Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

“DƯ LUẬN VIÊN” ĐẠI THẮNG

ĐÔNG LA
DƯ LUẬN VIÊN” ĐẠI THẮNG
Vào trang Người lữ hành không mỏi  của Tạ Huy Hoàng thấy:

Thứ sáu, ngày 22 tháng ba năm 2013
                                     Xuýt quên
À quên, hôm thứ tư 20/03 chú nhà văn Đông La có gửi tặng mình cuốn thơ Đêm thiêng 
 
và tập phê bình Biên độ của trí tưởng tượng 
của chính chú ấy-món quà quý thật! Nhân ngày tái xuất giang hồ, đăng luôn 1 bài thơ mà mình khoái nhất trong phần đầu tiên của tập Đêm thiêng:
                                                THI CA
Em hãy mãi mười tám xuân xinh đẹp

Hãy để vẹn nguyên đôi má bồ quân

Và suối tóc trộn lẫn mây cuối hạ

Và đôi môi mọng những nét thanh tân


Đừng, đừng em, em hãy đừng bắt chước

Đừng bơm môi, đường cắt mí, xăm mi

Đừng phấn son, đừng mắt xanh mỏ đỏ...

Như cô gái già, quá lứa lỡ thì kia!

                                          9-1995

Đọc những dòng trên thấy xúc động vì tập thơ in đã quá lâu (1996), lúc lấy sách chỉ viết lời tặng mà không liếc qua, nên những câu thơ trên thực ra tôi đã quên luôn rồi. Đọc lại mới sực nhớ. Thực ra đó là đề từ, mình định nghĩa về thơ như thế, trong bối cảnh có nhóm người đua nhau “đổi mới thi ca” nhưng bằng cách nhai lại những cái bã của người ta đã bỏ đi từ lâu. Ý tôi muốn nói thi ca hãy trở về cái bản chất cội nguồn của nó, đó là tiếng nói của tâm hồn con người, còn cái sáng tạo chính là xuất phát từ bản ngã độc đáo của mỗi thi nhân.
3-2013
Cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc trên VTV1 sượng sùng thanh minh vai trò trưởng đoàn đưa “Kiến nghị lật pháp” chỉ là chuyện bất ngờ, trước khi ký tên ông đã đề nghị thay đổi một số nội dung nhưng không được, và ông cũng không tham gia soạn thảo bản Dự thảo Hiến pháp riêng, tóm lại ông không phải là người chủ chốt mà chủ yếu bị lôi kéo, bị lợi dụng trong vụ “lật pháp”!
truongduynhat cho là  Nguyễn-Đình-Lộc-trở-cờ, “tự tát vào mặt mình”; Đoan Trang: “không thể biện minh”; có người khuyên: “ông Nguyễn Đình Lộc hãy tự sát chính trị”; Tương Lai: “điều đó sẽ rất hại uy tín cho một người từng là Bộ trưởng và nhất là một trí thức chân chính”; Huệ Chi “có thể cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc đã chịu sức ép?; v.v…

      Còn tôi thì thấy hành động của ông Nguyễn Đình Lộc là dũng cảm. Nếu ông trực tiếp soạn thảo và hoàn toàn tâm đắc với những văn bản đó giờ ông chối thì mới là “trở cờ”, mới “tự tát vào mặt mình”. Còn làm như trên, ông chỉ thanh minh, đã vạch ra cho bàn dân thiên hạ thấy bản chất nhí nhố của nhóm “lật pháp”. Chính ông đã tát một cú trời giáng vào mặt những người chủ xướng là “Lươn” Huệ Chi (Từ câu “ca dao” nổi tiếng: Mọi người nói với Đổng Chi/ Huệ Chi nó có cái gì như lươn) và Giáo sư Tai Ương (TL); và đồng thời tát vào mặt những “đứa” a dua lăng nhăng như Trương Duy Nhất, Đoan Trang v.v…

