ĐÔNG
LA
VỀ
CHUYỆN GS PHAN ĐÌNH DIỆU TỪ TRẦN
VietNam.net, 13-5-2018, đưa tin: “GS Phan Đình Diệu, nhà toán học, khoa học
máy tính của Việt Nam đã qua đời lúc 10h sáng nay, 13/5, sau một thời gian lâm
bệnh”.
Những bài viết về ông của những nhà báo thuộc
diện mù khoa học thì không cần đọc làm gì, tôi chú ý hai bài, cũng trên
VietNam.net; một của ông GS Chu Hảo, cựu thứ trưởng Bộ khoa học công nghệ; một
của ông Giang Công Thế (bút danh Hiệu Minh), người từng có “20 năm” làm việc
cùng với Phan Đình Diệu.
Trog bài “GS Phan Đình Diệu: Một khối nghĩ suy đã đi xa...”,
ông Chu Hảo viết:
“Lại thêm một người tử tế nữa ra đi. Lại thêm một nhân cách của giới
khoa học phiêu du về nơi vĩnh hằng. Nơi ngàn thu chín suối anh hãy an nhiên. Có
chúng tôi và các thế hệ làm khoa học mai sau sẽ noi gương anh sống một cuộc đời
trung thực, sáng tạo, dũng cảm biểu đạt và bảo vệ quan điểm riêng của mình
trong mọi vấn đề, kể cả trong những thời điểm được coi là “nhạy cảm nhất””.
Trong bài “Giáo sư Phan Đình Diệu: Tầm và tâm của trí
thức Việt”, ông Hiệu Minh viết:
“… một người đóng góp lớn cho nền toán tin và nhất là khởi xướng thời đại
vi tính tại Việt Nam ngay từ đầu những năm 1980 và coi đây là cuộc cách mạng
lớn thay đổi nhân loại. Năm 1981, chiếc máy vi tính đầu tiên sản xuất tại VN và
Đông Á có tâm huyết không nhỏ của ông.
Ngoài chuyện
làm khoa học, với tư duy độc lập, logic và kết hợp với triết học của người làm
toán, GS Diệu đã có những cách nhìn sâu rộng về thời cuộc, xu hướng phát triển
và những sự đổi thay cần thiết để đổi mới đất nước. Những ý kiến phản biện
thẳng thắn và chân thành của ông có ý nghĩa lớn vào sự đổi mới, góp phần giúp
đất nước phát triển hơn, dân chủ hơn”; “Không phải bỗng nhiên mà ông được gọi
là trí thức – nhân sỹ bởi sự trung thực, tâm tài song toàn, những bài viết,
những phát biểu để đời, những tiếng nói lay động thuyết phục, nhằm đóng góp chung”.
***
Ông Chu Hảo vốn có cha
làm Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ năm 1945, từng tích cực tham gia biểu tình chống
TQ. Khi các cuộc biểu tình đã quá đà, mất trật tự, có dấu hiệu lợi dụng việc
chống TQ tiện thể chống luôn chế độ, lực lượng an ninh Thủ đô đã thi hành chức
trách giải tán các cuộc biểu tình đó, ông Chu Hảo đã: “cực lực phản đối” cho công an ta là “phản động”, là “thù địch”.
Tôi đã viết: “Ông này hồi chiến tranh khi
hầu hết thanh niên lên đường chiến đấu thì đều được du học dài dài. Không hiểu
vì học cao quá, hay vì sung sướng quá mà xa rời những bước đi lấm bùn và máu
của dân tộc, của cha anh, nên không còn hiểu được những lẽ thường “thế nào là
kẻ địch”!”. Có lẽ vì thế ông này
cũng đã ký tên vào một cái “Kiến nghị”
trong đó có ý đòi xóa bỏ sự “tuyên dương
công trạng” của Đảng và Bác! Đọc cuốn "Bên thắng cuộc" của Huy Đức, Chu Hảo ca ngợi Huy Đức là “trong sáng” khi ca ngợi mấy tướng VNCH
tự sát là “chết vì nghĩa lớn”. Tôi đã
viết, với thái độ như vậy “phải chăng ông
ta đã chửi chính cha mình?”
Còn Hiệu Minh thì tôi
không chú ý lắm nhân vật này, chỉ cảm thấy như một dạng “pê đê” chính trị, không
điên cuồng chống phá đất nước nhưng cũng trọng vọng loại như Huy Đức, từng đón
tiếp nồng hậu Huy Đức tại nhà riêng (bên Mỹ). Hồi chiến tranh Hiệu Minh cũng du
học dài dài nên đã vô cảm chuyện Huy Đức viết bậy về lịch sử và chính trị, vì
vậy không chỉ đọc mà còn tích cực quảng bá “Bên thắng cuộc” của Huy Đức.
***
Khả năng và đóng góp về
chuyên môn của GS Phan Đình Diệu như Chu Hảo và Hiệu Minh ca ngợi là đúng,
nhưng hình như ông không được giải Hồ Chí Minh như GS Nguyễn Văn Hiệu, GS
Nguyễn Văn Đạo (những người cùng thời), v.v… Điều cần phải minh bạch ở đây là do
Chu Hảo và Hiệu Minh với nhận thức chưa chuẩn về chính trị và lịch sử nên đã ca
ngợi Phan Đình Diệu như trên là chưa đúng.
