ĐÔNG LA
VỀ CHUYỆN PHẠM XUÂN NGUYÊN
“TỪ CHỨC” CHỦ TỊCH HNV HÀ NỘI
“Phạm Xuân Nguyên đã tuyên bố từ chức Chủ
tịch Hội Nhà Văn Hà Nội, từ chức Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp Văn học
Nghệ thuật Hà Nội và ra khỏi Hội Nhà Văn Hà Nội, Hội Liên hiệp Văn học
Nghệ thuật Hà Nội.
Lý do từ chức, theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên là
vì: "Tại hội nhiệm kỳ XII của Hội Nhà Văn Hà Nội do sự chỉ đạo can thiệp
của lãnh đạo thành phố; Vì sự bất đồng sâu sắc trong Ban chấp hành Hội Nhà Văn
Hà Nội; Với trách nhiệm của một người đứng đầu Hội trước toàn thể hội viên, Với
danh dự cá nhân của một người làm văn học".
Thực
chất Phạm Xuân Nguyên bị cấm cửa nên mới phản ứng một cách tuyệt vọng như thế:
“Trong cuộc họp, nhà thơ Bằng Việt công bố văn bản của
Sở Nội vụ Hà Nội thông báo ông Phạm Xuân Nguyên không được tham gia Ban chấp
hành Hội nhà văn Hà Nội khóa sắp tới.
Công văn viết người được giới thiệu vào Ban chấp hành
Hội khóa mới phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán
bộ đồng ý cho phép tham gia dựa theo điều 9, Quyết định số 34 của UBND thành
phố Hà Nội”.
Trên
trang http://www.sandinhblog.com/2017/06/ten-khon-pham-xuan-nguyen-tu-chuc-chu.html
có bài “TÊN KHỐN PHẠM XUÂN NGUYÊN ĐÃ TỪ CHỨC CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI” viết:
“Mặc dù ngụy biện rằng “Vì sự bất đồng sâu sắc
trong Ban chấp hành Hội Nhà Văn Hà Nội, với trách nhiệm của một người đứng đầu
Hội trước toàn thể hội viên, với danh dự cá nhân của một người làm văn học, tôi
đã tuyên bố từ chức". Tuy nhiên, Phạm Xuân Nguyên đã cố lờ đi việc y
và lũ khốn gồm: Nguyên Ngọc, Nguyễn Duy, Nguyễn Thanh Giang… đã xuyên tạc, bôi
nhọ hình tượng chị Võ Thị Sáu trong một clip dài vài phút được phát trên
YouTube”.
Như vậy có thể thấy, Phạm Xuân Nguyên chẳng còn đủ tư
cách và uy tín để giữ vị trí Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội. Và dù có tại vị thì
những lời nói của y cũng chả khác nào tự vả vào mặt mình. Thế nên, ông Nguyên
cũng chả nên thanh minh làm gì để người đời cười chê”.
Việc
bôi bẩn hình tượng Võ Thị Sáu chỉ là một phần nhỏ trong hành trình quấy rối rất
dài của Phạm Xuân Nguyên và đó mới chính là lý do Sở Nội vụ Hà Nội đã có văn
bản “cấm cửa” Nguyên tái cứ.
Vậy
thực chất Phạm Xuân Nguyên là người thế nào?
***
Trong
một bài tôi đã viết, quả là có duyên tiền định, bút danh Nguyên Ngọc không chủ
ý mà mang tên hai người như một một cặp bài trùng. Tất cả những gì của “Ngọc”
đều được “Nguyên” coi như ánh đuốc soi đường; “Ngọc” lăng xê ai thì “Nguyên” hô
ứng ca ngợi người đó; “Ngọc” tâm đắc điều gì thì “Nguyên” coi cái đó là “tư
tưởng” của nhân loại.
Phạm
Xuân Nguyên từng cùng Nguyên Ngọc tham gia BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĂN ĐOÀN
ĐỘC LẬP. Nguyên là một đảng viên, một trưởng phòng của Viện Văn học, đương kim
Chủ tịch Hội Nhà Văn Thủ đô Hà Nội, đã nhận huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và 2 huy
hiệu chiến sĩ trong sạch, vậy mà lại có tên trong “Danh Sách 72” người chống Đảng. Loài kỳ
nhông phải mau mau suy tôn Phạm Xuân Nguyên là cụ!
