Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2024

HIỆN TƯỢNG CHU NGỌC QUANG VINH, VÀI LỜI VỚI THÁI KẾ TOẠI VÀ TÂM CHÁNH

 HIỆN TƯỢNG CHU NGỌC QUANG VINH, VÀI LỜI VỚI THÁI KẾ TOẠI VÀ TÂM CHÁNH

Nhiều lúc tôi muốn “hưu” viết, hoặc chỉ viết những cái mình thích về những điều cao sâu, tinh tế của khoa học, triết học, tâm linh, văn học… nhưng rồi các bạn đọc cứ nhắn tin, cứ gắn thẻ từ chuyện “thằng Bin”, chuyện Trường Fulbright, và chuyện chú bé Chu Ngọc Quang Vinh.
Chu Vinh sinh năm 2008, tôi, con tôi nếu cùng lấy vợ sớm thì tôi hoàn toàn có thể có cháu nội bằng hoặc lớn tuổi hơn Vinh.
Chu Ngọc Quang Vinh ở Yên Bái, từng giành giải nhất vòng thi tháng của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 (2023), đã viết trên trang Facebook cá nhân, gây ra bão mạng trong dịp Quốc khánh 2/9 năm nay. Dư luận đã phẫn nộ cho Vinh là kẻ “vô ơn” với đất nước, chỉ mơ mộng hão huyền nơi “xứ người”.



Vì trên báo trích dẫn Vinh viết không đầy đủ “Cuối cấp 2 là tôi tiếp cận với văn hoá phương Tây cao trào nhất. Dần dần, tôi phát hiện những gì mình được học ở trường bấy lâu nay không hoàn toàn là sự thật, nên tìm mọi cách để sau này được sống ở nước ngoài”.
Tôi thấy có thể Vinh bị ném đá oan. Cái Vinh viết “mình được học” chính là môn Lịch sử, mà môn Sử ở trường thì đúng là chỉ là một phần chứ sao hoàn toàn là sự thật được. Thứ hai, thực tế hầu hết các quán quân Cuộc thi Olympic đều chọn ở lại sau du học; trước nữa những nhân tài hàng đầu như Đặng Thái Sơn, Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn… từng du học cũng “ở lại”, sao vẫn được ca ngợi tít mù mây xanh, thậm chí Ngô Bảo Châu nói và viết sai rất nhiều, vẫn được truyền thông chính thống ca ngợi; họ có bị cho là “hão huyền, vô ơn” đâu? Hơn nữa, thực tế xã hội VN với công tác cán bộ như hiện tại, những Xuân Phúc, Văn Thưởng, Thị Mai, v.v… không chỉ luôn yêu nước nồng nàn mà còn dạy nhân dân yêu nước, đã lên chức tột đỉnh, sao vẫn bị “thôi chức”? Với một thực tế có nhiều yếu kém, tệ nạn, vẫn còn những bất công, oan khiên, cuộc sống trong nước không phải toàn mầu hồng thì việc một học sinh du học có khả năng, muốn sống ở nước ngoài thì có đáng bị công kích, phỉ báng, lên án không?
***
Với băn khoăn như vậy, tôi đã lên mạng tìm hiểu thì thấy thái độ của dư luận đối với Vinh quả là rất đúng khi đọc nguyên văn ý Chu Ngọc Quang Vinh viết thế này:
“Cuối cấp 2 là tôi tiếp cận với văn hoá phương Tây cao trào nhất. Dần dần, tôi phát hiện những gì mình được học ở trường bấy lâu nay không hoàn toàn là sự thật, tôi coi Đảng là một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân và tôi tìm mọi cách để sau này được sống ở nước ngoài”; “Rồi tôi ôn Olympia để “sống ở nước ngoài"… phải học lịch sử theo góc nhìn của Đảng”; “Và giờ tôi lại muốn rời Việt Nam. Chắc là tôi sẽ không bao giờ nhìn Đảng một cách tích cực được nữa”; v.v…



