Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

“HỌ KHÔNG SỢ LINH HỒN CỦA CÂY SAO?”





“HỌ KHÔNG SỢ LINH HỒN 
CỦA CÂY SAO?”
(Trước)

(Sau)
Vừa rồi, nước ta có 3 chuyện ồn ào mà cả hai phe “quân đỏ”, “quân đen” đều phản ứng. Mọi người đã nói rất nhiều nhưng tôi vẫn muốn viết mấy chữ.
Trước hết, theo ý tôi, ba việc đốn hạ cây xanh tại Hà Nội, lễ hội chém lợn làng Ném Thượng, việc nhét tiền tay tượng Phật của người dân khi đi lễ chùa là ba việc phản văn hóa và trái đạo. Viết hết thì dài quá nên hôm nay tôi viết chuyện CHẶT CÂY thôi.
Việc thay cây mục ruỗng, chặt cây giải tỏa cho công trình công cộng, chặt cây tại vỉa hè quá chật hẹp, rễ phá đường, phá nhà… là việc tất nhiên của ngành chức năng. Nhưng việc chặt cây tại Hà Nội vừa qua không phải chỉ có như thế mà đúng như ông Nhà thơ Trần Đăng Khoa bảo có tình trạng “mượn gió bẻ măng”. Việc tập kết những khúc gỗ “mục ruỗng” nhưng thực tế lại mịn như giò lụa, rất quý, được canh gác nghiêm ngặt, xem chừng có mùi trục lợi. Ông GS Ngô Bảo Châu cũng có chất vấn về chuyện chặt cây. Tôi thấy Ngô Bảo Châu từng nói đúng khi nói trường đại học là trường chuyên môn cần thi riêng, ý của Ngô Bảo Châu phản đối chuyện HN đốn cây hàng loạt lần này cũng là đúng. Vì vậy tôi thấy là không hay khi trên một trang “quân đỏ” có bài phản đối Ngô Bảo Châu chất vấn chuyện chặt cây, cho là ý của “Trâu giỏi toán”! Ngô Bảo Châu từng nói sai nhiều như chuyện ca ngợi “Kinh Kha” Hà Vũ, rồi đề nghị tách quân đội ra khỏi Đảng, v.v…, nhưng chúng ta nên khách quan, công bằng. Như chuyện ông Nguyễn Bá Thanh, để chống lại bọn xiên xẹo, có người cố nói ông khỏe mạnh, có điều thực tế ông Thanh lại chết thật rồi!
Trong tất cả các ý kiến tôi chú ý nhất bài của Lê Ngọc Sơn, nghiên cứu sinh tại Đức: “Cùng làm việc trong phòng nghiên cứu của tôi là anh bạn đến từ Bali, Indonesia. Khi tôi kể câu chuyện Hà Nội đang cho chặt hàng loạt cây cối với những những bức ảnh tràn lan trên mạng về những khối cây to vài người ôm nhưng vẫn bị đốn, anh bạn mắt tròn mắt dẹt ngạc nhiên hỏi lại tôi: -Sao có thể làm thế, họ không sợ linh hồn của cây sao? Trong Hindu giáo, cây cũng được coi là có linh hồn. Khi chặt những cây to, người ta không sợ chính quyền, người ta chỉ sợ linh hồn của cây.
Cây hóa thần, cây có linh hồn là chuyện không lạ, như một lần tôi đã viết chuyện anh chàng Huỳnh Quốc Hồng kể chuyện cô Vũ Thị Hòa gặp một cây cổ thụ, cô biết ngay có mấy người chặt cây, người thì bị chết, người thì con bị liệt. Rồi ban đêm cô đã ra nói chuyện với cây tha cho con người chặt cây bị tật, họ sẽ làm miếu thờ. Có một điều ngạc nhiên hơn nữa là tôi biết rõ tiếng Hán chicành, chichân, tay (tứ chi). Như vậy cây cũng có chân tay, nhưng tôi chỉ nghĩ cây có gốc chứ chưa bao giờ chú ý chuyện đầu cây ở đâu? Có lẽ do chúng ta cho cây cối chỉ là thực vật theo lẽ phàm, mà không hiểu cây cối cũng là chúng sinh. Khi đọc cuốn Ngọc sắc tâm kinh của cô Vũ Thị Hòa, tôi mới té ngửa, khi cô viết cái gốc chính là đầu của cây. Từ đó tôi mới nghĩ, thì ra cây cối là chúng sinh tầng thấp nên phải rúc đầu xuống đất, rễ chính là miệng, lần mò trong đất kiếm ăn. Một lần Tướng Nguyễn Ngọc Doanh mời tôi sang nhà chơi, một vị tướng “chính trị”, từ chỗ không tin gì nhưng khi nhờ cô Hòa tìm liệt sĩ ở Cần Lê, ông đã tin “sái cổ”, khi nghe tôi nói cô Hòa viết gốc là đầu của cây, ông cũng “vỡ ra” và cười thích thú. Tôi xin trích một đoạn kinh cô viết về chuyện đó:
“BỒ TÁT NHÌN ĐỜI GIEO NGHIỆP BÁO
Ngày 17 tháng 7 năm 2013, 1 giờ sáng
Ta vì thương xót đoàn con gấp rút còn ngây ngẩn trong giấc mộng nam kha, đến dùng phép nhiệm màu trừ khử bệnh mê tà, tầm nẻo chánh, dắt ra hầu trở lại đường đi, đường đạo của ta, Phật Quan Thế Âm Bồ Tát từ bi dẫn dắt học. Cái luật tấn hóa của vũ trụ rất là in ấn diệu huyền, tấn hóa ấy một cách tự nhiên. Các con nào lấy mắt phàm thấy đặng cái cơ màu nhiệm ẩn tàng những lý tuyệt diệu tinh xảo cực kỳ; dẫu cho Phật tánh có dễ gì trí cơ tạo hóa !
