Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

VIETNAMNET “HAY” THẬT!

ĐÔNG LA
VIETNAMNET “HAY” THẬT!
Tôi thường xuyên vào đọc , đơn giản là vì nó là tờ báo điện tử chính thống lớn nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông mang thương hiệu Việt Nam. Tiếc là tin tức thì nhiều nhưng quá nhiều tin độc hại, nó độc hại không chỉ vì nó là tin xấu mà còn vì chúng thể hiện thái độ sai, trình độ kém của người đưa tin; cuối cùng, thật nguy hiểm, chúng thể hiện khuynh hướng sai của tờ báo. Một tờ báo chính thống, lớn nhất, mang thương hiệu Việt Nam mà sai thì gây ra tác hại cũng rất lớn.
Về mặt văn hóa xã hội, nhiều tin bài thể hiện tính lá cải, câu khách rẻ tiền, nói chung là thiếu văn hóa. Nghiêm trọng hơn là những vấn đề liên quan đến chính trị tư tưởng, cũng có nhiều chuyện!
Bàn về Văn hóa trước.
Vụ đầu tiên tôi chú ý là bài viết ký tên Minh Phương viết về HH Đặng Thu Thảo sau khi đăng quang. 
   
Tôi đã viết: “Đọc bài Tân hoa hậu không bận tâm tin đồn ác ý,  rồi bài Hoa hậu Việt Nam và chuyện phiếm về sự trung thực (VietNamNet), thấy tại sao lại có những kẻ độc ác, đểu cáng như tác giả tên Minh Phương lại có thể đi làm nhà báo”; rồi viết tiếp bài “chúng nó vẫn cố tình ném bùn vào cô bé Thu Thảo” phê phán VietNamNet và những tờ khác “mang danh báo của Nhà nước lại cố công phóng đại sơ suất nhỏ của người ta để bôi bẩn bằng được một danh hiệu cao quý và làm khổ một cô bé hiền hậu, chăm, ngoan”. Khi thực tế “Ban tổ chức khẳng định đã được Đại học Tây Đô thông báo, trước khi tham dự cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, Đặng Thu Thảo làm đơn xin đặc cách thi tốt nghiệp sớm hơn các bạn cùng lớp nhằm tránh trùng thời gian với cuộc thi nhan sắc. Nhà trường chấp nhận đơn này và tổ chức hội đồng thi riêng cho cô”. Đến nay thì đã rõ, sau bao lao đao vì sự đố kỵ và cố chấp ác độc của dư luận, danh dự của Đặng Thu Thảo đã được vẹn toàn.
Chuyện thứ hai khiến tôi chú ý là VietnamNet bị một trang mạng chê là vô văn hóa khi trên mục Xã hội đăng bài với nhan đề:
Tôi đã viết, khi viết thì mọi từ ngữ từ thô tục đến bẩn thỉu đều có thể dùng nếu đúng chỗ, phù hợp. Cũng như hành động giết người khi thực thi án tử hình là một việc thiện và chửi bọn dốt ác có đủ lý lẽ cũng sẽ là một hành động văn hóa. Ngược lại khi tự nhiên viết ra những điều thiếu tế nhị, nhất là lại đặt tên cho những bài báo thật giật gân để nhằm câu khách như trên thì đúng là vô văn hóa!
Tìm hiểu thêm thì ngay trên mục Văn Hóa của VietNamNet cũng có rất nhiều nhan đề vô văn hóa như thế: Những chuyện kinh ngạc về 'vùng kín' của nàng; Ca sĩ 19 tuổi ngủ với 12 cô gái một đêm; cao-thai-son-san-sang-len-giuong-voi-bat-ky-ai; v.v…
Không chỉ là thiếu văn hóa mà còn là hành vi xúc phạm nhân phẩm khi đặt nhan đề thế này:
Bởi người ta chỉ có quyền thèm muốn với tư cách đi mua dâm với những người bán dâm, còn viết như trên đã coi những “siêu sao” của showbiz Việt gồm những hoa hậu, ca sĩ, diễn viên như Mai Phương Thúy, Đặng Thu Thảo, Diễm Hương, Thanh Hằng, Hồ Ngọc Hà, Minh Hằng, Mỹ Tâm, Thu Minh, Tăng Thanh Hà, Ngọc Trinh là những mặt hàng dâm dục. Còn người viết cái đầu đề Đại gia mất nghiệp vì 'săn' gái trinh cũng mất nhân tính khi coi những trinh nữ bị “săn” như con vật.
Những hiện tượng khác thường, báo chí có thể chê bai khi có dấu hiệu phạm pháp hoặc mất đạo đức, còn vô cớ chê bai, bới móc cuộc sống riêng tư của người khác không chỉ vô văn hóa mà còn là xúc phạm danh dự, là phạm pháp. Tôi thấy ông Lê Ân và Vũ Hoàng Việt có thể kiện VietNamNet ra tòa khi đưa những tin thế này: Đại gia Lê Ân: Đối mặt tử hình và hưởng gái trinh; "Phi công" Vũ Hoàng Việt đắm đuối bên người tình U60 trên thảm đỏ!
Về vấn đề hệ trọng hơn nhiều là chính trị tư tưởng, trên VietNamNet cũng có rất nhiều điều cần phải thảo luận.