Với một dòng trạng thái trên fb của một học sinh cấp III sai trái rõ ràng như vậy, vậy mà thái độ của dư luận cũng chia phe, trong đó đa phần thì chê nhưng cũng có thiểu số người khen. Riêng tôi thấy “Hiện tượng Chu Ngọc Quang Vinh” là một cảnh báo nguy cấp, có lẽ phải viết cả loạt bài cũng chưa thể hiện hết được ý của mình trước hiện tượng này.
***
Thực tế lịch sử, Đảng, Bác đã lãnh đạo dân ta giành độc lập, khai sinh một nước VN mới, đã tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống “hai đế quốc to” thắng lợi, rồi xây dựng đất nước, tiến hành đổi mới, dù thực trạng còn nhiều yếu kém, sai trái, tệ nạn, nhưng VN được như hiện tại, đất nước hoà bình, kinh tế phát triển, mức sống chung của người dân hơn xưa rất nhiều, so với tình hình chung của cả thế giới thì VN ta đúng là đã đạt được kỳ tích. Vì vậy Chu Ngọc Quang Vinh viết: “Đảng là một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân” là sai trái hoàn toàn.
Như ruồi nhặng, bọn làm nghề chửi cha ông, chống phá đất nước đã lập tức bu vào. BBC, 3 tháng 9 2024, có bài “Thí sinh Olympia 'không nhìn Đảng một cách tích cực' liền bị công kích là 'vô ơn' với đất nước”. Ngoài bọn kỳ nhông cắc ké thiểu năng nhận thức không đáng chú ý, BBC còn trích dẫn ý kiến của một nhân vật đúng là thuộc loại cán bộ đảng viên thoái hoá biến chất.
BBC viết:
“Tài khoản Facebook Thái Kế Toại, với hơn 7.000 người theo dõi, bình luận:
"Tôi nghĩ đó là hiện tượng trưởng thành của ý thức con người. Điều quan trọng là em đã dám nói lên sự trưởng thành ý thức của mình… Sự trưởng thành của ý thức con người về mặt triết học là không nhỏ. Rất nhiều tác phẩm triết học, văn học, điện ảnh đã tìm cách giải đáp và diễn đạt nó."
Thái Kế Toại là nhà văn, đại tá về hưu, lạ là ông này từng là cán bộ An ninh văn hóa nhưng lại không phân biệt được đúng sai, tốt xấu. Đạo Phật cho gieo nhân xấu sẽ nhận quả xấu, Thái Kế Toại cho Chu Vinh dám nói ra tư tưởng sai trái, một quả xấu, là “hiện tượng trưởng thành của ý thức” thì ông ta đúng là đã viết trái đạo lý, vô văn hoá! Người ta thường khuyến khích, trân trọng những người có trí tuệ, có bản lĩnh dám thể hiện chính kiến, góp ý đúng, góp ý với tinh thần xây dựng về những sai trái, yếu kém của chế độ, của cán bộ, đảng viên các cấp mà không sợ ảnh hưởng đến quyền lợi và danh vọng, nếu còn nhỏ mà đã làm được vậy thì mới đúng là đã “trưởng thành”. Chữ “trưởng” là lớn lên, chữ “thành” là thành công về điều gì đó, còn Thái Kế Toại cho Chu Vinh, còn nhóc con mà dám nói láo, là trưởng thành thì e rằng cái ông mang danh nhà văn U80 này vẫn còn chưa trưởng thành, đã viết nhăng cuội như thằng con nít.
***
Trên trang thoibao.de có bài “Vụ nam sinh Đường lên đỉnh Olympia: Ai đã chỉ đạo chữa lửa bằng xăng?” đã viết: “Theo nhà báo Tâm Chánh, cựu Tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị:
“Có ra gì một chế độ xã hội cảm thấy đắc thắng, khi người lớn dùng công quyền để truy bức một thiếu niên, vì quy cho nó vô ơn?”
Xin đừng quên, trong một xã hội văn minh, nơi nhân phẩm của con người được coi trọng, luôn đề cao câu danh ngôn: “Tôi có thể không đồng ý với những gì bạn nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến cùng quyền được nói của bạn”.
Đó là tinh thần của một xã hội phát triển”.
Tâm Chánh đúng là đã viết như con vẹt.
