ông
giám đốc xí nghiệp nơi tôi làm đề tài tên là Trúc kiềng mặt tôi luôn! Nhưng rồi
sau một thời gian kha khá, y như có một sự xếp đặt vô hình nào đấy, đúng hôm
tôi làm ra sản phẩm thì ông ấy lại có mặt chứng kiến nên buộc phải công nhận: “Thằng này khá, vào phòng anh làm lon bia đi
cưng”! Thế đấy! Tự tin là phải làm được như thế! Nếu không sẽ bị người ta tống cố đi luôn! Chưa hết, cái đề tài sau đó còn được mang đi dự thi Sáng
tạo KHKT, còn được giải A nữa!
Tôi
biết “zan ha noi” cũng có cái tôi hơi bị to đấy, bạn đã viết xuất phát từ chính
cái tôi của mình, khi bạn thấy cái tôi của người khác to hơn thì dị ứng không
chịu được. Tốt nhất là bạn phải chứng tỏ khả năng để cái tôi của bạn được tôn
trọng không nên dị ứng với người khác. Vì thái độ dị ứng là một tật xấu cũng
như dị ứng là một căn bệnh không hay. Có những món đặc sản cực ngon đối với mọi
người, như tôm cua biển chẳng hạn, nhưng người bị dị ứng thì không thể ăn được.
Tôi mới đây có nhận được điện thoại của anh Vịnh, một người rất quý trọng tôi,
anh bảo ông nhà văn mà cả anh và tôi đều biết, nói về tôi là đọc tôi nhiều rồi
vậy mà đọc quyển sách của tôi mới tặng thấy “nó có cái nhìn xa thẳm”! Được khen thì đúng là vui thật nhưng tôi
mừng vì người ta hiểu vấn đề hơn bởi tôi đâu có thiếu người khen. Từ ba mươi
năm về trước, khi tôi còn rất trẻ, từng được cả Chế Lan Viên và Nguyễn Khải,
hai tài danh hàng đầu và được cho là thông minh nhất làng Văn VN, khen rồi! Vậy
“zan ha noi” nên gấp rút chữa căn bệnh dị ứng đi để mà thưởng thức món ăn tinh
thần của “Nhà Văn Đông La” nếu không là phí lắm đấy!
“Zân
HN” viết:
“Về các bài viết về các nhà ngoại cảm như Phan Thị
Bích Hằng và Vũ Thị Hòa: em không hiểu lý do gì mà anh dường như luôn viết quá
mức cần thiết về họ. Việc bảo vệ những nhà ngoại cảm (tạm gọi là chân chính)
trước những sự tấn công và những âm mưu của người đời là một việc tốt, nên làm.
Bản thân các nhà ngoại cảm này, xét một cách công bằng theo "thế gian
pháp" thì không đáng phải chịu những oan trái như thực tế đã xảy ra. Nhưng
ngược lại, nếu ai hiểu biết chút về Phật pháp thì sẽ thấy những gì họ phải chịu
lại hoàn toàn bình thường, ta nên bình tâm giúp họ vượt qua những thử thách này
một cách nhẹ nhàng thay vì làm cho mọi chuyện trở nên ngày một rắc rối hơn.
Việc sử dụng những kiến thức mà theo thuật ngữ nhà Phật là "thế học",
dù cao siêu cỡ nào đi nữa vào giải thích những vấn đề tâm linh chắc chắn sẽ đưa
cả anh và người đọc vào mê hồn trận không lối ra. Nếu có thể khuyên thì em
khuyên anh hãy giúp đỡ/bảo vệ họ một cách ít ồn ào nhất có thể”.
Cứ
nói như sách kiểu bạn thì nhiều người có đại công bị bắt tù rồi. Cần phải hiểu
đời luôn có rất nhiều kẻ xấu, kẻ ác, vì thế Quán Thế Âm Bồ Tát đã đạt quả vị
Phật rồi nhưng vẫn không chịu về cõi cực lạc mà lại giáng trần, trầm luân khổ
ải, trăm tay, ngàn mắt, quán chiếu tiếng kêu cứu của chúng sinh để cứu khổ, cứu
nạn. Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma cũng đã sáng chế ra võ công, truyền lại cho đệ tử, từng
đả thương nhiều kẻ ác, cứu dân lành. Bạn cho mình hiểu Phật Pháp mà vô tâm
trước tai họa của người hiền thì bạn mới biết cái vỏ chữ thôi!
