Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

KHÔNG NÊN “NÉM ĐÁ GIẤU MẶT”

“Ông coi thằng đệ tử ruột Thanh Tùng của ông nó để chình ình cái link bêu riếu ông trên blog của nó nè : http://vnca.cand.com.vn/vi-VN/....”
Có thể cháu nó (Tùng gọi tôi là chú) biết bản lĩnh của chú ĐÔNG LA như kim cương sợ gì chút muội than nên đã đăng cái cái đường link ấy lên. Còn bài đó đã biết từ lâu, tính đánh cho báo CAND một trận nhưng còn nể ông Hữu Ước (Gặp và ăn nhậu qua Nguyễn Quang Thiều mấy lần) nên chưa tiến hành.
Như vậy, Báo Văn nghệ Công an từng đăng bài rất quý của mình là *CHẾ LAN VIÊN TRONG HỒI QUANG CỦA KÝ ỨC, do Nguyễn Quang Thiều đưa, đăng xong Thiều mật báo: “Ông Ước khen ông viết phê bình được đấy”; nhưng lại chơi mình hai cú. Bài nói trên sẽ để đó tính sau. Còn trước đó cũng có một bài mà mình đã phản pháo từ 10 năm trước. Nay đọc lại cũng thấy hay hay, đăng cho thiên hạ coi chơi. Bọn ghét mình chỉ mong mình xấu xa chắc đọc sẽ cay cú lắm đây!
ĐÔNG LA
KHÔNG NÊN “NÉM ĐÁ GIẤU MẶT”
    Kính gửi : Đại tá  Hữu Ước TBT An ninh thế giới cuối tháng
    Ông Hồng Thanh Quang, tổng thư ký tòa sọan
    Tôi xin gửi hai ông bài viết này, nếu báo ANTGCT công bằng, bản lĩnh, tự tin, hãy cho đăng bày này của tôi. Xin cảm ơn.
                                                                                ĐL
BÀI LIÊN QUAN:
Tôi thường đọc tờ An ninh thế giới cuối tháng dù nó thuộc lọai “An ninh thì ít linh tinh thì nhiều”, không chuyên sâu về lĩnh vực vào: Văn nghệ một tí, thời sự một tí, an ninh một tí, nhưng giải trí được. Tôi đọc cũng một phần vì qúy mến ông TBT Hữu Ước bởi ông là  người giỏi làm báo, giao tiếp với cộng tác viên rất vui vẻ và chân tình, tôi cũng đã viết cho Văn hóa Văn nghệ CA và được gặp ông vài lần.
Tôi nhận thấy trên ANTGCT mục phê bình văn học là dở nhất. Việc phê bình rất cần trình độ và nhân cách người viết. Về trình độ thì những  bài phê bình trên ANTGCT hầu hết là những phát hiểu cảm tính ít  phân tích chứng minh. Về nhân cách thì  tiếc là trên ANTGCT có một ít bài của vài tác giả viết theo kiểu “ Ném đá giấu mặt”. Tôi nói “ Ném đá giấu mặt” bởi người viết là những người đã nổi tiếng, khi muốn làm một việc không tốt, đã phải lấy một bút danh lạ hoắc nào đó. Bài viết “ Đâu rồi bầu trời màu xanh”về nhà văn Phan Thị Vàng Anh  số mới đây là một ví dụ, trong đó có một phần xúc phạm đến cá nhân tôi.
Bài viết không chỉ đích danh tôi, tôi không nói ra thì cũng rất ít người biết, nhưng tôi thấy đây là một việc làm không tốt nên cần phải viết mấy chữ đề nghị ANTGCT nên chấm dứt đăng bài kiểu này. Trong bài có đọan: “Sau khi nhà thơ CLV qua đời, nhiều nhà thơ nho nhỏ khác đã trả lời trên báo chí rằng họ chính là người được thi sĩ CLV “mật truyền” cách thức làm thơ cho. Một số người còn kể lể tình cảm cá nhân của họ đối với gia đình thi sĩ. Nghe những thông tin vậy cô (chỉ nhà văn Phan Thị Vàng Anh) chỉ cười và nói sang chuyện khác”. Đọan này đã viết hai điều: CLV “mật truyền” cách làm thơ và “kể lể tình cảm” thì đích xác đã ám chỉ chính bản thân tôi. Điều thứ nhất tác giả này nói tôi trả lời trên báo là  CLV “mật truyền”cách làm thơ  cho là nói sai vì điều này thực tế là  nhà thơ Hòai Anh đã viết trong bài tựa cho tập thơ của tôi chứ tôi không nói và cũng  không có bất kỳ ai đã trả lời trên báo như thế cả:
Còn chuyện “kể lể tình cảm” thì đúng là có thật. Có điều đây là chuyện bình thường mà nhân lọai trong làng văn từ cổ chí kim vẫn làm thì tại sao lại đưa lên báo để  diễu cợt? Qua đọan văn trên tôi giận người viết thì ít mà buồn vì Vàng Anh thì nhiều, cô biết tất cả sao lại “chỉ cười nói sang chuyện khác” với thái độ như đồng tình với người hỏi chuyện, như không thèm để ý đến  những người dường như cô cho là đã đến quấy rầy gia đình cô . Có điều tôi biết chính Chế Lan Viên đã viết di chúc lại nói gia đình cô phải biết ơn chính những “kẻ quấy rầy” đó. Vì Chế Lan Viên là người qúy mến nhiều người và nhiều người cũng rất quý trọng ông, một vài người đã tận tình chăm sóc ông đến tận giây phút cuối, mà một trong số đó tôi biết chính là nhà thơ Nguyễn Thái Sơn.
BÚT TÍCH
(Chế Lan Viên tặng sách)
 