Trong bài phản biện Trần Xuân Bách tôi dã viết: “Về dân chủ và tự do ngôn luận, Trần Xuân Bách nói: “Ngày 24 tháng 9 năm 1982, Việt Nam đã ký kết gia nhập Công ước về các quyền dân sự và chính trị. Công ước này có quy định quyền tự do ngôn luận: Mọi người có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp; được tự do ngôn luận bao gồm tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến bằng các hình thức tuyên truyền miệng, viết ra, in, tự do sáng tạo các hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng…”
Điều 19 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, ta hãy coi lại nguyên bản tiếng Anh:
“Article 19: Everyone has the right to freedom of opinion and expression; this right includes freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers”.
Chữ “right” có nhiều nghĩa, trong đó nghĩa chính là lẽ phải, đúng, có lý, ngoài ra còn có nghĩa là quyền. Như vậy chữ “quyền” ở đây không có nghĩa là quyền lực như “power”, quyền hạn như “jurisdiction” mà chỉ tính chất đúng đắn của hành động. Vì thế “Everyone has the right to freedom of opinion and expression” nên hiểu thực chất cái ý nghĩa là: Mọi người có quyền (đúng, có lý) khi tự do ý kiến và biểu đạt. Vì vậy, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền còn đưa ra thêm Điều 29, trong đó có khoản 2: Trong việc thực hiện quyền (lẽ phải) và sự tự do của mình, ai cũng sẽ phải lệ thuộc chỉ vào những giới hạn được xác định bởi luật pháp duy nhất nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng quyền (lẽ phải) và tự do của người khác và chỉ đáp ứng yêu cầu của đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ. (In the exercise of his rights and freedoms, everyone shall be subject only to such limitations as are determined by law solely for the purpose of securing due recognition and respect for the rights and freedoms of others and of meeting the just requirements of morality, public order and the general welfare in a democratic society).
Như vậy, Chu Ngọc Quang Vinh đúng là có quyền thể hiện suy nghĩ, tư tưởng, nhưng sai trái, phạm pháp thì cũng “có quyền” bị phê phán, bị xét xử.
***
Tìm hiểu thêm chút về Tâm Chánh, thấy trên blog của thằng Xuân Diện, “Tiến sĩ Hán Nôm” nhưng Hán Nôm thì ít mà lôm côm thì nhiều, Tâm Chánh cũng đã cực kỳ sai trái, dốt nát và phản động khi viết về vụ “cụ Kình” Đồng Tâm như thế này:
“Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thể đã mắc một sai lầm chính trị nghiêm trọng, trao huân chương chiến công cho các chiến sĩ tử vong trong một trận đánh có thể gây chia rẽ xã hội thành tầng lớp thống trị và bị trị.
Đành rằng mất mát sinh mạng là một tổn thất đau xót. Nhưng người lính đụng độ với đối tượng thấp và yếu hơn mình về trình độ tác chiến và trang bị vì sao phải hi sinh mạng sống?... Tôi chỉ muốn đề cập thẳng thắn tới cách nhận thức đem cái chết của họ xác định cho tính chính đáng của một cuộc tấn công vào dân thường”.
Tôi viết Tâm Chánh cực kỳ dốt nát vì không phân biệt nổi dân thường với những công dân phạm pháp, cực kỳ phản động vì cho các chiến sĩ an ninh thực thi nhiệm vụ, dẹp loạn lại là “trận đánh chia rẽ xã hội thành tầng lớp thống trị và bị trị”. Nếu lực lượng an ninh không ngăn chặn sự phạm pháp, bạo loạn, nếu tất cả dân VN đều như con, cháu “cụ Kình” và bọn nổi loạn ở Đồng Tâm thì liệu đất nước có bình yên để rồi thằng Tâm Chánh có thảnh thơi thể hiện sự ngu xuẩn của mình như vậy không?
***
Đáng tiếc là xã hội VN hiện tại lại có nhiều loại cán bộ, công chức, nhân sĩ, trí thức bị tật nguyền nhận thức như loại Thái Kế Toại, Tâm Chánh. Đó chính là do cái yếu kém trong công tác cán bộ và nó cũng chính là một trong những nguyên nhân các em, cháu du học, dù rất yêu nước nhưng không muốn về “xây dựng đất nước”! (Còn nữa)
6-9-2024
ĐÔNG LA