Tôi tính đăng liên tục loạt bài tôi viết về 30-4-1975 mà tôi gọi là “Lịch sử thành văn” để chào mừng chẵn nửa thế kỷ ngày chiến thắng vĩ đại, giải phóng, thống nhất đất nước. Nhưng cô Lương Lan Hương lại nhắn tin về Trần Đăng Suyền, một GS văn chương viết về cuốn “Nỗi buồn chiến tranh”, tôi đọc mấy chữ thấy ngay Trần Đăng Suyền sai. Lướt trên mạng, tôi thấy một ông GS khác, từng có thời gian dài thân thiết với tôi, là Trần Đình Sử, cũng viết sai về “Nỗi buồn chiến tranh”, v.v… Và chắc còn rất nhiều ông thầy dạy văn sai như thế. Về Trần Đăng Suyền, Trần Đình Sử sai thế nào có thề tôi viết sau. Tôi trả lời Lương Lan Hương: “Bọn GS văn mất dạy, đào tạo ra lũ học trò mất lương tri, ra trường chiếm lĩnh các đài, báo, đã đưa tin, đăng tải bài viết sai trái”.
Tôi dám nói hai ông GS Suyền và Sử là “bọn GS văn mất dạy” khi ca ngợi BN là vì họ không học lời cha ông ta dạy “chân, thiện, mỹ” là giá trị cốt lõi của văn chương. Chính Bảo Ninh trên Báo Đất việt online từng nói mình viết không đúng sự thật, tức đã xuyên tạc sự thật. Cha ông ta cũng dạy “Văn dĩ tải đạo”, văn BN cho cuộc chiến chống xâm lược, giành lại chủ quyền đất nước là “nỗi buồn”, con đi bộ đội cha dặn “đừng ngu mà chết vì lý tưởng”, ai cũng vậy thì mất nước, dân ta mãi kiếp nô lệ, vậy văn Bảo Ninh tải “đạo” gì?
Vì vậy, tôi phải “chen ngang” vào loạt bài về 30-4, phải rửa mặt cho những người anh hùng trước, khi bị Bảo Ninh bôi bẩn và được lũ thầy trò mất dạy tung hô.
Hôm nay, tôi sẽ đăng những ý kiến phê phán “Nỗi buồn chiến tranh” của các vị có địa vị và tài năng văn chương hơn đám thầy trò mất dạy rất nhiều.
***
Sau khi cuốn “Thân phận tình yêu” (tên khác của “Nỗi buồn chiến tranh”) được Hội Nhà Văn VN trao giải năm 1991, báo Công an thành phố HCM đã trao đổi với nhà văn Nguyễn Quang Sáng, Tổng thư ký Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và là một thành viên của cuộc bỏ phiếu trao giải cho “Thân phận tình yêu” (tên khác của NBCT)
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng nói:
“…tôi xin trích một đoạn trong Dự thảo báo cáo của Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam trong Đại hội Nhà văn lần thứ V trong vấn đề này, như sau:
… cái nhìn hiện thực có nét chủ quan, không đúng hẳn với hiện thực lịch sử. Tác giả muốn đứng cao hơn cả hai phe trong cuộc chiến đó… Cách nhìn nhận lại quá khứ chiến tranh và cả cách nhìn hiện tại có những biểu hiện chủ quan thiên lệch đến nặng nề tối tăm … Có những điều khiến người đọc phân vân: Địch và ta vào cuộc chiến phải có cái khác nhau cơ bản chứ. Toàn truyện thiên về các mặt tiêu cực bi kịch. Có cái gì đó hơi quá khích, quá liều lượng… tác giả muốn tạc tượng đài cả thế hệ bạn bè mình đã hy sinh, nhưng chỉ quá một tý nữa thì tác giả sẽ phản lại đồng đội mình, tả họ như là hy sinh vô ích… việc trao giải cho Thân phận của tình yêu (Nỗi buồn chiến tranh) năm 1991 là thiếu chín chắn, nặng về khuyến khích một cây bút trẻ đã trải qua chiến đấu, mà coi nhẹ tính định hướng của giải thưởng… Sự mơ hồ và u ám trong cách nhìn của Bảo Ninh khi miêu tả cuộc kháng chiến chống Mỹ đã bị một số người thiếu thiện ý ở nước ngoài lợi dụng, nhằm xóa ranh giới giữa chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa; thêm nữa, chính tác giả cuốn sách khi trả lời nước ngoài phỏng vấn cũng bộc lộ những quan điểm sai trái. Bạn đọc trong nước phê phán cuốn sách này càng ngày càng nhiều. Đó là sự nhắc nhở chính đáng của dư luận, là bài học kinh nghiệm của chúng ta…”
(Nguồn: Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh, Tp.HCM (13-9-1995)
***
Với Nhà Văn Nguyễn Khải, tôi từng đến tận nhà ông với thư giới thiệu của Nhà thơ Anh Thơ nhờ ông thẩm định mấy truyện ngắn đầu tay của tôi. Ông bảo thích cả, riêng một truyện ông bảo: “Cả đời may ra mới viết được vài cái như cái này. Công nhận cái gì thực vẫn hay”. Lần khác đi cùng anh Hoài Anh đến nhà ông, sau khi tôi tặng tập sách thiếu nhi mới xuất bản. Khi ra về, ông nói riêng với tôi: “Tính đọc sách Đông La tặng để dỗ giấc ngủ, nào ngờ đọc đi rồi lại phải đọc lại”.
