Thứ Hai, 19 tháng 12, 2022

ĐÔI NÉT VỀ NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU LÀM NÊN CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI, “TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”

 ĐÔNG LA

ĐÔI NÉT VỀ NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU LÀM NÊN CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI, “TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
Vào những ngày này, cách nay chẵn nửa thế kỷ, tôi vừa học xong cấp III, đã khám nghĩa vụ quân sự, chuẩn bị lên đường nhập ngũ. Thời điểm này cũng chính là thời điểm mà Mỹ thực hiện Chiến dịch Linebacker II dùng B-52 ném bom “trải thảm” xuống Thủ đô Hà Nội và các thành phố khác ở Miền Bắc liên tục trong 12 ngày đêm, một cuộc ném bom dữ dội nhất trong toàn bộ lịch sử các cuộc chiến tranh.



Ngày ngày, đứng ở bụi tre rìa làng, tôi thấy cả khoảng trời trước mặt luôn dầy đặc một lũ quạ sắt, có chiếc mũi đen sì quặp xuống như mỏ diều hâu… Cả không gian thanh bình luôn bị xé rách toạc bởi những tiếng gầm rú man rợ. Đêm đêm, phía thủ đô Hà Nội, trong tiếng bom gầm, những quầng lửa cao ngút trời, mặt đất rùng rùng chuyển động.
Trong toàn cuộc Kháng chiến chống Mỹ, đỉnh cao của sự đối đầu Việt - Mỹ chính là Chiến dịch Linebacker II đó, và chiến thắng đã thuộc về Việt Nam. Dần dần, những bí mật quân sự được công bố đã khiến cho tất cả người VN ai có lương tri cũng đều phải dâng lên niềm xúc động và tự hào. Chúng ta đã thắng Mỹ không chỉ bằng ý chí, bằng máu mà còn bằng cả trí thông minh tuyệt vời nữa. Vì vậy, hôm nay, càng căm giận bọn bất lương vì những mục đích khác nhau, chúng lại muốn nhuộm đen máu những người anh hùng, muốn nhuộm đen những trang sử vàng chói lọi của dân tộc; chúng chính là bọn cơ hội, đón gió, trở cờ, phản trắc, đã tìm mọi cách “chiêu hồi bên thua cuộc”. Thật kỳ lạ, sao có thời cha, anh chúng ta lại giỏi giang, đức độ và anh hùng đến vậy, nhưng tại sao chính họ lại sinh ra lớp con cháu hôm nay lắm kẻ bất tài, thất đức, chỉ giỏi luồn lách để có quyền chức, để rồi vô trách nhiệm, để rồi ăn cắp cả tiền bạc lẫn danh vọng, đẩy thể chế đến “nguy cơ tồn vong”, đưa đất nước đến chỗ tai hoạ. Trong đám nhà văn, Dương Thu Hương từng bịa đặt trong ngày giải phóng 30-4, ngồi ở vệ đường SG, khóc như cha chết vì nhận ra phe chiến thắng của mình là “một đội quân man rợ”; Bảo Ninh viết cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh, cho cuộc kháng chiến vĩ đại là “nỗi buồn”; đặc biệt Nguyễn Huy Thiệp, bên cạnh tác phẩm bôi đen cả anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, lần sang Thụy Điển, đã thật láo xược khi trả lời phóng viên nước ngoài: “Thế hệ tôi nôn mửa vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc”. Vậy mà mới đây, với sự đề cử của đám lãnh đạo Hội Nhà Văn VN bất lương như Nguyễn Quang Thiều, được bọn bất tài thất đức, đứng đầu là Trần Nho Thìn, xét duyệt, Nguyễn Huy Thiệp đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật!
Hôm nay, nhân những ngày kỷ niệm trận “Điện Biên Phủ trên không” tôi muốn nhắc lại đôi nét về những điều kỳ diệu đã làm nên chiến công vĩ đại, đồng thời chúng cũng như những cái tát vả vào mặt lũ bất tài, thất đức, lưu manh!