“Zan
ha noi” viết:
“Về bài "Khoa học và tâm linh..."
thì em thấy rằng anh có tiếp cận chưa hợp lý khi bắt đầu bằng khoa học”; “Em
không có kiến thức sâu về khoa học như anh nên chỉ dám gợi vài ý thế này để anh
xem xét:
Về các "định đề" khoa học nói chung: mọi
ngành khoa học đều phải bắt đầu từ những định đề -
những khái niệm không định nghĩa, không cần chứng minh. Thực ra mọi định đề
khoa học đều là những "giả định siêu hình", nói thẳng ra là những ức
thuyết/giả thuyết chứ không thể là chân lý. Từ góc độ tâm linh nó cũng chẳng
khác gì những "mặc khải" của mấy ông thánh trong các tôn giáo. Ví dụ:
Newton phát biểu rằng trái táo rơi xuống đất là do "lực hấp dẫn" giữa
"hai vật có khối lượng", khoan nói gì hơn mà chỉ nội mấy khái niệm
"lực", "vật", "khối lượng" cũng đủ khiến người ta
tắc tịt rồi - đây là nhược điểm cố hữu của triết học phương Tây, họ lệ thuộc
vào những danh xưng, những định nghĩa, khái niệm nên không thể sánh với các bậc
tôn túc Á đông nhận thức trực tiếp”
Bạn
lại mắc cái tật nói như sách. Tôi viết về chuyện các nhà khoa học nói sai về sự
tương đồng giữa khoa học và tâm linh mà bạn lại bảo tôi “chưa hợp lý khi bắt đầu bằng khoa học” nghĩa là sao?
Quả
thật khoa học phải dựa vào những định đề, những điều hiển nhiên đúng, như người
tạo ra số 1 thì nó đã giúp ích rất nhiều cho loài người tính toán. Các định đề
cũng đã giúp cho các nhà khoa học phát minh ra bao quy luật của tự nhiên, mở ra
những chân trời nhận thức và bao ứng dụng trong đời sống, làm nên cả nền văn
minh. Chứ không phải như ý bạn, người ta đưa ra các định đề chỉ như trò
chơi chữ, làm dáng tri thức!
Còn
nói chung tư tưởng cổ phương Đông chú trọng tu dưỡng phần hồn, tư duy khoa học
phương Tây chú trọng cuộc sống phần xác, có cái giống, có cái khác, làm nên hai
nền văn hóa Đông, Tây. Hai nền văn hóa này có thời kỳ lệch nhau, kể cả đối
kháng, nhưng càng ngày người ta càng nhận ra rằng, lệch hẳn một bên là không
hay, mà biết kết hợp, học hỏi nhau mới là hay nhất! Thú vị ở chỗ có những điều
mơ hồ như “thánh phán” của phương Đông, khoa học hiện đại của phương Tây bây
giờ lại thấy “hình như hơi bị đúng”!
Bàn
thêm một ý này nữa của “zan ha noi”:
“"Vô ngã" đương nhiên hàm ý đằng sau mọi sự
vật hiện tượng không có cái gì điều khiển và chúng không có tự tính gì cả. Ví
dụ: nói một cách "khoa học" thì viên kim cương nó vô thường vì các
phân tử của nó luôn giao động, nó phải sống trong vũ trụ này nên không thể
thoát được các "duyên" như nhiệt độ áp suất... và nó sẽ phải hư hoại
dần đi hay là luôn "khổ" tức là nó có khuynh hướng "không thỏa
mãn với trạng thái hiện hữu", nó vô ngã nên không gì ngăn được tiến trình
"khổ" của nó, nó không có tự tính gì cả, những tính chất vật lý của
nó như độ cứng, độ trong suốt... chẳng qua chỉ là do các phân tử carbon gặp
duyên áp suất, nhiệt độ, thời gian... nên sắp xếp theo dạng kim tự tháp mà
thành, nếu duyên khác đi thì nó sẽ là cục than chì mà thôi”.