VietNamNet thường phỏng vấn đưa tin những nhân sĩ trí thức và những quan chức có cá tính, thẳng thắn (mạnh miệng), có chính kiến riêng, nhưng đều có khuynh hướng chung là có tinh thần của “lề trái”.
Như việc bảo vệ Điều 4 của Hiến pháp hiện tại không phải là chuyện tâm lý phụ thuộc vào chuyện nói nhiều hay nói ít mà thực ra là một cuộc chiến trên “mạng”, và không phải chỉ là “một vài ý kiến” mà là cả một thế lực hoạt động công khai, chính danh. Vậy mà VietnamNet lại đăng ý kiến của một vị Đại biểu Quốc hội: “các cơ quan thông tấn tuyên truyền chính thống suốt thời gian qua đã hơi “đi quá” khi liên tục phát thanh, truyền hình về sự cần thiết phải giữ điều 4.
Về chuyện “một bộ phận không nhỏ” đảng viên có quyền chức suy thoái. Thực ra do trong những lĩnh vực liên quan đến tiền bạc, họ đã móc ngoặc, liên minh liên kết, co cụm, tạo lập những vương quốc riêng, thoát khỏi sự lãnh đạo chung của Đảng, đã tham ô, tham nhũng. Điều này do Đảng chỉ lãnh đạo chung chung, thiếu cơ chế để Đảng giám sát cụ thể nên chưa làm tốt vai trò lãnh đạo. Lẽ ra phải điều luật hóa để trám chỗ trống quyền giám sát này, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về kinh tế thì VietNamNet lại nói ngược, cho sự suy thoái trên là do “Đảng “lấn sân” chính quyền”!
Đặc biệt, trong bài Chủ quyền nhân dân và việc sửa Hiến pháp, VietNamNet “giới thiệu góc nhìn” của TS. Nguyễn Văn Thuận, ủy viên thường trực Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội:
Hiến pháp lần này phải … đảm bảo người dân thực hiện được các quyền ngôn luận, hội họp, lập hội … Các quyền ấy phải được coi là quyền tự do hiến định, và chỉ có thể bị hạn chế bởi luật, chứ không phải là “có quyền […] theo quy định của pháp luật”.
Tôi ngạc nhiên khi thấy vị ĐBQH đang có vị trí quan trọng này lại hiểu “theo quy định của pháp luật” chỉ theo hướng hạn chế quyền như thế. Mà đúng ra phải hiểu “theo quy định của pháp luật” có nghĩa là những quyền tự do của người dân đã được hiến định thì mọi người buộc phải tuân theo, cũng có nghĩa là quyền của dân sẽ được pháp luật bảo vệ. Đồng thời “theo quy định của pháp luật”cũng có nghĩa là sự lợi dụng quyền tự do với ý đồ xấu sẽ bị ngăn chặn, một chuyện thường xảy ra ở nước ta. Như vậy có đoạn “theo quy định của pháp luật”có lợi đôi đường. Một số người cho quyền đã hiến định theo Hiến pháp là cao nhất sao còn phải tuân theo pháp luật? Không lẽ pháp luật cao hơn Hiến Pháp, chống lại Hiến pháp? Thực ra do hoặc dốt hoặc cố tình hiểu sai người ta mới nghĩ như vậy, vì Hiến pháp là luật chung, luật tóm tắt để sao cho mọi người đều có thể hiểu, còn phải có đủ các bộ luật, các nghị định, các văn bản dưới luật thì mới có thể thực thi được Hiến pháp trong cuộc sống. Nên sự điều luật hóa, quy định hóa chỉ là cụ thể hóa Hiến pháp chứ không phải là việc chống lại Hiến pháp. Một số người đang tích cực đòi bỏ đoạn  theo quy định của pháp luật” thực ra là muốn biện hộ cho việc nói bậy, viết bậy, làm càn của họ và mở đường cho những hành động quấy rối của họ trong tương lai. Một ông Ủy viên thường trực Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà quan niệm như trên quả là ngây thơ và thiếu thực tế. Hiến pháp Mỹ không có đoạn “theo quy định của pháp luật”, theo một tác giả: “nhưng sự giản đơn của Hiến pháp khi va đập với thực tế phức tạp của cuộc sống tạo nên những nghịch lý… Câu trả lời của các tòa án Mỹ là: không thể có tự do nào là tự do tuyệt đối và những động thái kiểm soát của chính quyền để ngăn chặn các hành vi “tự do” nhưng gây hại là cần thiết. Tuy nhiên, các lệnh cấm đều phải tuân thủ những nguyên tắc chặt chẽ do tòa án định ra và chỉ có tòa án mới là nơi duy nhất có thẩm quyền quyết định ai đúng ai sai”. Như vậy bỏ đi một đoạn cụ thể hóa luật pháp thì lại sinh ra nhiều việc phức tạp cho tòa án. Vậy việc bỏ đi như vậy chẳng phải là một chuẩn mực tốt.

