Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

TƯ DUY BỒI BÀN CỦA “RÁO XƯ” NGUYỄN ZĂNG TÚN

ĐÔNG LA
TƯ DUY BỒI BÀN CỦA
“RÁO XƯ” NGUYỄN ZĂNG TÚN
 
Vừa rồi Nguyễn Văn Tuấn có so sánh Bác Hồ với ông Lý Quang Diệu qua bài viết Hồ Chí Minh và Lý Quang Diệu: Tư tưởng lớn gặp nhau?
Nhưng Nguyễn Văn Tuấn là ai?
Lúc đầu tôi chỉ biết Nguyễn Văn Tuấn là một GSTS Y khoa ở Úc. Với ngành Y, lương y như từ mẫu, là một bác sĩ thôi cũng đã là quá tốt rồi, còn là một GSTS nữa thì thật đáng quý. Tìm hiểu thêm một chút thì người ta còn phải nể ông Tuấn nữa vì biết ông Tuấn từng vượt biên sang Australia rồi định cư tại đó. Khởi đầu ông đi làm phụ bếp, làm bồi bàn, rồi vừa làm vừa học mà thành đạt đến GSTS!
Chưa hết, thật mừng cho ông khi ông Tuấn đã có nhiều thành tựu, ngoài các giải thưởng của Úc và quốc tế, ông còn được bốn giải thưởng của Bộ Ngoại giao Việt Nam, UBND TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Kiên Giang và Vietnamnet vì những đóng góp cho khoa học và giáo dục trong nước!
***
Nếu chỉ vậy thôi thì thật tốt quá. Tiếc là ngoài lĩnh vực Y khoa, ông còn “trổ tài” ở các lĩnh vực khác. Không luật nào cấm người ta tham gia nhiều lĩnh vực, bản thân tôi đây cũng tham gia không phải nhiều mà rất nhiều lĩnh vực. Cái chính là anh phải hay, còn không hay được thì phải đúng. Nhớ lại trường hợp ông Ngô Bảo Châu, ngoài toán học, ông Châu cũng phán nhiều thứ; tiếc là ông lại phán lung tung, đến nỗi nhà toán học lừng danh của chúng ta đã bị công dân mạng mới đây đặt cho cái biệt danh là “Trâu giỏi toán”! Như chuyện Châu đã ca ngợi Cù Huy Hà Vũ như Kinh Kha chẳng hạn. Và thật kỳ lạ khi có một sự trùng hợp! Trên trang xuongtamban có bài viết cho biết GS Nguyễn Văn Tuấn cũng coi Cù Huy Hà Vũ là thần tượng.  Xin trích một đoạn:
Hôm nay vô tình đọc được bài viết của thầy Tuấn trên boxitvn, bài này thầy bình luận về bản án của TS.Cù Huy Hà Vũ thầy Tuấn mô tả ông Vũ là “người Việt yêu nước chân chính”. Mình thì chả hiểu thế nào và bằng cách nào, một tên “phản động” vì hết VTV, Tuổi Trẻ, Thanh Niên thay nhau chửi là đáng tội mà thầy Tuấn và đến ngay cả ông GS. Ngô Bảo Châu lại tỏ ra bệnh vực ông ta !?”.
Đọc tiếp thì được biết Nguyễn Văn Tuấn viết:
Theo tôi, những quan điểm và ý kiến của Tiến sĩ Hà Vũ thể hiện ông là người yêu nước, yêu dân sâu sắc. Làm sao có thể phản bác câu nói này của ông: “Hòa hợp, hòa giải dân tộc là biết tôn trọng và tốt hơn nữa, biết nhân nhượng những quan điểm chính trị khác biệt, kể cả đối lập để phụng sự Tổ quốc Việt Nam một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Nói cách khác, hòa hợp, hòa giải dân tộc là chấp nhận chung sống của các quan điểm chính trị khác biệt”. Làm sao có thể bác bỏ đề nghị “Ngày thống nhất đất nước” để diễn đạt ngày 30/4/1975? (ý ông Tuấn nói khó bác bỏ ý Cù Huy Hà Vũ đề nghị bỏ lễ kỷ niệm ngày 30-4  là ngày Thống Nhất đất nước - Đông La giải thích). Do đó, Tiến sĩ Hà Vũ tuyên bố rằng ông chấp nhận bản án “trước dân tộc và trước nhân dân”, chứ không phải trước tòa án, là hoàn toàn nhất quán với những suy nghĩ của ông”.