Bạn
lại nói “đúng như sách” vì rốt cuộc mọi vật, kể cả loài người, kể cả vũ trụ đều
hình thành từ năng lượng, từ cái “Không”.
Có điều nói như thế thì bạn viết thư cho tôi làm gì? Vì vậy, mọi ý đều tùy theo
hệ quy chiếu. Chúng ta đang sống ở trần gian thì hãy bàn chuyện ở trần gian. Bạn
viết “đằng sau mọi sự vật hiện tượng
không có cái gì điều khiển và chúng không có tự tính gì cả”, không có tự
tính sao bạn nhận ra kim cương? Bạn viết “kim
cương nó vô thường vì các phân tử của nó luôn giao động” là viết ngược, vì
các phân tử luôn dao động thì vật chất mới tồn tại, mà tồn tại là ngược với “vô thường”. Còn muốn viết về “vô ngã”
thì phải viết cho chuẩn như “Nhà văn Đông
La” từng viết, xin giới thiệu để bạn đọc biết luôn, để có thể giúp được mọi người
tí chút ngộ đạo chăng:
“Trong Phật Giáo, vô thường cùng vô ngã , khổ là ba tính chất của sự vật. Trong đó thuyết Vô Ngã là khó hiểu nhất. Trong thực tế
có một mâu thuẫn với Giáo lý cho ngoài ngũ uẩn không có cái gì là “ngã”. Rõ ràng có một cái ngã tồn tại một
cách hiển nhiên trong mỗi con người, nó là một thực thể phi hình tướng, làm chủ
mọi suy nghĩ và hành động, làm nên sự khác biệt giữa người này với người khác,
giữa tốt với xấu, thông minh với ngu tối, hiền từ với độc ác. Tác giả Huỳnh Thiên Hồng trong “Thuyết Vô
ngã trong triết Phật” (http://thanhkinh thanhoc. net/tkth/?q=node/23) viết: “Nếu không có
Ngã thì "cái gì" đau khổ? "cái gì" tạo nghiệp và chuyển
nghiệp? "cái gì" suy tư? ”cái gì" đi tu? "cái gì" giác
ngộ? "cái gì" nhập Niết Bàn? "cái gì" giảng dạy và viết ra
thiên kinh vạn quyển? Một câu hỏi khác cũng rất "hóc búa": Nếu con
người của đức Thích Ca là "không thật" thì chân lý Vô ngã do Ngài tìm ra "có thật" hay không?”
Theo
Kinh nói về Vô ngã: Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi…, ngài nói với đoàn năm vị Tỉ
khâu:
“… Này các Tỉ-khâu, Sắc là vô ngã… Nếu sắc là
ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể mong được như sau: “Mong
rằng sắc của tôi như thế này… sắc của tôi chẳng phải như thế này!”… này các
Tỉ-khâu, vì sắc là vô ngã, nên sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể mong được:
“Mong rằng sắc của tôi như thế này… sắc của tôi chẳng phải như thế này!”.
Rồi
đến Thọ, Tưởng, Hành, Thức, đức Phật cũng dạy như vậy. Rồi ngài tiếp: “Này các Tỉ-khâu, Sắc là thường hay vô
thường?”. “Là vô thường, bạch Thế Tôn!”. “Cái gì vô thường là khổ hay lạc?”.