Tôi cũng thấy việc sớm tỉnh ngộ là may cho ông, nếu ông kiên quyết cách ly luôn thì tốt hơn, nếu ông biết bản chất thực sự của đám “dân chủ bầy đàn”.
Như chuyện tiền bạc: Xuân Diện, Phương Bích và Bùi hằng đã “cắn nhau vì tiền”; Cu Vinh (Quang Vinh em Quang Lập) đã lợi dụng vụ Đoàn Văn Vươn làm tiền; Nguyễn Thanh Giang ăn chặn tiền của Nguyễn Gia Kiểng gởi về cho các “chiến hữu” v.v…
Những người cấp tiến luôn to giọng đổi mới thì lại có cách nhìn lộn ngược, như Chu Hảo đã ca ngợi Huy Đức là “trong sáng”; Trần Mạnh Hảo ca ngợi Phát xít Nhật; Nguyễn Quang Lập biện hộ cho tội ác ở những “địa ngục trần gian”; Nguyên Ngọc đã đỡ đầu và luôn ca ngợi những kẻ phỉ nhổ vào cuộc chiến giành độc lập, cho cuộc chiến tranh đó chỉ mang lại “nỗi buồn”, khóc như cha chết trong ngày chiến thắng; v.v… 
Và những người chủ trò như Huệ Chi, Tương Lai thì luôn tận dụng mọi việc, mọi cơ hội để chống đối, mục đích chính của họ là lật đổ chế độ chứ không phải vì dân vì nước, nên từ các nhân vật quấy rối như Bùi Hằng, Thục Vy, Phương Uyên đến chuyện góp ý cho Hiến Pháp, họ luôn ở trên tuyến đầu kích động.
Chuyện góp ý cho Hiến Pháp của các vị cái sai chính chính là những quan điểm lộn ngược vô cùng nguy hiểm. Như Quân đội lẽ ra cần phải trung thành với người lãnh đạo, nếu không không chỉ là đội quân rô-bốt đánh thuê mà còn là một trung tâm quyền lực có thể đảo chính bất cứ lúc nào.
 Những bài học của lịch sử, thời phong kiến, khi vua hiền, tướng giỏi như giai đoạn đầu nhà Trần, nhà Lê, chúng ta đã đánh thắng những đội quân xâm lược hùng mạnh nhất; nhưng giai đoạn cuối, vua hèn, cận thần xúi bậy, nhà Trần đã mất ngôi dẫn đến chuyện dân ta mất nước; cuối nhà Lê thời Trịnh-Nguyễn phân tranh nội chiến, dân ta nồi da xáo thịt cùng cực đến dường nào! Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị được Khổng Minh phò trợ từng suýt đốt chết Tư Mã Ý, Tổ phụ của nhà Tấn; nhưng đến đời con là Lưu Thiện đớn hèn hàng giặc, cháu nội nhục quá đã bắt cả nhà tự sát trước bàn thờ Lưu Bị!
Vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta đang cần có một Đảng mạnh như hồi đánh thắng Điện Biên Phủ, như hồi bắn rơi B52 trên bầu trời Hà Nội và khi lãnh đạo Chiến dịch HCM giành Toàn thắng, để chỉnh đốn, để đấu tranh giai cấp trong giai đoạn mới (chống nhóm lợi ích), lập lại kỷ cương phép nước, thưởng phạt công minh, làm theo đúng lời dạy của Bác Hồ:
-Không sợ hàng thiếu, chỉ sợ phân phối không công bằng;
- Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên".
Vậy mà họ lại đòi tước quyền lãnh đạo của Đảng, đòi cách ly quân đội với đảng, phải chăng họ lại muốn nội chiến như thời Trịnh-Nguyễn, hay tệ hơn là thời Loạn 12 sứ quân, giai đoạn giữa nhà Ngônhà Đinh?
Cái dốt của bọn “chấy thức” Trâu bò, Lươn rắn, ễnh Ương là không hiểu rằng, với chính trị xã hội thì cái quan trọng nhất là sự phù hợp chứ không phải là hay, là tốt. Bởi có cái hay cái tốt của người áp dụng không phù hợp ở ta sẽ gây đại họa!
Tôi tin là ông Nguyễn Đình Lộc từng là Bộ trưởng không đến nỗi quá ấu trĩ về luật, về chính trị xã hội. Qua sự phân bua của ông trên ti vi, tôi hiểu là ông đã dây vào cái nhóm “lật pháp” do cái tính cả nể, dĩ hòa vi quý, một thói xấu của bản tính Việt. Ngay tôi đây, có thằng tôi ghét như chó, nhưng thấy nó cứ nhăn nhở quỵ lụy là lại tặc lưỡi bỏ qua không chấp, để rồi bị nó lợi dụng, cuối cùng không chịu nổi thì chửi nhau, tạo cớ cho bọn đểu bu vào xiên xẹo, bực cả mình. Mong ông kiên định vượt qua cái tai ách này, đừng chấp làm gì cái dư luận của đám sâu bọ, rắn rết; cái chính là ông có vượt qua được cái tính cả nể hay không? Vì thực ra, có người có suy nghĩ khác mình, nhưng về tình cảm, ta vẫn quý mến họ!