Về Cù Huy Hà Vũ tôi đã viết:
Một chế độ bình thường ở thời hiện đại này không thể vô cớ bắt người, nhất là người đó lại là con một công thần, một nhà thơ danh tiếng của chế độ: Nhà thơ Huy Cận. Trên những trang của những tổ chức và cá nhân sống bằng nghề công kích nhà nước VN, những người luôn mong nước ta lại nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn, có tràn ngập những bài viết của Vũ. Đó chính là những chứng cớ phạm tội không thể chối cãi được, bởi chúng phản động, phản đạo lý, phản lịch sử. Như Vũ đề nghị xóa bỏ Lễ kỷ niệm Ngày toàn thắng 30-4; cho việc ta phản công, sau khi bị quân Ponpot xâm lấn và giết hại dân ta hết sức tàn độc ở biên giới Tây Nam, là xâm lược Cămpuchia; cho việc treo cờ Đảng trong những ngày quốc lễ là phạm pháp v.v… Vũ cũng có cả những hành động ngông cuồng, giật gân, vô lý, cốt chỉ để lấy lòng phe chống đối như: kêu gọi thả tù binh Ngụy (còn giam ai đâu mà thả?); kêu gọi liên minh với Mỹ đánh TQ (giả sử Mỹ ngu mà nghe lời Vũ thì ta đánh TQ có thắng không? Nếu thắng thì bao lâu? Và nước ta thành bãi chiến trường thì sẽ như thế nào? Và TQ có đầu hàng luôn hay sẽ phục thù? Và cứ giả sử nước ta mình đồng da sắt không hề hấn gì thì cuộc đối đầu với TQ sẽ kéo dài mấy tỷ năm nữa? v.v…) Chưa hết, tìm hiểu kỹ hơn nữa thì thấy nhân thân Vũ quả là “độc đáo”! Đó là một đứa con từng kiện cáo tranh giành nhà cửa với chính cha và anh em ruột của mình, từng tuyên bố nếu công an làm giấy tờ nhà cho cha mình thì hãy bước qua xác chết của mình; đánh nhau với cả hàng xóm, anh em; chửi cả tổ dân phố khi họ không ủng hộ Vũ ứng cử ĐBQH v.v… và đến bố đẻ là Nhà thơ Huy Cận còn than là ông đã sinh ra một thằng con “bất trung, bất nghĩa, bất hiếu”!
Còn chuyện hòa hợp dân tộc? Tôi cũng đã viết, xã hội VN hoàn toàn không còn khái niệm ta địch. Trong gia đình, chú ruột vợ tôi là cha tuyên úy, bị tù 13 năm, đã thành cha sở nhà thờ Chí Hòa rất lớn, khi chết chủ tế đám tang là Hồng y, có lãnh đạo quận Tân Bình tham dự. Ngoài xã hội, đã có sự trở về của rất nhiều người thuộc chế độ cũ, từ tầng lớp lãnh đạo như Nguyễn Cao Kỳ đến các trí thức, văn nghệ sĩ như GS Trần Chung Ngọc, Nhạc sĩ Phạm Duy, Nhạc sĩ Đức Huy, các ca sĩ Tuấn Ngọc, Hương Lan, Tuấn Vũ, Elvis Phương, danh hài Hoài Linh, nhà báo Phương Hùng, v.v… cùng hàng trăm ngàn bà con Việt kiều về nước trong mỗi dịp tết. Đặc biệt có người còn xin ở lại luôn như hai nhạc sĩ Phạm Duy, Đức Huy và v.v… Hoài Linh, Đức Huy xuất hiện thường xuyên trên tivi đến nỗi tưởng hai người chưa từng đi đâu cả.
