Trang

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2024

HỒNG VỆ BINH ĐỜI MỚI

 HỒNG VỆ BINH ĐỜI MỚI

Có một độc giả là Thần Biến Tinh đã nhắn tin fb gởi cho tôi link trang fb của Nguyên Leanh. Tôi vào đọc thấy ông này tự giới thiệu là dạy nhiều trường đại học, từng đi bộ đội 1972, tức giống tôi, chắc cùng lứa tôi. Không ngờ một người học cao như thế nhưng lại cho bản chất Đạo Phật là lừa đảo, được hình thành bởi chế độ xã hội nô lệ. Một thời nhà nước VN mới ra đời, hiểu về Chủ nghĩa Duy vật còn ấu trĩ, coi như một tôn giáo để chống lại các tôn giáo khác. Quê tôi cũng có chuyện phá Chùa. Nhưng rồi nước ta đã dần hoà nhập vào nền văn minh, trong đó công dân được tự do tín ngưỡng, tín ngưỡng được pháp luật bảo vệ. Đạo Phật có những quan điểm ngược với Đời, nhưng có những giáo lý rất cần thiết để chúng sinh hướng về chân, thiện, và có những hiện tượng đặc biệt trong đời sống đã chứng tỏ có những điều trong giáo lý về thần thông, về luân hồi, về quả báo… là có thực. Vì vậy mà Đạo Phật đã tồn tại và phát triển hơn hai thiên kỷ rưỡi đến tận hôm nay. Vậy mà Nguyen Leanh cho bản chất Đạo Phật là lừa đảo thì đúng là một hồng vệ binh đời mới, viết theo Đạo Phật là vô minh.
Tôi đã trả lời Thần Biến Tinh: “ ông này học giỏi toán, viết đúng về những sai trái trong thực hành Đạo Phật, nhưng viết về bản chất của Đạo Phật thì sai”. Tính trả lời vậy rồi thôi. Dính vào loại cực đoan như Nguyen Leanh chỉ vô ích, mất công. Nhưng rồi thấy cứ có cái gì đó bất an. Sứ mệnh của một người hiểu biết là phải chỉ ra cái sai của người khác, không thể để người ta tự do làm sai để rồi gây tai hoạ. Chính Thái tử Tất Đạt Đa khi đắc Đạo cũng trở thành Phật, "Buddha", một bậc trí giả, người hiểu biết; ngài đã giảng Đạo, truyền Đạo chính là ngài đã chỉ ra sự vô minh, sự mê lạc của cả chúng sinh. Tôi tự thấy mình cũng phải noi gương ngài, nên đã nhắn tin cho Nguyen Leanh. Tôi viết lại ý nhắn cho Thần Biến Tinh rồi viết thêm: “Có lẽ do ông học giỏi toán, bị giam trong những logic cứng nhắc của toán nên thành ra không hiểu gì về Đạo Phật và các hiện tượng tâm linh. Theo tôi, ông nên tìm hiểu thực tế, vì thực tế là tiêu chuẩn cao nhất để kiểm tra chân lý. Như hài cốt Nhà Cách mạng Nguyễn Đức Cảnh đã tìm được bằng khả năng ngoại cảm của cô Phan Thị Bích Hằng, đã được Viện Pháp Y QĐ kiểm tra DNA đúng, vậy có khả năng ngoại cảm không? Có ngoại cảm thì có tâm linh không? Vụ tìm được hài cốt TBT Hà Huy Tập cũng nhờ khả năng của một số nhà ngoại cảm, trong đó cô Trần Ngọc Ánh là quan trọng nhất, khiến con cháu người họ Hà phục lăn, trong đó có PGS TS Vật lý Hà Vĩnh Tân. Cô Bích Hằng, cô Ngọc Ánh và các nhà ngoại cảm khác có thể có sai lầm, lĩnh vực ngoại cảm có chuyện lừa đảo, phạm pháp, có người bị tù, nhưng như vậy không có nghĩa là không có khả năng ngoại cảm, không có thế giới tâm linh.
Với bài ông viết về thí nghiện của Stern–Gerlach, tôi thấy ông đúng là giỏi toán nhưng ông chưa thực sự hiểu bản chất vật lý nên có mấy chỗ chưa chính xác. Ông viết “Cực N là hình trụ có dạng một chiếc nêm có mũi nhọn, cực S là hình võm. Từ trường ở đầu mũi nêm N là lớn nhất và giảm dần tới S. Đây là từ trường không đồng đều”. Ông viết vậy là sai. Không có nam châm nào từ trường giảm từ cực N đến cực S cả. Ở thí nghiệm này, từ trường mạnh nhất ở giữa, chỗ mũi nhọn của N, giảm dần ra hai phía. Có vậy, dòng nguyên tử bạc mới bị tách mạnh nhất ở giữa, giảm dần ra hai phía, tạo thành hình như vết son môi. (Xem hình)