Trước thời điểm xảy ra “hiện tượng” Nguyễn Đình Lộc, 2 ông Minh Thuyết và Nguyễn Trung, theo  Tư Mã Thiên:
“Trong bản kiến nghị 72, cựu đại sứ Nguyễn Trung đứng ở vị trí thứ 62 và cựu đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết đứng ở vị trí thứ 59. Về cơ bản, kiến nghị mà ông Nguyễn Trung và ông Nguyễn Minh Thuyết ký là đề nghị đa đảng, có đa đảng tất nhiên sẽ dẫn đến phi chính trị hóa quân đội, có thể chế tam quyền phân lập, có sở hữu tư nhân về đất đai…”
Nhưng chỉ sau đó vài ngày… thì cả ông Nguyễn Trung và ông Nguyễn Minh Thuyết đều đã quên những gì mình đã ký”.
Như vậy cái gì đã gây ra những hiện tượng trên?
Phải chăng công đầu chính là của những “dư luận viên”, chính họ bằng blog của mình đã đi đầu trong việc nã pháo vào những trò đấu tranh dân chủ nhí nhố và đỉnh điểm là trò “lật pháp” đó, mà riêng tôi cũng kịp thời đóng góp liên tiếp 3 bài viết. Sau đó, các phương tiện thông tin chính thống, nhất là VTV1, mới lên tiếng và phát huy được lợi thế của mình.
Vậy tôi có là “dư luận viên” không?
Cũng đã có những kẻ comment gọi tôi là “văn nô”, “dư luận viên”. Tôi thấy cũng tốt thôi, nếu điều đó góp phần làm ổn định và phát triển xã hội.
     Nhưng thực tế tôi đã đi trước rất lâu.
Ngay từ năm 1997, tôi đã viết bài phê bình ra tấm ra món đầu tiên trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội “đánh” Đỗ Minh Tuấn, làm rung rinh cả giới sĩ phu Bắc Hà khụng khiệng, chiếu trên chiếu dưới, và được trao tặng thưởng năm đó. Tôi  đã đến Văn nghệ Quân đội ở Lý Nam Đế và được chào đón như thượng khách. Ông Anh Ngọc nói vừa ăn vừa đọc bài của tôi hay quá làm rơi cả đũa; ông Nam Hà ôm lấy tôi: “Đông La đây à”! v.v… Một đời viết có được những khoảnh khắc đó quả là thú vị! Tiếp theo đó tôi đã gởi bài sang tận Đức đăng trên Talawas phê phán Bùi Tín, gởi sang Ba Lan đăng trên Đàn chim Việt phê phán Dương Thu Hương; gởi sang Mỹ đăng trên Giao điểmđánh” Trần Mạnh Hảo. Như vậy cái chương trình “dư luận viên” mà ông Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tuyên bố đã đi sau tôi rất nhiều. Thậm chí, khi Trần Mạnh Hảo hung hăng chống phá, báo chí chính thống im lặng, tôi đã từng viết thư gởi thẳng cho ông Tô Huy Rứa:
Còn chuyện bạn Hòa Bình e ngại là những bài viết giá trị của tôi liệu có đến được những nơi cần đến không? Tôi nghĩ là có vì đã có một lần một người bạn dự cuộc họp về báo chí của Ban Tư tưởng VHTƯ đã gởi cho tôi biên bản cuộc họp, trong đó có nhắc đến bài viết “Cuộc đối thoại ông chẳng bà chuộc” của tôi về chuyến Dương Thu Hương đi Mỹ:
Cái chính là sau khi đọc tôi cũng như những  ý kiến có giá trị của mọi người, những người có trọng trách cần phải làm gì? Như nhiều vấn đề tôi viết trong những truyện ngắn cách đây gần 30 năm nhưng vẫn còn nguyên đó, vẫn đang được bàn thảo sôi nổi trên nghị trường.
 Tôi là một nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, đã có những công trình được áp dụng vào thực tế và đã và sẽ in nhiều sách, vì vậy tư duy của tôi luôn mang tính khoa học, luôn logic và thống nhất. Tôi cũng luôn đứng cao hơn hoàn cảnh bản thân mình để viết vì cái chung, vì điều tối thượng là sự ổn định và phát triển của đất nước. Chỉ thế thôi!
TPHCM
25-3-2013
ĐÔNG LA