Vậy hòa hợp dân tộc là sự cởi mở, là tha thứ, là bỏ qua những lỗi lầm trong quá khứ, là không phân biệt đối xử trong những ngày hôm nay, chứ hòa hợp không phải là xóa trắng hoặc lộn ngược lịch sử, là không còn chuẩn mực về đạo lý, thiện ác; không phải là tư tưởng của những kẻ sau 40 năm lại đi tìm cách chiêu hồi hồn ma chế độ VNCH như “Ngọc tụt hố” (Nguyên Ngọc) và thần tượng của “Trâu giỏi toán” và “Tuấn vượt biên” chính là cái “thằng cướp nhà của cha” Cù Huy Hà Vũ!
Nguyễn văn Tuấn viết tiếp:
Nếu bất đồng chính kiến là hình thức yêu nước cao cả nhất (mượn cách nói của sử gia Howard Zinn:  Dissent is the highest form of patriotism) thì Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã gửi một tín hiệu rõ ràng rằng ông là một người yêu nước chân chính. Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ xứng đáng được đặt tên Tiến sĩ Cù Huy Ái Quốc”.
 Với trường hợp Cù Huy Hà Vũ hoàn toàn không phải là “bất đồng chính kiến” hay “phản biện” phản biếc gì hết. Bất đồng chính kiếnphản biện đúng sẽ là “cao cả” như ý ông Tuấn nếu những ý kiến trái chiều với thói quen, với chính sách của nhà nước đó có lý hơn, tốt hơn, được xã hội công nhận, được nhà nước sử dụng. Tôi từng có nhiều ý phản biện như thế. Cần phải phân biệt ý kiến khác, tư tưởng khác với sự lộn ngược, với tư tưởng chống đối, phá hoại, lật đổ. Như về cái đẹp, hoa hồng khác hoa lan, nhưng với rác bẩn thì không phải khác hoa lan mà là xấu, là bẩn. Về dinh dưỡng, nước mắm là thực phẩm khác nước tương, nhưng muối clo và muối xyanua của natri thì không phải khác nhau, mà muối clo là chất tối cần thiết cho sự sống, còn muối xyanua là một chất cực độc. Cù Huy Hà Vũ cũng chỉ như những người mang “gen” quấy rối và chống phá. Như lũ kền kền, linh cẩu thích ăn xác thối, họ khoái chí bu vào những ung nhọt của thể chế, không ngần ngại phóng đại, xuyên tạc, kể cả bịa đặt, nhằm xóa bỏ, lật nhào tất cả, kể cả lịch sử. Tham nhũng cũng như tất cả những tệ nạn của chế độ chỉ là những cái cớ cho họ lợi dụng vì những động cơ, mục đích khác nhau. Với Cù Huy Hà Vũ, Vũ từng lân la từ cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến nguyên TBT Nông Đức Mạnh, với tham vọng chức Bộ trưởng Bộ Văn Hóa, một ghế ĐB Quốc hội. Khi thất bại, với tinh thần không được ăn thì đạp đổ, Vũ không ngần ngại lộn ngược tất cả, làm tất cả để lấy lòng tất cả những người muốn lật đổ thể chế này, bất chấp nguy cơ đất nước chúng ta sẽ lại nồi xa xáo thịt, y như dân Ucraina, Xyri, Lybi, Irắc… đang nhãn tiền, không chỉ trước dân ta mà trước toàn thể nhân loại, ngay trong những ngày hôm nay. Vì vậy Nguyễn Văn Tuấn viết “Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ xứng đáng được đặt tên Tiến sĩ Cù Huy Ái Quốc” không chỉ không phải là tư duy khoa học, nhân văn của một GSTS Y khoa mà còn không xứng với cả suy nghĩ của một người từng làm phụ bếp, hấu bàn như ông Tuấn, bởi vì đó là những suy nghĩ phản thực tế, vô trí, xuẩn ngốc, suy nghĩ của một người mất nhân tính!