Để kết bài này tôi muốn nói, bên cạnh những lệch lạc như trên VietNamNet từng đăng những bài coi Phạm Duy là biểu tượng không ai hơn về tài năng và nhân cách, VietNamNet cũng có một nghịch lý là tạo danh, tạo thế cho những vị có tư tưởng chống chế độ. Những nhân vật Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Thuyết, Việt Phương, v.v.. vừa ký tên trong danh sách đòi thay đổi Hiến pháp, thay đổi chế độ, cũng có nghĩa là đòi xóa bỏ luôn Bộ chủ quản của VietNamNet, bởi Bộ Thông tin và Truyền thông cũng thuộc thể chế hiện tại; nhưng bài của họ, tên tuổi họ luôn được đăng, được lưu trang trọng trên VietNamNet.

Nguyên Ngọc, gần đây nhất, trong bài trả lời phỏng vấn về giáo dục nhưng Tuần Việt Nam lại đặt cái nhan đề đầy kích động:  Nhà Văn Nguyên Ngọc: Dân chủ không phải cái đem cho lấy ý từ câu trả lời của ông như một lời hiệu triệu, y như dân ta đang bị kìm kẹp dưới ách thống trị vậy: “Dân chủ không phải là cái đem cho, dân chủ đem cho thì không phải là dân chủ, dân chủ là giúp cho người ta vùng lên tự giải phóng”.

Quả là dân ta thời nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác, đã “vùng lên tự giải phóng” thật, còn bây giờ Nguyên Ngọc muốn dân ta “vùng lên tự giải phóng” thì giải phóng khỏi ai? Và giành quyền làm chủ điều gì? Thực tế chỉ có Đảng lãnh đạo, phải chăng Nguyên Ngọc muốn dân ta vùng lên giải phóng khỏi Đảng? Cần phải giáo dục cho học sinh cái tinh thần ấy? Hiện tại các quyền cơ bản nhất: quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc; quyền được bảo vệ về thân thể và danh dự; v.v… dân ta đều có hết; chỉ có quyền nói bậy, viết bậy, làm càn là chưa có. Phải chăng Nguyên Ngọc muốn dân ta vùng lên đòi những quyền ấy? Cụ thể như quyền được phỉ nhổ của Nguyễn Huy Thiệp vào cuộc chiến giành lại nền độc lập mà ông luôn ủng hộ?