Về cuốn “Nỗi buồn chiến tranh”, Nguyễn Khải cũng trả lời phỏng vấn:
“… cuốn Nỗi buồn chiến tranh vì cách nhìn chiến tranh của tác giả còn phiến diện và cái không khí ngột ngạt, u ám bàng bạc trong nhiều chương sách… Sau khi giải thưởng được công bố, sự phản ứng của dư luận bạn đọc là tức thì, vượt khỏi cách nghĩ ban đầu của tôi. Nhiều bạn bè trong quân đội đã gặp tôi để bày tỏ sự phản đối việc trao giải của Hội Nhà văn cho Nỗi buồn chiến tranh. Các anh ấy nói với Bảo Ninh thì chẳng có gì để nói nhiều. Sự từng trải của anh ta ở chiến trường là thế, tâm sự của anh ta là thế thì cũng chỉ viết được đến thế, không thể đòi hỏi hơn. Nhưng Hội Nhà văn lại tuyên dương một cuốn sách viết về chiến tranh với một tâm trạng và cách nhìn của một người bi quan thì thật hết sức lạ lùng. Các anh ấy có quyền hỏi chúng tôi: Vậy chúng tôi là những người như thế nào? Chúng tôi muốn gì? Nghe xong mà tôi ớn lạnh cả người. Tôi chỉ còn biết tự rút ra một kết luận: phàm đã đọc và đánh giá một tác phẩm văn học không nên chỉ căn cứ vào những cảm hứng ban đầu thuần túy văn chương của mình, mà còn phải biết nghĩ đến tác động của nó về mặt xã hội và chính trị tới đông đảo bạn đọc không chỉ ở trong nước mà còn cả ở ngoài nước. Không phải mình muốn bày vẽ ra thế, mà sự đời nó buộc mình không thể không nghĩ rộng ra như thế…”
(Nguồn: Công an thành phố Hồ Chí Minh, Tp.HCM (20-9-1995)
***
Nhà văn Vũ Tú Nam, nguyên Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa IV, là thành viên của Ban chung khảo trao giải thưởng cho cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Báo Công an thành phố HCM cũng đã phỏng vấn ông, ông đã đã trả lời:
“Tôi hoàn toàn nhất trí … việc tự phê bình của tập thể Ban Chấp hành Hội Nhà văn khóa IV trong Báo cáo trước Đại hội lần thứ V mà anh Nguyễn Quang Sáng đã nêu lên trên quý Báo, số 478, ra ngày 13-9-1995…
… khi bỏ phiếu … Tôi cũng đã rất phân vân về những mặt yếu kém của cuốn sách, như: Sự mơ hồ của tác giả giữa chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa, cái nhìn u ám nặng nề, chỉ thấy sự mất mát riêng tư mà không thấy chiến thắng lớn lao do đóng góp của toàn dân… sự mơ hồ và cái nhìn u ám của anh (tác giả) đã khiến cuốn sách phản ánh méo mó cuộc chiến đấu thiêng liêng của dân tộc.