***
Cách đây mấy ngày Nguyễn Văn Tuấn lại dùng cái tư duy đó so sánh Bác Hồ với ông Lý Quang Diệu vào dịp ông Lý vừa qua đời.
Mọi sự so sánh đều có phần khập khễnh, có sự so sánh hoàn toàn đúng nhưng người có lương tri, có văn hóa không bao giờ làm cả. Như về tài đánh hơi, không ai bảo ông GSTS Y khoa Nguyễn Văn Tuấn thua loài chó!
 Với tâm trí của một người vượt biên để kiếm cơm, mọi thứ đều nhìn qua cặp kính là miếng ăn, Nguyễn Văn Tuấn mới lấy riêng “tầm nhìn” về giáo dục của Bác Hồ so với ông Lý Quang Diệu: “Cái tầm nhìn về giáo dục của ông Lý, nói cho công bằng, cao hơn cái tầm nhìn của ông Hồ. Một sự so sánh ngớ ngẩn, bởi hồi Bác tại thế, đất nước ta còn chìm trong mưa bom bão đạn. Chúng ta đang dốc toàn trí lực cho việc giành lại đất nước chứ không phải việc dựng xây đất nước.
Nguyễn Văn Tuấn viết:
Tôi nghĩ quan tâm về giáo dục của ông Hồ ở tầm thấp hơn và địa phương hơn so với tầm của ông Lý. Trong khi ông Lý nói về “university education”, “innovation”, “management”, “global entrepreneuship” thì ông Hồ chỉ nói đến giáo dục trong vai trò xoá nạn mù chữ. Cho đến cuối đời, ông Hồ cũng chỉ nói đến ước mơ “ai cũng được học hành”, chứ ông chưa nghĩ đến cái gì cao xa như giáo dục đại học hay khoa học và công nghệ”;
Thật ra, sự khác biệt này cũng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì hai người có trình độ rất khác nhau. Tôi nghĩ trình độ học vấn và trải nghiệm quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong tầm nhìn và viễn kiến. Người có cơ hội sống và học tập trong môi trường đẳng cấp quốc tế, có dịp tiếp kiến với giới "elite" (tinh hoa), thì gần như tự nhiên, họ có tầm nhìn cao và xa. Còn người không có cơ hội làm việc và sống trong môi trường học thuật tốt thì tầm nhìn của họ cũng hạn chế… Ông bà chúng ta có câu "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" là rất rất đúng.
Ông Lý … học từ những trường danh giá bậc nhất trên thế giới. Ông từng theo học và tốt nghiệp luật hạng danh dự từ Đại học Cambridge của Anh… ở London School of Economics, một trường kinh tế lừng danh trên thế giới… Còn ông Hồ, thì do hoàn cảnh đất nước và gia đình, chưa xong bậc trung học, trình độ nói chung còn hạn chế. Ông tiêu ra rất nhiều năm nay đây mai đó làm chính trị, làm cách mạng, hơn là học hành
Tôi chỉ có thể nói gọn một câu, trên đây là suy nghĩ và so sánh của một kẻ ngu xuẩn, vì một người có tư duy biện chứng và minh triết không ai so sánh như thế. Như người ta không thể so sánh Đức Phật với người thợ sửa tivi rồi cho Đức Phật lạc hậu vì thời đó chưa có tivi.