Nước
ta từ nền kinh tế đóng cửa, kế hoạch hóa chuyển sang thời kỳ mở cửa, thực hiện
kinh tế thị trường. Giống như chiếc xe đột nhiên tăng tốc, cơ chế kiểm soát
cũng như cái phanh đã không thay đổi kịp cho phù hợp, nên đã va quệt, gây ra
tai nạn lung tung. Đó chính là những tệ nạn trong xã hội ta tại những ngày hôm
nay. Có điều người ta thường quan tâm đến chuyện tham nhũng “lợi” mà không chú
ý đến chuyện tham nhũng “danh”. Nhưng chuyện phân định đúng sai, tốt xấu trong
lĩnh vực “đèn mờ tri thức” này lại không đơn giản. Vì vậy đã và đang có không
ít kẻ cơ hội ung dung thừa “nước đục thả câu”. Phải chăng vì thế Phạm Xuân
Nguyên chỉ tài “diễn” mà đã thành đạt và thành danh?
***
Phạm
Xuân Nguyên có một trang cá nhân lấy tên là NGUYÊN ĐẦU BẠC với 2 câu “Bút Tre”
tự giới thiệu:
Viện Văn có một Phạm Xuân
Nguyên là cán bộ cử nhân phê bình.
Hai
câu ngông ngạo thể hiện sự coi khinh bằng cấp, học vị, học hàm mà coi trọng
thực tài. Có điều Nguyên làm ở Viện Văn nhưng chỉ viết được ít bài phê bình lẻ,
chẳng có công trình, tác phẩm nào ra tấm, ra món, chẳng có thành tựu nào. Vậy
Nguyên có bằng thấp là do có trình độ thấp thật. Nhưng Nguyên không bao giờ
thấy mình thấp cả. Trên http://vtc.vn/,
trong bài pham-xuan-nguyen-chuyen-kho-tin-nhung-co-that có
câu: “Nhà phê bình cần tri thức và
bản lĩnh, tôi có cả hai” – Nguyên tuyên bố “xanh rờn” và làm được đúng
như điều anh nói”. Đúng là “nổ” và tâng nhau “hay” thật!
Còn
nhớ hồi Nguyễn Quang Thiều mới xuất hiện, làm thơ theo phong cách hiện đại,
nghĩa là có những điều còn khó đồng cảm với người thường, rất cần những nhà phê
bình văn học hiện đại như Nguyên chỉ ra những cái hay, những ẩn ý cao sâu.
Nhưng trong một bài Nguyên đã phán đại ý: ai hiểu được tiếng hú thì sẽ
hiểu được thơ Thiều. Tôi đã nói với Thiều, nói vậy khác gì nó bảo ông là
con thú. Thiều nổi cáu: “Đéo hiểu con cặc
gì về thơ”! (Xin lỗi các nhà thuần phong mỹ tục, tôi phải tôn trọng sự thật
khách quan!).
Khi
ông Nguyễn Văn Lưu phê phán Luận văn Thạc sĩ ca ngợi thơ nhóm Mở Miệng của Nhã
Thuyên, Phạm Xuân Nguyên đã tặng cho ông Lưu cái ác danh: “Phê bình chỉ điểm” rồi nghênh ngang
khoe: “đã được tôi nói lên tại diễn đàn
của hai cuộc họp quan trọng… do Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật
trung ương và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức” có Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang, Trưởng Ban Tuyên giáo Đinh Thế Huynh tham dự, ba ông Hồng Vinh, Đào Duy
Quát, Hữu Thỉnh chủ trì.
Tôi
đã viết:
“Trong luật pháp, thấy tội mà không tố cáo
cũng là phạm tội. Trang đầu blog của tôi cũng để ảnh Einstein với câu nói của
ông: “The world will not be destroyed by those who do evil, but by those who
watch them without doing anything” (Thế giới sẽ không bị phá hủy bởi những kẻ
làm điều ác, nhưng bởi những người thấy chúng mà không hành động gì cả”. Vì vậy
nếu ông Lưu cũng như bất kỳ ai “điểm mặt chỉ tên” đúng đều là những người có
trách nhiệm với xã hội, có nhân cách đáng quý trọng. Còn ông Lưu sai thì Nguyên
và những người bị ông Lưu “chỉ điểm” hoàn toàn có thể kiện ông Lưu. Nguyên và
những đối tượng thấy sai mà không kiện thì là những thằng hèn, còn không kiện
được mà phát biểu hùng hổ như Nguyên thì là một thằng lưu manh”;
“Phê bình một tác phẩm là phân tích hình thức
và nội dung một tác phẩm. Hình thức cũ, mới, đạt hiệu quả thẩm mỹ thế nào? Nội
dung sống động, phong phú, đúng sai, tốt xấu, cao thấp, nông sâu thế nào? Chỉ
thế thôi! Còn đọc mà không hiểu gì như Nguyên thì là một thằng ngu. Phạm Xuân
Nguyên không phân biệt được cái bẩn thỉu, cái thô tục, sự báng bổ lãnh tụ, sự
quấy rối, sự chống đối, sự làm loạn,… trong thơ Mở miệng; và không thấy Nhã
Thuyên sai như ông Lưu đã chỉ ra, coi loại thơ đó là “tài tình và hấp dẫn đến
thế… thì Nguyên đã lấy cách đọc mù chữ của mình để chê cách đọc mà Nguyên cho
là chưa “vỡ chữ” của ông Lưu!”