VietnamNet cũng từng là nơi cho “GS Tai Ương” (PGS Tương Lai) lập ngôn, để hôm nay có thế đứng vững hơn trên tuyến đầu chống chế độ.

mặc dầu “triều Nguyễn đã để lại một di sản khổng lồ, vĩ đại mà không triều đại nào trong lịch sử có thể sánh được” nhưng ngót một thế kỷ qua, sự thật lịch sử đó đã bị vùi lấp. Đó là một bi kịch lịch sử lớn”, bởi: “Nguyên nhân của bi kịch ấy có nhiều, song đúng như phân tích của Gs. Phan Huy Lê “về sử học thuần túy, đó là thời kỳ mà nền sử học Macxít đang hình thành, nên sự ấu trĩ, giáo điều, công thức buổi đầu là không tránh khỏi”;
            từ sự đổi mới tư duy về kinh tế mà đổi mới về tư duy nói chung để thấy ra sự phi lý của những quan điểm chính thống khi áp đặt vào việc biên soạn sách giáo khoa sử học cũng như từng áp đặt cho các công trình nghiên cứu lịch sử thì … khi một cái giả biến thành cái thật, được đem rao giảng cho thế hệ trẻ thì khác nào chất axít gậm nhấm tâm hồn lớp trẻ”.
Có lẽ nào sự thật di sản Triều Nguyễn lại vĩ đại đến như vậy mà sự “ấu trĩ, giáo điều, công thức” của “nền sử học Macxít” “vùi lấp”? Có lẽ nào sách giáo khoa lịch sử đều là “cái giả biến thành cái thật, được đem rao giảng”?
            Khởi thuỷ của nhà Nguyễn xuất phát từ sự tàn mạt của nhà Lê, sinh ra thời tao loạn Vua Lê Chúa Trịnh, rồi Trịnh Nguyễn phân tranh. Nguyễn Huệ sau khi diệt Trịnh, Nam đánh thắng giặc Xiêm (do Nguyễn Ánh cầu viện), Bắc đánh thắng giặc Thanh (do Lê Chiêu Thống cầu viện), đã oai hùng lên ngôi xứng đáng. Tiếc là Nguyễn Huệ lâm bệnh và chết đột ngột, Nhà Nguyễn mới có cơ hội giành quyền cai trị. Nhưng rồi Nhà thờ Thiên chúa giáo và Đế quốc Pháp không quên công giúp Nguyễn Ánh chống Tây Sơn và lời cầu viện của Nguyễn Ánh ngày nào khi giao cả ấn tín và con mình làm con tin, nhờ Bá Đa Lộc làm  Đặc sứ yết kiến Vua Pháp Louis XVI, ký Hiệp ước Versailles, xin nhường đảo Côn Lôn và cho Pháp độc quyền sử dụng cảng Đà Nẵng! Chính cái Hiệp ước Versailles định mệnh kia là cái cớ cho Thực dân Pháp về sau thực hiện dã tâm xâm lược, 1858 đã chiếm Côn Lôn rồi chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu đánh chiếm Việt Nam. 1887, Pháp đã chiếm được Việt Nam và toàn Đông Dương, đã lập ra Liên bang Đông Dương. Từ đó Nhà Nguyễn thực sự hết vai trò, chỉ còn là bù nhìn. Chỉ đến khi cách mạng tháng 8 thành công, 2-9 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, rồi đến tận 5-1954 chiến thắng ĐBP, nước ta mới thực sự giành lại nền độc lập.
Có lẽ nào tất cả những sự thật đó không chỉ người Việt Nam mà toàn thế giới công nhận, đã được internet hóa, là “cái giả biến thành cái thật, được đem rao giảng”?
Dù triều Nguyễn như vậy, nhưng những tấm gương sáng về tinh thần yêu nước và chống ngoại xâm như Vua Hàm Nghi, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Trương Định, Nguyễn Trung Trực v.v… đều được vinh danh trong những trang sử vàng của dân tộc, tên của họ đều được đặt tên cho những con đường trong các thành phố.
Có lẽ nào tất cả những điều đó là cách nhìn “ấu trĩ, giáo điều, công thức” của “nền sử học Macxít” vùi lấp?
Tóm lại thật buồn cho VietNamNet! Thật buồn cho mấy vị quan chức, nhân sĩ trí thức!
TPHCM
29-3-2013
ĐÔNG LA