“Là khổ, bạch Thế Tôn”. “Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, vậy có hợp
lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự
ngã của tôi?”. “Thưa không, bạch Thế Tôn”… “Do vậy, này các Tỉ-khâu, phàm sắc
gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng,
xa hay gần; tất cả sắc cần phải quán tưởng với sự hiểu biết sâu sắc như sau:
“Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự
ngã của tôi”…
Ở
đây có một
vấn đề, tại sao thuyết vô ngã như vậy nhưng trong ngày Phật đản, chính Phật
Thích Ca lại nói: “Thiên thượng thiên hạ
duy ngã độc tôn” (Trời cao trời thấp chỉ có ta là được tôn kính). Có người
giải luận câu này, chữ “ngã” trong
câu của Phật Thích Ca là cái ngã nói chung, nên phải hiểu câu trên là: “Trời cao trời thấp duy có cái ngã là người
ta đề cao”. Chính vậy, toàn bộ giáo lý đều hướng tới việc chỉ ra bản chất
mọi sự vật và cả bản thân con người đều là vô ngã, và chính cái ngã là kẻ thù của
vô minh, là mẹ của tham, sân, si, nguồn gốc của bể khổ, nên ngài đã giáng trần
lập thuyết vô ngã để giáo hóa, cứu độ chúng sinh. Nếu hiểu như vậy thì hoàn
toàn phù hợp với giáo lý. Theo Dã Hạc
trong http://www.Chuyenphapluan.com/chude. php?tn=view
&id=972, gần đây, người ta có khuynh hướng muốn “trả” hình ảnh đức Phật, vốn có nhiều
huyền thoại, về lại với “đức Phật lịch sử”. Không phải do yếu tố tiến bộ của
khoa học hay tri thức thời đại, mà bởi vì càng thực nghiệm những lời Phật dạy,
người ta thấy đức Phật càng hiện thực lịch sử chừng ấy. Hai chi tiết hình ảnh
đức Phật đản sinh “bước đi bảy bước”
và tuyên ngôn “thiên thượng thiên hạ duy
ngã vi tôn…” mà người ta cho là huyền thoại và do đời sau thêm vào vốn cũng
có nguồn cảm hứng từ những dữ kiện lịch sử hẳn hoi.
Tuy vậy, đa phần kinh sách đạo Phật người ta
vẫn dịch và hiểu chuyện đức Phật nói “duy
ngã độc tôn” không phải là huyền thoại và cái ngã đó chính là đức Phật nói
về chính bản thân mình.
Theo Hòa thượng Thích Minh Châu trong http://www.Chuyenphapluan.com/chude.php?tn=view &id=1473: “câu
"Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn" được xem là đức Phật đã
tuyên bố khi Ngài đản sanh,… Và câu này cũng được diễn đạt theo truyền thống
Pàli với lời tuyên bố, như đã được ghi trong Trường Bộ Kinh I trang 151
"Aggo ham asmi lokassa, jettho' ham asmi lokassa; setto' ham asmi lokassa,
Avam antima jati natthi dàni puabbano'….: "Ta là bậc tối tôn ở đời. Ta là
bậc Trưởng thượng ở đời. Ta là bậc tối thượng ở đời. Nay là đời sống cuối cùng
của Ta. Nay ta không còn tái sanh nữa". Như vậy hai lời tuyên bố… nói lên
địa vị độc tôn của đức Phật. Đây không phải là một lời tuyên bố ngạo mạn như có
thể bị hiểu lầm. Lời tuyên bố này cũng nói lên vị trí có một không hai của
chánh pháp tức là tiến trình giải thoát giác ngộ giới, định, tuệ, giải thoát,
giải thoát tri kiến. Chính tiến trình này đã được đức Phật thân chứng và dạy
lại cho các đệ tử Tỳ kheo, Tỳ kheo ni của Ngài tu học để được chứng quả A la
hán như Ngài”.
Thích Phước Đạt trong http://www. Chuyenphap luan.com/chude.php? tn=view &id=970 viết, ai
thành tựu được trí tuệ vô thượng, an trú tâm đại bi, người đó là độc tôn. Phật
là mẫu người như thế nên Ngài xưng: “Thiên
thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” là sự thật hiển nhiên.