***
Trước hết, chiến thắng trên bầu trời Hà Nội năm nào chính là kết quả của tầm nhìn xa trông rộng của Bác Hồ. 1967, Bác đã nói với Tướng Phùng Thế Tài, Phó Tổng tham mưu trưởng: “Sớm muộn gì, Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra ném bom Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Chú phải nhớ là trước khi thua ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ đã hủy diệt Thủ đô Bình Nhưỡng. Chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội”. Trước đó, 1962, Bác cũng đã nói với ông Phùng Thế Tài: “B52 bay cao hơn 10 km mà trong tay chú chỉ có cao xạ thôi” và nói với ông Đặng Tính, Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân nghiên cứu cách đánh B52. Ngày 7-2-1965, nhân dịp ông Kô-xư-ghin thăm nước ta, Bác đã yêu cầu Liên Xô giúp ta xây dựng lực lượng tên lửa phòng không. Cuối năm 1966, Mỹ bắt đầu dùng B52 đánh phá ác liệt vào Vĩnh Linh, Trung đoàn tên lửa 238 đã vào Quảng Bình để nghiên cứu cách đánh máy bay B52, tuân theo lời dạy của Bác: “Có vào hang cọp mới bắt được cọp”.
Một tờ báo Mỹ đã gọi Chiến dịch Linebacker II là cuộc "Chiến tranh điện tử” mà phần thắng đã thuộc về VN. Có những khái niệm lạ lùng lần đầu ta được nghe như “trinh sát nhiễu”, “vạch nhiễu”, “phương pháp bắn 3 điểm”, “bắn đón nửa góc”, v.v… Trung tướng Phan Thu, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên chỉ huy Tiểu đoàn Trinh sát nhiễu, kể lại: “Trong suốt thời gian hoạt động trinh sát, chúng tôi không thu được nhiễu 3cm của địch. Như vậy, B-52 chưa gây nhiễu dải sóng 3cm đối với các loại radar phòng không". Một công trình nghiên cứu cải tiến kỹ thuật: ghép phần tử mục tiêu của radar K8-60 làm việc ở dải sóng 3cm với đài điều khiển SAM-2. Đại tá Nguyễn Ngọc Lạc, hồi đó là Thượng úy Kỹ sư của Cục Quân khí, một chứng nhân, từng trực tiếp sửa chữa và đề xuất thử nghiệm và cho kết quả ra-đa K-860 với băng sóng 3cm đã xác định mục tiêu tốt, góp phần quan trọng trong việc bắn rơi B52 trên bầu trời Hà Nội trong 12 ngày đêm cuối năm 1972.
Điều kỳ diệu tiếp là việc bộ đội phòng không của ta đã hóa giải được tên lửa “không đối đất” Shrike của Mỹ. Tên lửa này có thể tìm và “bắt” được mục tiêu theo sóng ra-đa, chuyên dùng để phá hủy các hệ thống phòng không đối phương. Tại Trung Đông, hàng chục hệ thống tên lửa phòng không của Khối Ả Rập từng bị loại tên lửa này phá hủy. Bộ đội ta đã vô hiệu hóa bằng cách phát sóng tức thì, tắt máy đột ngột và quay ngay đài ăng-ten đi hướng khác, tên lửa Shrike đã “bị điều khiển” chệch khỏi mục tiêu!
Tiếp nữa, có thời điểm, bộ đội tên lửa phóng tên lửa nhưng tên lửa không bay thẳng tới máy bay mà quay đầu rơi xuống đất, có khi thành bom rơi xuống nhà dân. Chính bộ đội ta đã phân tích và biết tên lửa rơi là do phía Mỹ đã biết tần số của sóng điện từ dẫn tên lửa tới mục tiêu, nên họ đã chế thiết bị gây nhiễu. Vì vậy phía ta buộc phải thay đổi toàn bộ các linh kiện để thay đổi tần số dẫn bắn đó. Nhưng đây là vấn đề bí mật quốc gia, mọi thay đổi phải được phép của lãnh đạo Liên Xô. Theo Đại tá Nguyễn Thuỵ Anh, trong phim tài liệu “Vạch nhiễu tìm thù”: “Những người đại diện tập đoàn tên lửa không đồng ý cho mở cái khối điều khiển vô tuyến… Lúc bấy giờ đ/c Đại sứ LX ở VN đã rất quyết đoán, đ/c nói: “Có gì là bí mật nữa vì người Mỹ đã phát hiện ra rồi, đã gây nhiễu đánh chúng ta thì bây giờ chúng ta phải mở ra và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về điều này”. Quyết định quan trọng này đã giúp bộ đội tên lửa ta bắn B52 “rụng như sung” trong vụ tập kích chiến lược vào Hà Nội sau đó. Có điều bất ngờ và thú vị là vị đại sứ đó chính là Ilya Sherbakov, với quyết định đó ông đúng là một đại ân nhân của dân VN, nhưng có những thông tin không chính thống và đủ thứ suy diễn, ông là trùm tình báo của LX mà vụ án gián điệp chống Đảng ở ta có liên quan đến ông. Ngay vị đại tướng lừng danh Võ Nguyên Giáp cũng bị tai tiếng không ít. Nhưng tôi thấy hơi buồn cười là, trước nay người ta chỉ thấy làm gián điệp cho quân địch chứ làm gì có chuyện làm gián điệp cho người “anh em”? làm gián điệp cho đại ân nhân cứu giúp chúng ta?