Nên ông viết “dòng nguyên tử bạc phân thành hai chấm” là sai. Ông viết “sự tác động của từ trường vào moment từ”, tôi thấy viết “moment từ nội tại của electron”, hoặc “mômen từ spin của electron” thì chính xác hơn.
Tôi cũng viết về khoa học, gởi ông link bài tôi viết về vướng víu lượng tử, liên quan đến Nobel Vật lý 2022, ông rảnh đọc chơi. https://www.facebook.com/donglasg/posts/pfbid0SRPiZX2Uunj43P3q5xTGRAsg3ps6SZ9T9uDZTwuk3djBfmeGuNN1nb1njf7HGbXcl
Nguyen Leanh đã trả lời: “Tôi không quan tâm những người như vậy. Tự anh hiểu ra đấy là một kẻ tâm thần. Hiểu biết hỗn độn”. Tôi tiếp: “Tôi sợ chính anh tâm thần đấy, thậm chí công kích sai trái đạo Phật là phạm pháp”. Nguyen Leanh: “Nhận thức của anh quá kém. Anh giữ lại những nhận thức ấy. Tôi thật sự thấy ghê tởm những hạng người có nhận thức như anh và vị bạn của anh. Kết thúc”.



Viết xong, ông này chặn luôn tôi vào đọc fb của ông ta.
Như vậy, Nguyen Leanh quả là điển hình của loại người ngu dốt mà tự phụ; kiêu căng, hoang tưởng nên không tự nhận ra cái sai của mình, cũng không chịu hiểu những góp ý đúng của người khác. Với chuyện này của Nguyen Leanh, tôi chợt ngộ ra một ý nghĩa mới của vô ngã, một khái niệm trung tâm của Đạo Phật mà hơn hai thiên kỷ rưỡi nhân loại vẫn chưa thống nhất được cách hiểu.
***
Đọc fb của Nguyen Leanh, tôi thấy có Aiviet Nguyen vào khen bài về spin. Aiviet Nguyen là nickname của PGS TS Nguyễn Ái Việt, một chuyên gia về Vật lý Lý thuyết và CNTT, bằng tuổi tôi, đặc biệt anh cũng là con của Nhà Văn Huy Phương trong giới văn chương của tôi. Lướt fb của anh, thấy anh cũng quan tâm về Đạo Phật, tâm linh, ngoại cảm, và có viết về vô ngã. Thú vị là, không phải tất cả mà anh có những ý trùng với tôi, đến nay tôi chưa thấy anh có ý ngược với tôi. Đặc biệt, anh cũng quen và có đối thoại với một đối tượng mà tôi mới viết là Phạm Lưu Vũ. Vì vậy, tôi đã nhắn tin cho Aiviet Nguyen: “… gần đây một bạn đọc có gởi link đến trang của Nguyen Leanh. Thấy anh vào khen bài viết về spin, vào trang fb của anh thấy anh cũng quan tâm đến Đạo Phật và tâm linh. Lạ là tôi thấy Nguyen Leanh chống Đạo Phật và tâm linh cực đoan … Với bài Nguyen Leanh viết về thí nghiệm của Stern–Gerlach… Tôi thấy có mấy ý chưa chính xác… Tôi cũng mới viết mấy bài về thằng Phạm Lưu Vũ, vào fb của nó thấy anh trao đổi với nó cũng rất thú vị, vậy gởi anh link bài tôi phê phán thằng Vũ này, có ý nó đã biến Đạo Phật thành đạo tặc, nếu anh rảnh thì đọc chơi. Rất xin lỗi, nếu làm phiền anh”. Aiviet Nguyen trả lời: “…Tôi chơi với mọi người không phân biệt quan điểm. Nói chuyện với nhau trước hết phải đồng ý là có thể không đồng ý với nhau ở một số điểm. Tôi không đồng ý với Lê Anh ở Tâm Linh và Đạo Phật .... Lê Anh cũng có cái hay và cái đúng thì khen, chứ không phải khen cả. Anh Lưu Vũ tôi cũng mới mời nói chuyện ở Cà phê Thứ Bảy… Tôi thích nghiên cứu Đạo Phật, chứ không theo. Tôi tin Tâm Linh nên tìm hiểu và có thể có những điểm có lý, nhưng cũng không tin cả”.