….
Khờ lắm thay, dại lắm thay đã sanh ra làm người là chúa của muôn vật sao chẳng biết tầm mấy trí nhiệm ấy mà tu hành, thoát ra khỏi các phạm vi chật hẹp, để chi chịu mãi tội hình đầy đọa luân hồi chuyển kiếp, lúc thì mang vi cánh, hồi lại sừng lông. Ôi thảm? Ôi thảm! Người là gốc muôn vật, muôn vật là ngọn của loài người; mà trời đất là gốc của loài người, người là ngọn của trời đất; luật tấn hóa của thảo mộc, thú cầm, nhân loại, nó từ từ tăng tiến mãi nhưng cũng có thoái hóa. Vậy các con nghe như loài thảo mộc cũng có thọ nơi ta một điểm nguyên hồn, nó cũng sống như trí hóa khờ ngây. Các con coi đó, từ thảo mộc bắt đầu lên cho chí loài người có ba cái phép.
1- Như thảo mộc thì các gốc trở xuống, ngọn dậy lên (gốc là đầu).
2- Rồi nó tấn hóa đến các bậc thú cầm thì các đầu với các đuôi ngang nhau.
3- Thú cầm qua nhơn loài thì cái đầu trở lên trên, cái chơn xuống dưới.
Ấy là 3 pháp
Vậy từ thảo mộc có phần hồn, thảo mộc tấn hóa mãi muôn vạn kiếp mới bước sang qua thú cầm thì thú cầm đã đặng hai phần hồn. Thú cầm mới dần dần tấn hóa mãi trăm ngàn muôn vạn kiếp mới đặng làm người, thiệt trăm đắng, ngàn cay, muôn thảm, vạn sầu, biết bao nhiêu là công phu khổ hạnh, xả thân giúp đỡ một cách khó khăn, cực nhọc nhưng cũng vui lòng, mãn kiếp nọ sang kiếp kia cứ lập công quả mãi, vàn vàn muôn muôn lần đầu thai mới qua đặng phẩm bậc loài người. Khi tấn hóa đến loài người đã đủ trọc tâm hồn thất phách. Những con thú mới qua làm người thì còn khờ khạo ngu ngây tính tình độc hiểm, nếu biết khôn thì xả thân giúp đời thì chuyển kiếp đôi ba chục lần cũng đặng minh mẫn khôn ngoan. Khi đã đặng làm người phải tấn hóa mà tu đạo đức thiện lương mới đặng, nếu không thì lại phải chịu đời đời chuyển kiếp trăm ngàn lần học hỏi, tu ở thế giới vô hình mới tu thì đã muộn, xác phàm không tu, địa ngục mới van thì đã quá muộn mà đặng làm người rất khó”.
Còn những vị quan chức có trọng trách mà “mượn gió bẻ măng”, có ý trục lợi nên đọc đoạn kinh nối tiếp này của cô:
      “Các con ơi ta nhìn thấy trần phàm bây giờ có rất nhiều người đời, trần họ có tiền có quyền mà không có thiện, họ chỉ lo thân hình xác phàm đẹp và thi học chữ, chứ không học nghĩa đạo làm người là thế nào. Họ chỉ nghĩ sống trần mới quan trọng, phải giàu sang, và nói được hai câu lương tâm không bằng lương tháng, mà chết là hết có đâu mà luân hồi. Họ nói phải thực tế, phải kiếm thật nhiều tiền để lại cho con cháu mới tốt, như thế là mọi người bảo là có phúc rồi. Than ôi trần phàm sao mà ta nhìn đó nghiệp quá nặng tội, thì ân từ đây mà giúp cho kẻ khổ người làm thì mới đặng phúc và cho con cháu một tài sản vô giá, quả phúc đó mới đặng. Còn tài sản vật chất trần gian như bọt biển mà thôi, rất nông nổi có dễ đặng đâu”.
Sự tấn hóa từ con thú để đến làm người còn dễ chứ người tấn hóa đến bên an lạc thật khó thay vì con người cả mang lòng dục vọng ham muốn ưa chuộng danh vọng tửu sắc tài khí lưu luyến tình đời dâm dục quá độ hung bạo hung hăng thì phải chịu thối nghiệp trở lộn xuống địa ngục không lộn lại được làm thú cầm nữa, giam địa ngục ngàn ngàn kiếp không được ra, nếu con cháu biết tu và sám hối đỡ thì may ra người đó được lần thành mang lông đôi sừng mà đền bồi tội quả.
Then máy huyền vi đã mở rồi
Vén màn bí mật dứt luân hồi
Thiên lương pháp hiện ai tầm phúc
Phật Quan Âm ta trở lại ngôi”.
Sự chuyển kiếp từ thảo mộc lên cầm thú, từ cầm thú lên loài người hoàn toàn đúng theo thuyết tiến hóa của khoa học. Theo khoa học, tất cả vũ trụ, cả loài người đều xuất phát từ vụ nổ Big Bang mà. Nhưng thoái hóa, từ kiếp người lộn xuống cầm thú thì khoa học không thể nhìn thấy, chỉ có những con mắt của thần thánh mới nhìn thấy mà thôi!
24-3-2015
ĐÔNG LA