Cuối cùng để giành chiến thắng không thể không nhắc đến chiến công của các cán bộ tình báo quân sự đã phải ngày đêm theo dõi mọi động thái của địch. Đại tá Trần Văn Tụng, từng thuộc Trung đoàn Trinh sát Kỹ thuật, Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng kể lại, vào những năm 60, ông là 1 trong 10 sinh viên của trường ngoại giao được tuyển vào Cục 2. Ông cho biết lúc đầu chúng ta chưa biết cách làm thế nào để có tin cụ thể. Sau những mày mò, phán đoán từ các thông tin trinh sát có được, đơn vị của ông dần dần đã hình thành được nhiều bộ giải mã tin, từ đó dự đoán chính xác thời gian, địa điểm, số lượng máy bay Mỹ sẽ tham chiến. Chính vì thế, chiều 18-12-1972, Đại tá Phan Mạc Lâm, người được mệnh danh là đã “lập hồ sơ B-52”, khi Tướng Phùng Thế Tài hỏi:
- Này cậu, B-52 đến đâu rồi?
Ông mới có thể khẳng định:
- Giữa đường rồi, thưa Thủ trưởng - có cả hướng Gu-am và Thái Lan.

Như vậy chúng ta hoàn toàn sẵn sàng chủ động đón đánh địch, đã sơ tán hàng chục vạn dân tới nơi an toàn trước trận đánh. Và chỉ có như thế chúng ta mới làm nên một trận “Điện Biên Phủ trên không”, giành thắng lợi hoàn toàn.
***
Với tinh thần của Bác: “…chúng tôi phải được yên ổn. Chúng tôi không muốn trở thành người chiến thắng. Chúng tôi chỉ muốn Mỹ cút đi! Gút-bai!” Và theo lời dậy của Người: “Chúng ta căm thù Đế quốc Mỹ xâm lược nhưng không được căm thù nhân dân Mỹ”, sau ngày toàn thắng, chúng ta chủ trương "khép lại quá khứ, hướng đến tương lai", và đã có được một thành tựu ngoại giao quan trọng, mở ra một thời kỳ mới dựng xây đất nước. Nước ta trở thành nơi đúng như một câu thơ của tôi trong bài TỔ QUỐC-NỬA BÀN CHÂN DÍNH BÙN VÀ MÁU:
Một đất nước đến những người từng là kẻ thù cũng đem lòng yêu mến
Ngày 15 tháng 7 năm 1995, TT Clinton tuyên bố thiết lập bang giao đầy đủ với Việt Nam. Năm 2000, ông cùng với vợ con thăm Việt Nam. Trong bài Binh-thuong-hoa-quan-he-Viet-My, ông nói: “Bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ là thời khắc tuyệt vời trong nhiệm kỳ của tôi”; “Việt Nam là đất nước có vị trí đặc biệt trong trái tim tôi”.




Ngày 6-12-2006, ông đã nói với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết: “Sáu mươi năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Roosevelt đã muốn hai nước Việt - Mỹ thật sự là bạn. Quá trình này đã có những bước gập ghềnh. Tuy nhiên, tôi vô cùng hạnh phúc chứng kiến quan hệ tốt đẹp giữa hai nước mà đáng lẽ phải có từ cách đây 60 năm”.
19-12-2022
ĐÔNG LA