Dù đã từng phản biện Phan Đinh Diệu nhưng hôm
nay tôi mới biết thông tin này: “Ông hoạt
động phong trào dân chủ, đòi đổi mới chính trị (đa nguyên, đa đảng) để phát
triển đất nước, do đó bị gạt bỏ khỏi danh sách đại biểu Quốc hội”. (Theo
Wikipedia).
Vậy, để “sòng phẳng”, phải trái phân minh, tránh
kiểu ca tụng một chiều như hồi trước, tôi xin đăng lại bài viết về GS Phan Đình
Diệu:
VỀ
MỘT CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI
(TRAO
ĐỔI VỚI GIÁO SƯ PHAN ĐÌNH DIỆU)
Về vấn đề Dân chủ và Đa
nguyên, tôi đặc biệt chú ý đến những bài viết và phát biểu của GS. TS. Toán học
Phan Đình Diệu.
Trong bài Một
số suy nghĩ về con đường tiếp tục đổi mới… GS. Phan Đình Diệu viết:
“Ngày nay, với tư duy hệ thống và với nhiều phương pháp,
công cụ của khoa học hiện đại, ta đã có thể nghiên cứu các đối tượng đó với
những mô hình gần với thực tế hơn ; một trong những mô hình như vậy là các hệ
thống thích nghi phức tạp, đó là những
hệ thống gồm nhiều tác tử tương tác với nhau qua các quan hệ thường là phi
tuyến”; ông kết luận: “rõ ràng lý luận về chủ nghĩa cộng sản và về chủ nghĩa xã
hội theo học thuyết Mác - Lênin không còn thích hợp với đòi hỏi mới của cuộc
sống nữa… Tôi hy vọng là Đảng sẽ tự biến đổi thành một Đảng xã hội dân chủ để
lãnh đạo nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa dân chủ,… Trước sau gì thì một
nền dân chủ cũng phải là đa nguyên thôi, vì đa nguyên luôn luôn là điều kiện
cần của dân chủ; “Ta thấy rõ ràng là các nước Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy,
Đan Mạch vẫn luôn đứng đầu về chất lượng sống, xã hội trong sạch, có tự do dân
chủ nhất trong thế giới hiện đại”.
Bài này khi được công bố
đã làm cả hai phía “ta” và “địch” đều chê. Phía “ta”: Phạm Văn Chúc - Lương
Khắc Hiếu - Lưu Vũ, trên trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam 14/06/2005, viết:
“Nhà toán học” chưa kịp cập nhật kiến
thức, hoặc cố tình giữ lập trường sai trái. Thứ nhất, các đảng chính trị có thể
có nhiều tính chất, đặc điểm khác nhau, nhưng tiêu chí cơ bản nhất để phân định
chúng là cơ sở giai cấp xã hội xuất phát. Theo tiêu chí này trong một chế độ
chính trị đa nguyên, số đông các chính đảng … thật ra được quy về chỉ một số ít
các nhóm đảng phái tương ứng với cơ cấu giai cấp của xã hội đương thời. Trong
đó, nói chung mỗi nhóm đảng phái ấy về thực chất chỉ là một đảng duy nhất của
một giai cấp duy nhất tương ứng”…
Riêng tôi thì thấy không biết có phải do
đường đời GS. Phan Đình Diệu được trải thảm: Đi học, đỗ đạt, làm quan, chưa
thấy đời còn có vị mặn của máu và vị chát của mồ hôi; chưa thấy sự suy nghĩ
khác nhau của con người Việt Nam qua một lịch sử đầy xâu xé; nên ông đã đưa ra
phát kiến một cách hồn nhiên: lấy hình mẫu Bắc Âu cho xã hội Việt Nam như vậy
chăng?
Có một bạn Quang Linh
từng phản bác quan niệm đa nguyên đa đảng khá hay:
“Lịch sử cho thấy, trong 50 năm qua, phần lớn những nước có
đặc điểm xã hội- lịch sử phức tạp như VN đi theo con đường dân chủ kiểu đa đảng
không phải là những nước phát triển nhất, thậm chí cho đến nay vẫn chìm trong
lạc hậu, bạo lực và rối loạn: Pakistan, Bangladesh, Philipine, Indonesisa,
Peru, Bolivia, v.v.
Những nước thành công như Hàn Quốc, Singapor, Đài Loan,
Malaixia… nói chung đều có đặc điểm xã hội thuần nhất, và thời điểm thành công
nhất của các nước đó lại thường gắn liền với các thời kỳ đa đảng nhưng gần như
độc tài (Hàn Quốc với Pak-Chung-Hy, Đài Loan với Tưởng Giới Thạch”.
