Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2023

VÌ SAO LƯU BÌNH NHƯỠNG BỊ BẮT?

 VÌ SAO LƯU BÌNH NHƯỠNG BỊ BẮT?

Chiều 7-12, ông Lại Hợp Mạnh - viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình - đã phát biểu tại kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh Thái Bình khóa XVII, việc khởi tố, bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng nguyên do là Phạm Minh Cường (biệt danh Cường "quắt", có 3 tiền án) đã “Lợi dụng việc ông Nhưỡng từng nhận Cường là cháu và Cường cho biết ông Nhưỡng là "bố nuôi" nên đã nhờ ông Lưu Bình Nhưỡng can thiệp, tác động với cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình để các nhóm xã hội không gây sự với Cường. Nhờ đó, Cường có thể tiếp tục thực hiện việc cưỡng đoạt tiền của doanh nghiệp”. Vì vậy, ông Lưu Bình Nhưỡng đã phạm tội đồng phạm, giúp Phạm Minh Cường cưỡng đoạt tài sản, theo khoản 4, điều 170 Bộ luật Hình sự.


Nhắc lại chuyện ông Lưu Bình Nhưỡng đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thực tế chỉ có 0,072% đơn cơ quan Công an chưa thụ lý trong tổng số tin báo tố giác tội phạm, nhưng Lưu Bình Nhưỡng vì tâm địa muốn phê phán ngành công an đã “nhìn gà hoá cuốc”, tính ra con số 94%, rồi kết luận “vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp”, còn tỏ thái độ kẻ cả với ông Tô Lâm cứ như Thủ tướng chỉ đạo cho các bộ trưởng: "Tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và tôi đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an phải có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với anh em trong cơ quan điều tra trong việc này".
Với Uỷ viên BCT, BT Bộ CA Tô Lâm, Lưu Bình Nhưỡng còn “chỉ đạo” như vậy thì với “tỉnh lẻ” quê hương Thái Bình, chuyện ông ta đã “can thiệp, tác động với cơ quan chức năng” để giúp “cháu” Cường “Quắt” là chuyện hoàn toàn dễ hiểu. Đúng là TS luật mà không hiểu luật, điếc không sợ súng, thân làm tội đời, Lưu Bình Nhưỡng đã bị bắt vì sự hoang tưởng về chính bản thân mình.
***
Có những chuyện như vậy bởi Lưu Bình Nhưỡng luôn ảo tưởng về tài năng, danh tiếng và quyền lực của mình. Với chiêu trò dân tuý, mị dân, luôn nhân danh đứng về phía nhân dân, bảo vệ dân oan, như vụ Đồng Tâm ông ta cho “cơ động áp đảo bà con”, rồi vụ Giám đốc thẩm, cho ông Chánh án Toà Tối cao Nguyễn Hoà Bình từng là Viện trưởng Viện KSNDTC tất phải bảo vệ chuyện xử án đã gây ra oan sai, v.v… Tất cả đều được truyền thông dốt, truyền thông đểu, truyền thông chống phá tung hô, làm Lưu Bình Nhưỡng hoang tưởng, cho đó là sức mạnh của mình, cho chỗ dựa vững chắc của mình là dư luận, là nhân dân.
***
Điều rất lo ngại là với chiêu trò dân tuý, mị dân, rồi cũng được truyền thông dốt, truyền thông đểu tung hô, có những người đã thành danh, thành đạt. Giống Lưu Bình Nhưỡng, họ cũng thường mang “nhân dân” ra làm bình phong che chắn cho những nhận thức, quan điểm, hành động sai trái của họ.
Gần đây nhất, Hội Nhà Văn VN kết hợp với Hội Nhà Văn Hải Phòng tổ chức triển lãm tranh gò đồng chân dung các văn nghệ sĩ của ông Phạm Xuân Trường, các cơ quan chức năng Hà Nội đã hành động rất đúng đắn, rất kịp thời, rất có trách nhiệm, không cho phép treo 31 bức, nhưng ông Chủ tịch HNV VN Nguyễn Quang Thiều lại “không hiểu”, cũng đã mang “nhân dân” ra để cho rằng các cơ quan chức năng Hà Nội đã làm “nhân dân buồn, thất vọng”.
Trước đó khoảng 10 năm, trong bài Hiến pháp 'treo' đến bao giờ?, Dương Trung Quốc cũng đã đặt câu hỏi: “Nhưng ta có thể nói đây là tất cả ý kiến nhân dân không?” Ông ta cũng đã mang “nhân dân” ra để bác bỏ việc ông Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp Phan Trung Lý đã đọc báo cáo tiếp thu ý kiến nhân dân và chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp với đoạn:
“đa số ý kiến đề nghị tiếp tục quy định tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Câu của Dương Trung Quốc phải viết như thế này thì đúng hơn chứ không nên mị dân như trên: “Nhưng ta có thể nói đây có ý kiến của tôi, của nhóm tôi không?”.
Nguyễn Huệ Chi, sau khi theo đoàn trao tận tay cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội bản “Kiến nghị” về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp do nhóm của mình soạn, lập tức đã được đài RFA phỏng vấn. Ông ta huyênh hoang trả lời:
“Chúng tôi thấy cần phải đề xuất cho đến cùng. Đến cái chỗ mà dân tộc Việt Nam hiện nay đang mong muốn, quan tâm nhất. Bản kiến nghị này hình thành là như vậy”.
Tôi đã viết, một đặc tính chung của các vị trí thức hãnh tiến, tinh ma là phét lác, “tôi cao, trí thấp, tâm tối”, nhưng lại luôn nhân danh những điều cao cả, luôn thậm xưng, tiếm danh “nhân dân” để thực hiện tham vọng. Huệ Chi nên nhân danh chính ông và nhóm của ông thôi, không được phép ba hoa nhân danh “nhân dân” lung tung như vậy!

9-12-2023
ĐÔNG LA