…Nhưng rồi giải thưởng vẫn được thông qua… Trách nhiệm thuộc về toàn thể Ban Chấp hành, nhưng tôi là người chịu trách nhiệm trước nhất. Sự phê phán của công luận sau đó là chính đáng….
Sau khi cuốn Nỗi buồn chiến tranh ra đời, anh Bảo Ninh viết tiếp những gì, trả lời phỏng vấn báo nước ngoài, hay dở, đúng sai ra sao, cá nhân anh ấy chịu trách nhiệm…”
(Trích từ tập tài liệu “Đời sống văn nghệ thời đầu đổi mới” do Lại Nguyên Ân và Nguyễn Thị Bình cùng một số sinh viên, nghiên cứu sinh thực hiện cuối năm 2006).
***
Tôi đã viết một bài khá kỹ về cuốn “Nỗi buồn chiến tranh”, sau loạt bài về 30-4 tôi sẽ đăng lại, có đoạn chắc hay quá nên độc giả cứ trích dẫn nhưng lại lầm lẫn cho tác giả là GS Trần Thanh Đạm vì trong bài tôi có nhắc đến ông:
“GS Trần Thanh Đạm viết về cái quái gở của cuốn “Nỗi buồn chiến tranh”: “Nỗi buồn chiến tranh ở đây mang màu sắc của một sự sám hối của những người anh hùng đã lỡ gây nên một sự nghiệp anh hùng”.
Còn tôi (Đông La) thì cũng thấy cái chuyện kỳ quái, có những kẻ sau giải phóng lại đi tìm mọi cách chiêu hồi “Bên thua cuộc”, nhưng rồi tôi đã nhận ra, nếu phía thua VN mà nghèo đói như các nước Châu Phi thì chắc chắn sẽ không bao giờ có chuyện ngược đời đó. Nhưng phía thua đó lại là Pháp, là Mỹ, những nước rất giầu có, vì vậy mà đã có những kẻ cơ hội, đón gió, mà muốn vậy, chúng phải trở cờ. Chúng phải đổi giọng, đổi những thứ vô giá thiêng liêng như niềm tự hào dân tộc, sự chính nghĩa, cái thiện… để mong lấy những cái có giá cụ thể hơn, đó là tiền!”
***
Chưa hết, tôi còn thấy có một nỗi buồn nữa, đó là “nỗi buồn Bảo Ninh”! Trên Báo Công an điện tử Nhà báo Dương Đức Quảng đã viết “Thư ngỏ gửi nhà văn Bảo Ninh: Xin đừng làm tổn thương đến tâm huyết các liệt sĩ” (http://ca.cand.com.vn/vi-VN/thoisuxahoiphongsughi chep/2005/9/62803. cand? Page=1). Ông cho biết Bảo Ninh qua Mỹ, đã gặp Robert Whitehurst và đọc chiếc đĩa ghi toàn bộ cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm, nhưng “Tôi cũng không hiểu vì sao khi nhà văn (Bảo Ninh) đã biết địa chỉ của gia đình (Đặng Thùy Trâm)… lại không mang kỉ vật thiêng liêng của liệt sĩ đến”. Tệ hại hơn nữa khi Bảo Ninh cho rằng Đặng Thùy Trâm viết nhật ký không phải vì một nhân cách anh hùng mà đơn giản là vì: “có thời gian”!
GSTS Nguyễn Cảnh Toàn trên facebook, với tư cách là người từng cùng nhập ngũ, cùng đơn vị với Hoàng Ấu Phương (tên thật Bảo Ninh), đã không chỉ cho biết Bảo Ninh viết “rất rất nhiều sự việc bịa đặt, sai sự thật” về đồng đội của mình, mà sau giải phóng, khi về Viện Sinh học, Viện Khoa học VN, Phương (Bảo Ninh) còn bị kỷ luật rất nặng về tội … phá hoại thí nghiệm sinh học của đồng nghiệp trong Viện… đã lấy hoá chất độc rắc vào tảo thí nghiệm thức ăn cho gà của 1 trong 2 tiến sĩ đang thí nghiệm…”.
***
Tôi đã viết nhiều về “vấn đề Bảo Ninh” nhưng cái dư luận bầy đàn tâng bốc Bảo Ninh vốn “ngu lâu”, “dốt dai”, nên nay buộc phải nhắc lại.
26-4-2025
ĐÔNG LA