***
Đặc biệt có chuyện vui là, hiệp đồng tác chiến với ông “ráo xư bồi bàn”, nhà thơ lừng ranh (mãnh) Trần Mạnh Hảo của chúng ta cũng làm thơ ca ngợi ông Lý Quang Diệu, ngầm so sánh với Bác Hồ, mục đích chính là xỏ xiên tình cảm của dân Việt Nam đối với Bác Hồ. Tôi đã viết TMH có cái “hay” là viết cái gì sai cái đó, lần này cũng vậy, như hai câu sau:
Cụ đi cả nước khóc thương
Singapore hóa quê hương Niết Bàn
Singapore giầu có hàng đầu thế giới về vật chất thì đúng rồi nhưng TMH ngu ở chỗ không hiểu “quê hương Niết Bàn” lại là cõi thanh khiết, ngược với sự giàu có vật chất. Niết-bàn (zh. nièpán 涅槃, sa. nirvāa, pi. nibbāna, ja. nehan) được dịch với một trong những nghĩa là Tịch diệt (zh. 寂滅). Sự tịch diệt là mục đích tối cao trong đạo Phật, đó là sự tận diệt ba nghiệp tham, sân và si. Đức Phật Tổ nói:
Ta đã buông xả tất cả những tham dục, đã tiêu diệt tất cả sân hận , ta đã lìa xa tất cả si mê . Ta đã đạt sự tĩnh lặng, chứng niết-bàn”.
TMH viết:
Linh hồn Cụ nay về đâu
Xin phù hộ quả địa cầu bình an
Ông Lý Quang Diệu mới mất, công đức của ông để “đèn Trời” soi xét, lẽ ra không nên nhận xét ông cao thấp, tốt xấu ở thời điểm này. Nhưng vì có những kẻ lấy cớ ông chết để thải ra những ý lăng nhăng như TMH và Nguyễn Văn Tuấn thì tôi phải nói cho mọi người biết. NVT vượt biên, TMH nghe nói cũng từng khoe có ý vượt biên tại 81, Trần Quốc Thảo, nơi tụ tập của giới văn, nghệ sĩ TPHCM; vậy hai ông “vượt biên” nên biết, tại thời điểm làn sóng người Việt Nam vượt biên lên cao điểm, Lý Quang Diệu đã tuyến bố: "I just can't accept them, it's impossible" (Tôi không thể tiếp nhận họ, đó là điều không thể được). Trong khi đó, Singapore lại nhập hàng vạn người vào Singapore lao động. Ngược lại, những nước nghèo hơn Singapore như Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan, Phi Luật Tân, Hongkong  v.v. thì đã cưu mang họ. Vậy với câu thơ “Một đời Cụ sống nhân từ” của TMH thì TMH phải biết Lý Quang Diệu có thể chỉ “nhân từ” với dân nước ổng thôi, còn với Hảo và Tuấn ở nước VN ta thì ổng không “nhân từ” đâu!
Một chuyện nữa, Đặng Tiểu Bình, năm 1978, trước khi xua quân tấn công VN năm 1979, đã đi chu du các nước Đông Nam Á tìm sự đồng tình, trong đó có Singapore; nhằm hình thành nên một một tập hợp lực lượng mới chống Việt Nam. Singapore được Trung Quốc công nhận như một quốc gia đầy đủ và phát triển quan hệ mọi mặt nhanh chóng, nơi trước đó Trung Quốc vẫn luôn cho là tay sai của Mỹ.
  Về một trong những nguyên nhân làm nên sự giầu có của Singapore, trên trang Mít sờ tơ Khù Văn Khoằm có đăng một tài liệu có ý độc đáo:
  “Người ta nói: "trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết" xem ra không đúng? Khi trâu bò đánh nhau kiểu gì cũng xuất hiện các vết thương và ruồi muỗi được hưởng lợi từ các vết thương đó (các dịch vụ phục vụ chiến tranh)”.
Có điều cũng cần phải biết, Lý Quang Diệu theo chủ nghĩa thực dụng, cái gì có lợi cho Singapore cái đó là chân lý. Việt Nam sau đổi mới đã bình thường hóa, mở rộng quan hệ với tất cả các nước, kể cả cựu thù. Vậy quan hệ với VN cũng sẽ tốt cho Singapore và cộng đồng ASEAN thì một người thông minh như ông Lý không có lý gì ông không thay đổi suy nghĩ và tình cảm đối với VN. Vì thế giai đoạn cuối đời, ông đã trở thành một người bạn tốt của VN.