***
Về vô ngã, Aiviet Nguyen viết: “… Chữ Phạn là Anatman = An + Atman… Riêng tiếp đầu ngữ An có 2 nghĩa tuy na ná nhau nhưng có nội hàm sâu sắc khác nhau theo tiếng Anh là no-self và not-self. Các vị cao tăng Trung Hoa dịch Vô Ngã là theo ý “không có cái gọi là Ngã (Atman)”…Tuy nhiên, nếu hiểu là “Atman không tồn tại” sẽ dẫn tới rất nhiều mâu thuẫn tắc tị… nếu không có Ngã thì ai là người hưởng những Quả và Nghiệp và như thế mục tiêu của Tu tập là gì?...” Như vậy, ý này Aiviet Nguyen đã giống tôi.
***
Đến nay, đa phần các vị sư đều giảng kinh Phật cho rằng thân, tâm con người được cấu thành từ ngũ uẩn- Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức; ngũ uẩn là vô thường, vô ngã, nên không có cái tôi. Nhưng Kinh Saccaka viết Thái Tử Tất-Đạt-Đa đắc Túc Mạng Minh như sau: “…Ta nhớ đến các đời sống quá khứ… Ta nhớ rằng: "Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này". Vậy theo thuyết “vô ngã”, Đức Phật nói về cái “Ta” của mình như vậy thì là cái gì?
Vậy phải xem nội hàm chữ “Ngã” trong “Vô Ngã” của Kinh Phật? Chữ Ngã đó chính là chữ Atman, tư tưởng Bà La Môn bắt nguồn từ kinh Vệ Đà và Áo Nghĩa Thư cho rằng linh hồn cá nhân Tiểu Ngã (Atman) đó là trường tồn, bất biến, độc lập tồn tại, không phụ thuộc vào cái khác. Khi Đức Phật đắc Đạo, giác ngộ, nhận thấy không có cái Ngã (Atman) đó, không có chuyện nó mãi mãi chuyển kiếp, luân hồi. Ngài thấy, khi người ta chết đi, sẽ có một cái Ngã mang theo Nghiệp tái sinh, luân hồi; trong 12 nhân duyên của thuyết Duyên khởi, nó được gọi là “thức”. Đó chính là cái “Ta” của những tiền kiếp của Đức Phật trong câu kinh Saccaka trên. Thực tế, những cái tôi mang theo nghiệp kiếp trước kết hợp với một cái tôi sinh học, DNA, đã sinh ra một kiếp chúng sinh.
Còn cứ cho Kinh Phật nói “vô ngã” tức là không có cái tôi. Vậy Bác Hồ là ai? Võ Nguyên Giáp là ai? Einstein là ai? Bohr là ai? Nhân loại vẫn xây chùa thờ Phật, những ông sư vẫn giảng vô ngã là không có cái tôi, rồi lại sì sụp lạy Phật, nhưng Phật cũng vô ngã thì thờ ai? lạy ai?
***
Với trường hợp Nguyen Le anh, tôi đã ngộ ra một ý nghĩa mới của vô ngã.
Tôi thấy suy nghĩ của con người là sản phẩm của cái ngã, cái tôi, nếu không suy nghĩ, con người chỉ là một khúc thịt. Phật chỉ ra rằng vì vô minh, con người đã tham, sân, si nên từ suy nghĩ sai đã tạo nghiệp. Nguyen Leanh vì vô minh đã cho bản chất Đạo Phật là lừa đảo. Đây là chuyện sai, chuyện không có thật, vậy suy nghĩ của Nguyen Leanh là không thật, là sản phẩm của vô ngã, cái tôi Nguyen Leanh suy nghĩ như thế chính là vô ngã. Thì ra mỗi người đều có một chân ngã, tu tập là loại bỏ dần tham, sân, si, sinh ra bởi vô ngã, vậy tu tập cũng là diệt vô ngã để trở về với chân ngã, chính là Phật tính.
7-7-2024
ĐÔNG LA