***
Còn
về phần dịch?
Trình
độ tiếng Pháp của Nguyên cũng thể hiện qua sự xưng tụng Nguyên Ngọc. Trên
Tuanvietnam, Nguyên từng viết trong bài Chính ủy Nguyên
Ngọc: “Các sách dịch này dưới bút
hiệu Nguyên Ngọc đều có chất lượng cao, có thể nói là bảo đảm được yêu cầu
"tín, đạt, nhã" của một bản dịch… Nguyên Ngọc nắm vững tiếng Pháp và
tiếng Việt”.
Về
tài dịch của Nguyên Ngọc tôi đã chỉ ra việc Nguyên Ngọc đã dịch sai ngay từ nhan
đề cuốn Le Degré zéro de l'écriture suivi de Nouveaux essais critiques của
Roland Barthes là “Độ không của lối
viết” và rất nhiều cái sai mang tính tri thức khác nữa. Vì Phạm Xuân Nguyên
cũng dốt nên mới khen Nguyên Ngọc là một dịch giả tài năng như thế!
***
Không
chỉ là chuyện sai trái do trình độ mà hành động của Phạm Xuân Nguyên đã thành
hệ thống có chủ đích. Nguyên thường xuất hiện trên những trang báo có khuynh
hướng chống Việt Nam .
Ở đâu Nguyên cũng có mặt. Nguyên chống lại chủ chương của Đảng và Nhà nước tìm
cách gỡ những nút thắt, giữ gìn mối quan hệ láng giềng với Trung Quốc, Nguyên đã
ở trên tuyến đầu những cuộc gây rối, nhân danh lòng yêu nước biểu tình chống
Trung Quốc;
Nguyên
luôn ủng hộ những người phạm pháp và có hành động có tính chất phạm pháp như Lê
Công Định, Phương Uyên và Nhã Thuyên, v.v…
Trong
bài Từ
một bản luận văn viết về vụ Nhã Thuyên, Phạm Xuân Nguyên viết:
“…ta hãy xét sự việc dưới góc nhìn pháp luật. Khoa Ngữ
văn, ĐH Sư phạm Hà Nội là một cơ sở đào tạo sau ĐH có pháp quy.
…Do đó, khi có yêu cầu xét lại bản luận văn thì… Bộ
hoặc trường, hoặc khoa phải có quyết định thành lập một hội đồng chấm lại luận
văn,… Các ý kiến trên dư luận chỉ là thông tin bên ngoài, không thể coi là
chứng cứ khoa học, càng không thể coi là áp lực số đông làm ảnh hưởng, thậm chí
xuyên tạc bản chất khoa học của vấn đề”.
Nói
như trên, Nguyên đã tự vả vào mồm mình. Thứ nhất, không phải cứ cái gì theo
“pháp quy” thì không sai. Và cái chính là vấn đề của Nhã Thuyên không chỉ gói
gọn trong Bộ Giáo dục, không chỉ là sai lầm về học thuật mà còn liên quan đến
lịch sử, đến lãnh tụ, đến chính trị tư tưởng, đến văn hóa nghệ thuật, đến đạo
đức và thuần phong mỹ tục. Vì thế lỗi này không chỉ là lỗi của Nhã Thuyên và
những người liên quan mà còn là lỗi của cả Trường ĐH Sư Phạm HN và của cả Bộ
Giáo dục nữa. Bộ, trường và các cá nhân liên quan hoàn toàn có thể co cụm tìm
cách chạy tội. Xin nhớ không phải cứ cỡ cấp Bộ thì không thể sai! Trên diễn đàn
quốc hội, bao vị bộ trưởng từng nhận sai, hứa, rồi lại sai tiếp. Vì vậy, việc
Nguyên cho sự phê phán của những nhà văn, nhà phê bình tên tuổi ở một hội nghị
về phê bình của Hội Nhà Văn VN, trên các báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân,
Văn nghệ, Văn nghệ TPHCM, v.v… chỉ là “thông tin bên ngoài”, là “xuyên tạc”,
để làm “áp lực số đông” là những lý lẽ bậy bạ, dốt nát!
***
Việc
để lọt một kẻ trí thấp, tâm tối như Phạm Xuân Nguyên vào vị trí lãnh đạo Văn
học Nghệ thuật Thủ đô là một lỗi lớn của hệ thống. Lẽ ra phải cách chức và xem
xét ngăn chặn tính cơ hội, tư tưởng chống phá của Phạm Xuân Nguyên từ lâu, nay
Sở Nội vụ Hà Nội mới “ra tay” là đã quá muộn. Nhưng thôi muộn còn hơn không!
14-6-2017
ĐÔNG LA