***
Phản bác sự so sánh tôi không thể không phân tích, so sánh.
Nếu khách quan đánh giá toàn diện ông Lý Quang Diệu, ông quả là một người tài đức, có nhiều công trạng đối với Singapore, vì thế ông mới được dân Singapore suy tôn, dư luận thế giới coi trọng. Nhưng cũng phải biết Singapore chỉ là một thành phố, từ khi ông Lý nắm quyền không trải qua chiến tranh, ông được toàn tâm, toàn ý xây dựng kinh tế đất nước. Trên thế giới cũng có những nơi, những nuớc nhỏ có nét giống Singapore như Hồng Công, Đài Loan, Thụy Sĩ, Luxembourg, Qatar, Brunei, v.v… cũng rất giầu có. Nếu Sài Gòn cũng là một quốc gia, không chiến tranh, tôi tin là nó phát triển không kém Singapore. Điều này dễ hiểu, nuôi một người tất phải dễ hơn nuôi 100 người. Vì vậy, nếu so với quy mô Việt Nam, ông Lý Quang Diệu chỉ là một tỉnh trưởng làm kinh tế giỏi mà thôi.
Còn Bác Hồ được cả thế giới suy tôn là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, với dân Việt Nam, Bác đã trở thành một vị thánh. Gần đây tôi nghiên cứu nhiều về tâm linh, với khả năng tiên tri của Bác thì tôi thấy Người đúng là một vị thánh. Khả năng tiên tri đó chính là thiên tài, cùng với cái đức cao cả, lòng nhân ái bao la, Bác đã thu phục nhân tâm của cả một đất nước. Chỉ có thế, dân ta từ một kiếp nô lệ, một cổ hai tròng Nhật, Pháp, 2 triệu người chết đói, 1945, đã theo Bác giành lại được nền độc lập. Từ đội quân có 34 người, 9 năm sau, 1954, khi Pháp quay lại, quân dân ta đã đánh tan quân Pháp chính quy tại Tập đoàn cứ điểm kiên cố ĐBP; 20 năm sau, chúng ta lại thắng tiếp Mỹ, một nước giầu mạnh nhất cùng cả một lũ chư hầu, tay sai.
Còn ông Lý Quang Diệu, năm 1961, để thoát sự cai trị của người Anh, ông đã khởi phát chiến dịch đòi sáp nhập Singapore với Malaysia. Ngày 16 tháng 9 năm 1963, Singapore trở nên một phần của Liên bang Malaysia. Như vậy Singapore hết thuộc Anh lại thuộc Malaysia. Khi Singapore bị Thủ tướng liên bang Tunku Abdul Rahman trục xuất ra khỏi Malaysia, trong cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp, Lý Quang Diệu đã nức nở: “Đối với tôi, đây là một khoảnh khắc đau thương”. Với một quốc gia, nền độc lập là quý giá nhất, vậy về khoản này xem chừng ông Lý không phải có công mà là có tội.
Vậy nếu so sánh một cách toàn diện như thế thì có đến một triệu ông Lý Quang Diệu cộng lại cũng không thể so được với Bác Hồ của chúng ta.
Cuối cùng Nguyễn Văn Tuấn viết: “Nói như thế không có nghĩa là đánh giá thấp sự nghiệp và đóng góp của ông Hồ”. Ý này ông ta chỉ để che chắn phần nào cho cái tâm tối của mình, cũng chỉ thể hiện thêm tính cơ hội mà thôi. Nguyễn Văn Tuấn từng được báo chí chính thống ở ta ca ngợi mà. Vì nếu thành tâm và có lương tri không ai lại có một sự so sánh xuẩn ngốc như thế.
30-3-2015
ĐÔNG LA