Và thật ngược đời khi
Phan Đình Diệu ở Việt Nam, là một con cưng của chế độ, được đào tạo tại Liên Xô
XHCN, được trọng dụng dưới chế độ XHCN, lại muốn xóa bỏ XHCN; trong khi một
người Việt từng ở bên kia chiến tuyến, GS. Vật lý Trần Chung Ngọc ở bên Mỹ, lại
có quan điểm ngược lại. Không biết có phải do Trần Chung Ngọc thông minh hơn
Phan Đình Diệu hay nền Giáo dục Mỹ dạy giỏi hơn nền Giáo dục Liên Xô mà tôi
thấy quan điểm của Trần Chung Ngọc phù hợp hơn Phan Đình Diệu.
***
Trong một bài, GS Trần
Chung Ngọc, viết:
“Cựu Tướng Không Quân (Nguyễn Cao Kỳ) nói rằng một chính
quyền độc đảng mang đến “sự ổn định và kỷ luật” thì cần thiết cho Việt Nam để
ra khỏi sự nghèo khổ”; “Tôi cho rằng thật là sai lầm khi một số người, đặc biệt
là một số người Việt ở Mỹ, ngày nay đòi hỏi Việt Nam phải chấp nhận và thực
hiện một nền dân chủ giống như nền dân chủ họ đang hưởng ở Mỹ. Quan niệm của
tôi là, đó là một sự sai lầm. Nền dân chủ đó không thích hợp với Việt Nam trong
tình thế hiện nay.” [The
former air force general said a strong one-party government that provided
"stability and discipline" was essential for Vietnam to escape the
clutches of poverty… "I think it is very wrong that some, especially some
Vietnamese overseas in America , today are asking, demanding that Vietnam has
to adopt some sort of democracy like they have in America . My personal opinion
is that it is wrong. It does not fit Vietnam in the present situation,"
said Ky. ]
Khi được Jim Rohwer, Kinh tế Gia, hỏi: “Dân Chủ giúp, hay làm
chướng ngại, hay không liên quan gì đến mức độ tiến nhanh như thế nào của các
quốc gia Á Châu? (Is being a democracy a help, a hindrance, or irrelevant to
how fast Asian countries can go?) Thủ Tướng Lý Quang Diệu đã trả lời:
- Nếu ông ở trong một xã hội nông nghiệp, tôi cho rằng dân
chủ không làm cho xã hội tiến nhanh. Hãy coi Nam Hàn, Nhật, và Đài Loan. Trong
những giai đoạn đầu họ cần đến, và đã có kỷ luật, trật tự, và sự cố gắng.
[Chúng ta nên nhớ, Nam Hàn và Đài Loan, những quốc gia không có chiến tranh,
không có hận thù nội bộ, cũng phải ở dưới chế độ độc tài quân phiệt trong 30
năm, từ 1950 đến 1980, rồi mới tiến tới dân chủ, nhưng cũng không phải là dân
chủ Mỹ.] Họ phải tạo ra sự thặng dư về nông sản để bắt đầu làm cho mặt kỹ nghệ
tiến. Không có chế độ quân phiệt, hay độc tài, hay chính phủ độc đoán ở Nam Hàn
và Đài Loan, tôi không nghĩ rằng các quốc gia này có thể chuyển đổi mau như
vậy. Trái lại, hãy coi Phi Luật Tân. Họ có dân chủ để tiến từ năm 1945. Họ chưa
bao giờ tiến được bước nào; xã hội quá hỗn loạn. Nó trở thành một trò chơi
trong phòng khách – ai lên cầm quyền, ai chiếm hữu được cái gì”… Nhưng một khi tiến tới một trình độ tiến bộ kỹ nghệ nào đó, ông đã có
một lực lượng lao động có học, …Rồi ông có thể bắt đầu một xã hội công dân, với
những người họp thành từng nhóm: chuyên gia, kỹ sư v..v.. … vì là những người
có học, có tầm nhìn thế giới rộng rãi hơn, sẽ kéo những người cùng trình độ đến
với nhau. Chỉ như vậy ông mới có thể bắt đầu cái mà tôi gọi là hạ tầng cơ sở
dân chủ. [Chỉ mới là bắt đầu hạ tầng cơ sở dân chủ thôi]
Trong cuốn Asia Rising.., Jim Rohwer cũng đã đưa ra nhận xét
sau:
“Ở Tây phương, dân chủ được coi như là chế độ chính quyền
duy nhất mà một quốc gia văn minh phải theo... Trái lại, nhiều tư tưởng gia
sống ở Á Châu cũng xét đến ý tưởng dân chủ nhưng lý luận mạnh mẽ là, một loại
chủ thuyết độc đoán nào đó thì tốt hơn là dân chủ tự do và vô trách nhiệm. Điều
này thật là dễ hiểu. Ở Á Châu ngày nay, chính phủ độc đoán thường không đưa đến
sự gian khổ và chiến tranh mà là hòa bình, thịnh vượng, và bình đẳng.”
[In the West democracy
is generally thought to be the only form of government by which a civilized
society should consider running itself....By contrast, many thoughtful people
living in Asia are open to the idea, and sometimes argue it vigorously, that a
certain kind of authoritarianism is better than a freewheeling democracy. This
is understandable. In modern Asia, authoritarian government has often brought
not hardship and war but instead peace, prosperity, and equality.]
Los Angeles
16-5-2018
ĐÔNG LA