(Chế Lan Viên xin cho đi làm báo)
 
(Thư CLV xin giấy giới thiệu đi viện rồi phát hiện bị ung thư phổi)
 
(Nhà văn Vũ Thị Thường tặng sách)
 
(Vàng Anh cũng tặng sách luôn)
Riêng với CLV,  tôi đã viết bài “ Chế Lan Viên-trong hồi quang của ký ức” viết về thơ ông có xen kẽ những kỷ niệm. Bài viết đã được đăng trên tờ Văn hóa Văn nghệ Công an, Nguyễn Quang Thiều còn cho tôi biết chính ông Hữu Ước, qua bài này, đã nói tôi viết phê bình hay. Có rất nhiều người thích bài này. Nhưng cũng có những người không thích, đó chính là những kẻ bất tài nhưng lại nghĩ chỉ họ mới xứng là bạn CLV; trong số những người không thích đó tôi còn cảm thấy có vài người thân thích của ông, hình như họ muốn ông chỉ là của riêng họ. Tôi không quan tâm vì đã mang danh một nhà thơ ông là một người của xã hội. Có khi gia đình cũng phải chấp nhận cả những bài viết về những mặt không hay của CLV.
Sự thực, số mệnh kỳ lạ đã đưa đẩy tôi được gặp Chế Lan Viên, rồi được chứng kiến tòan bộ giai đọan cuối cùng của cuộc đời ông. Thực tâm, tôi quý trọng ông rất nhiều vì ngòai đời tôi vốn hay bị đổi xử bất công, trong giới viết lách thì bị gặp quá nhiều người bất tài nhưng thái độ lại dở ông dở thằng rất khó chịu. Riêng CLV ngược lại, ông ở vị trí cao nhất của nền văn chương đương đại, còn tôi chỉ là thằng kỹ sư nghèo mới viết, tuổi thì còn kém người con thứ 3 của ông, nhưng ông lại đối xử rất cởi mở chân tình, còn quan tâm và tự ý giúp đỡ tôi vài việc cụ thể nữa: Ngay lần đầu đọc những bài thơ đầu tay của tôi ông đã đề nghị trao giải trong cuộc thi thơ của Hội Nhà văn TPHCM: 
Ông đến báo VN TPHCM giới thiệu tôi:
đứng tên giới thiệu tôi vào HNV TPHCM; còn xin cho tôi đi làm một tờ báo nữa. Về  Vàng Anh,  tôi từng chở ông trên cái xe đạp cọc cạch từ Bà  Quẹo đến tận trường đại học Y khá xa để xem điểm thi của cô, ông đã rất buồn vì VA bị trượt, chỉ đậu dự bị. Một lần ông cũng tâm sự  với tôi về cô: “Tôi chỉ sợ nó… như thế rồi không làm được gì”. Tôi không viết cụ thể câu này vì cuộc sống VA khi trưởng thành hòan tòan ngược với tâm sự đó của ông, có phần sẽ làm VA buồn, .nhưng chắc cô đã làm ông vui vì cô không phải không làm được gì mà cô là người viết văn hiệu quả nhất. Cô viết được một số truyện ngắn nhỏ xinh có chút giọng điệu riêng đã làm cô nổi tiếng thậm chí còn bơn cả cha cô ở những nước phương Tây, còn được coi là biểu tượng của đổi mói, một số người còn đem cô ra đối nghịch với chính cha mẹ mình, họ từng viết, nếu bà Vũ Thị Thường theo dõi VA thì VA không thể viết được như thế. Với tôi, mỗi khi lên chơi nhà, VA rất ít nói chuyện, cô như tránh mặt. Một lần tôi nói với nhà văn VTT:“ Thôi cháu không lên đây nữa vì thấy mình như  quấy rầy hay sao ấy”. Nhà văn VTT trả lời một câu có lẽ tôi phải nhớ đến già: “ Không phải đâu, VA nó qúy Hùng (tên tôi) lắm, nó nói nếu anh Định (anh ruột) và anh Hùng có bị tai nạn cùng lúc, con cứu anh Hùng trước”. Tôi biết bà VTT nói quá lên thôi chứ thực tế sao lại thế. Ngay đám giỗ CLV năm ngóai, lần đầu tôi không đi dự vì thấy ông mất đã lâu, lên hòai cũng kỳ. Nhưng sau đó nhà văn VTT lại gọi điện thọai. Tôi xúc động, giữa mênh mông người dưng nước lã, mình là gì đâu mà làm cho người ta phải bận tâm thế . Tôi đã trả lời bà là “ Thôi, nếu thế thì sang năm cháu lại đi, cháu cứ nghĩ mình là con nuôi của chú thì  khỏi phải băn khoăn gì nữa”.
Vì có tất cả những tình cảm như vậy, tôi mới viết bài “kể lể” nói trên . Lẽ ra nếu tôi bịa ra để mưu cầu một cái gì đó thì đáng chê trách thật. Đằng này hòan tòan không phải. Trong thời buổi kinh tế thị trường này,  nhiều kẻ khi người ta có quyền thì xúm lại bợ đỡ, khi họ thất thế thì quay lưng xỏ xiên, lẽ ra mối quan hệ trong sáng của tôi với nhà thơ Chế Lan Viên phải được tôn trọng mới đúng. Có phải người núp sau cái tên Hòang Thị Loan nào đó không chịu nổi những gì thuộc về tình nghĩa con người, chỉ thích thú những chuyện phản thầy, hại bạn? Còn VA, thật buồn khi cô là người biết tất cả sao lại “chỉ cười” như đồng tình với người hỏi chuyện; hay sự thực là gia đình cô chỉ  đóng kịch tình cảm với tôi mà thôi; và có phải cô muốn tôi viết một bài ngược lại, viết về những gì chưa tốt đẹp, những điều chưa hay về gia đình, cuộc đời cũng như thơ ca của Chế Lan Viên, cha cô? Mà việc này thì tôi hòan tòan có thể viết được. Tất nhiên dù thế nào tôi cũng không bao giờ làm vậy. Vì ngòai những người ruột thịt, CLV là người tôi quý trọng nhất, thực lòng tôi luôn coi ông như một người cha.
TPHCM
ĐÔNG LA
4-2004