Thích Viên Giác
trong http://www.Chuyen phap luan.com/
chude.php? tn=view &id=971 cho đức Phật là một con người có nhân cách đặc
biệt siêu phàm. Một văn hào Âu châu nói về đức Phật: “Ngài là vì tinh tú khổng lồ, vĩ đại nhất”, và một số nhà khoa học,
triết gia, các nhà văn hóa đã tuyên xưng đức Phật là “Con người vĩ đại nhất chưa từng có”. Theo Kinh Thánh cầu - Kinh Trung bộ, có vị đạo sĩ tên là Upaka hỏi vặn
đức Phật: “Này đạo hữu, vậy phải chăng
đạo hữu đã tự nhận là A la hán, là bậc siêu hùng quyền lực vô biên?”. Đức
Phật xác định: “Tất cả những bậc siêu
hùng đã chinh phục mọi ô nhiễm của mình đều giống Như Lai. Như Lai đã chinh
phục, tận diệt tất cả những gì xấu xa tội lỗi. Vậy, này đạo sĩ Upaka, Như Lai
là bậc siêu hùng”. Đức Phật xác định rất rõ Ngài là người đã chinh phục mọi
ô nhiễm, trở thành người cao thượng nhất trên đời. Đây là lời tuyên bố đầu tiên
về giá trị cao thượng tuyệt đối của Phật đối với chúng sanh, về sau lời tuyên
bố này đã được khái quát hóa thành câu nói đặt trong bối cảnh biểu tượng Đản
sanh: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”.
Suốt cuộc đời hoằng hóa của Ngài đã chứng tỏ những gì mà Ngài đã tuyên bố như
trên là sự thật…
Như vậy, vô ngã vừa là
nhận thức luận, vừa là phương thức và
cũng là mục đích, thành tựu của tu luyện, vì chỉ khi tâm trí và cả sinh lý đạt
trạng thái vô ngã người ta mới có thể chứng ngộ và giải thoát. Nhưng với riêng
đức Phật, như vừa trình bày, bằng giáo lý vô ngã ngài đã tu luyện để trở thành
Phật, rồi ngài lại trở thành một cái ngã “độc tôn”, vì thế người đời mới gọi
ngài là “Đức Thế Tôn” và xưng tụng ngài là “vĩ đại”!
Phải chăng, thuyết vô
ngã cũng chứa đựng nghịch lý không thể trả lời, nó như một công án bao quát
toàn bộ giáo lý cũng như thực tiễn của đạo Phật?!
Mỗi một
khái niệm đều có một nội hàm và ngoại diên nhất định, có lẽ ta nên hiểu vô ngã như một khái niệm chứ không nên
hiểu theo nghĩa thông tục, vậy vô ngã
theo Phật giáo không phải là không có cái
tôi mà có nghĩa là tất cả những gì tạm
thời, biến đổi, không vĩnh cửu đều là vô ngã. Và đạo Phật nhận thấy, tuy
giả tạm nhưng cái ngã lại tác động rất lớn, toàn thể sự phấn đấu, ganh đua của
người đời đều là do cái ngã cả. Càng lúc cái ngã càng được tự tôn dẫn dắt con
người nhận thức và hành động sai lạc. Mục đích của tu hành và thiền định là
diệt ngã. Hành động khất thực của các vị tu sĩ cũng là phép tu để làm mất đi
tính tự tôn, kiêu mạn. Trong thiền định, phép quán Vô ngã là một pháp chủ yếu,
giúp con người cởi bỏ được sự chấp một cách vô ích và có hại vào một cái gì đó,
nguồn gốc của mọi bất hạnh trong cuộc sống. Chỉ khi nào đạt được trạng thái vô
ngã mới “chinh phục mọi ô nhiễm”, mới không bị vướng vào tất cả những tham
vọng, yêu ghét, mê đắm..., mới diệt được khổ. Khổ không phải chỉ là những cảm thụ
khó chịu, mà là tất cả mọi hiện tượng của tâm và vật. Mọi sự, mọi vật đều bị
biến hoại nên phải khổ. Cả những điều an lạc cũng là khổ vì chúng sẽ bị thay
đổi. Tứ diệu đế nói: "Sinh là khổ; già là khổ; bệnh là khổ; chết
là khổ; lo lắng, than thở, buồn rầu, tuyệt vọng là khổ; không đạt gì mình ưa
thích là khổ; nói tóm lại: mọi thứ dính líu đến Ngũ uẩn là khổ””
3-7-2015
ĐÔNG LA