Thứ Năm, 26 tháng 9, 2024

VÕ VĂN KIỆT VÀ NGUYỄN THỊ LIÊN HẰNG

 VÕ VĂN KIỆT VÀ NGUYỄN THỊ LIÊN HẰNG

Phải viết bài nữa mới rõ thêm chuyện Liên Hằng dùng câu của cố TT Võ Văn Kiệt hỏi ông Tô Lâm ở Mỹ.
***
Võ Văn Kiệt không chỉ là một cố Thủ tướng mà còn là một nhà cách mạng, đã tham gia cách mạng từ hồi trứng nước, chống ngoại xâm vì nền độc lập của Tổ quốc. Gia đình ông đã hy sinh rất lớn lao khi cả vợ và ba con ông đã bị chết vì bom đạn của Mỹ. Ông bằng tuổi cha tôi, tôi cũng học cùng khóa, cùng Trường Đại học Tổng hợp TPHCM với Võ Hiếu Dân, con gái ông. Dân học Sinh, tôi học Hóa, có một năm ăn cùng nhà ăn tại khu Đại học Thủ Đức. Ông có tính quảng giao, cởi mở, không cố chấp với những người thuộc chế độ cũ. Ông đã mời họ làm việc, sẵn sàng lắng nghe, sử dụng tri thức và kinh nghiệm của họ.
***
Nhưng viết về ông hôm nay phải khách quan. Thực tế Võ Văn Kiệt là một nhà chiến thuật chứ không phải chiến lược. Ông là người của những việc cụ thể, xuất phát từ thực tiễn chứ không phải là một nhà lý luận. Nhiều câu nói của ông rất được lòng quần chúng khiến ông đúng là một tấm gương của sự hòa hợp dân tộc. Nhưng về điều này ông đã có những câu nói “nổi tiếng” để cho những kẻ xấu lợi dụng, và mới đây, cô GS “con nít” Nguyễn Thị Liên Hằng cũng đã sử dụng để phỏng vấn TBT, CTN Tô Lâm ở Mỹ.
Nhân dịp 30 năm ngày đất nước thống nhất, ông đã trả lời báo Quốc Tế (vnexpress ngày 15/4/2005 đăng lại):
“Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”.
Câu “Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn” của ông đã thành nổi tiếng nhưng xem chừng không ổn. Về chuyện “nhắc lại” thì nước nào trên thế giới cũng kỷ niệm những sự kiện lịch sử trọng đại của họ. Như Mỹ người ta cũng có ngày lễ kỷ niệm Ngày Độc Lập, 4 tháng 7, mà không sợ nước Anh buồn. Bởi phải có cuộc chiến chống lại “Mẫu quốc” Anh, Mỹ mới có được bản Tuyên ngôn Độc lập được ký năm 1776. Còn về nỗi buồn mất mát ở nước ta thì cả hai phía đều có, nhà tôi anh ruột tôi là bộ đội cũng hy sinh năm 1968. Nhưng xếp ngang nhau niềm vui chiến thắng với nỗi buồn thất bại thì rõ ràng là không đúng. Sự hoà hợp dân tộc phải dựa trên cơ sở người biết tha thứ, người biết nhận lỗi, chứ đúng sai không thể hòa cả làng. Sẽ phải viết lại lịch sử sai sự thật và trái đạo lý để chiều lòng “bên thua cuộc” sao? Biết giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh và cho cả người dân ra sao?
***
Với Nguyễn Thị Liên Hằng dù sinh sau chiến tranh, đã theo gia đình di tản, lớn lên ở Mỹ, nên đã được di truyền nguyên vẹn “nỗi hận mất nước”, nên trong cuộc phỏng vấn mới hỏi ông Tô Lâm như vậy.
Tiếc rằng Liên Hằng cũng như đa phần những người thuộc “Bên thua cuộc” đã không nhìn lịch sử bằng con mắt của tư duy mà chỉ nhìn bằng con mắt thịt, cảm tính, chỉ thích thấy, thích nghe những điều mình thích. Vì vậy Liên Hằng mới viết sách toàn là những điều sai sự thật.
Trên https://www.voatiengviet.com, 12/01/2013, viết:
“Theo Giáo sư Hằng, trên thực tế ông Hồ Chí Minh chỉ đóng vai trò biểu tượng trong khi ông Lê Duẩn mới là nhân vật ngự trị trên Đảng Cộng sản Việt Nam, và là kiến trúc sư, chiến lược gia cũng như người lãnh đạo các nỗ lực chiến tranh của miền Bắc…
Vẫn theo Giáo sư Liên Hằng thì cùng với cánh tay mặt của ông, là ông Lê Đức Thọ, ông Lê Duẩn cai trị chế độ miền Bắc với một bàn tay sắt, và coi ông HCM và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một người hùng cách mạng khác, là những đối thủ, là mối đe dọa lớn nhất đối với quyền hạn của ông ở Hà Nội.
Chính ông Lê Duẩn đã gạt ông Hồ Chí Minh và Tướng Giáp cùng với các ủng hộ viên sang một bên, trong khi làm hầu hết các quyết định quan trọng nhất trong cuộc chiến”.
***
Về điều này tôi đã viết chuyện Lê Kiên Thành ca ngợi là “Một người yêu Việt Nam” đối với Pierre Asslin, một người Canada, Giáo sư Lịch sử tại trường Đại học San diego, Mỹ, khi ông ta nói: "Tại sao Mỹ trong một thời gian rất dài vẫn nghĩ những người đề ra đường lối chiến tranh là ông Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chứ không phải là các ông Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Thọ…?"
Tôi chỉ cần chỉ ra vài chuyện dưới đây là đã thấy ông GS “yêu Việt Nam” của ông Lê Kiên Thành quá dốt rồi”. Vậy hôm nay nhắc lại để thấy cái cô Liên Hằng mang danh GS Lịch sử mà cũng quá dốt.
***
Trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ, đỉnh cao của sự đối đầu Việt - Mỹ chính là trận “Điện Biên Phủ trên không” mà phía Mỹ gọi là Chiến dịch Linebacker II (từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972).
Trước hết, chiến thắng đó chính là kết quả của tầm nhìn xa trông rộng của Bác Hồ. 1967, Bác đã nói với Tướng Phùng Thế Tài, Phó Tổng tham mưu trưởng: “Sớm muộn gì, Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra ném bom Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Chú phải nhớ là trước khi thua ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ đã hủy diệt Thủ đô Bình Nhưỡng. Chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội”. Trước đó, 1962, Bác cũng đã nói với ông Phùng Thế Tài: “B52 bay cao hơn 10 km mà trong tay chú chỉ có cao xạ thôi” và nói với ông Đặng Tính, Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân nghiên cứu cách đánh B52. Ngày 7-2-1965, nhân dịp ông Kô-xư-ghin thăm nước ta, Bác đã yêu cầu Liên Xô giúp ta xây dựng lực lượng tên lửa phòng không. Cuối năm 1966, Mỹ bắt đầu dùng B52 đánh phá ác liệt vào Vĩnh Linh, Trung đoàn tên lửa 238 đã vào Quảng Bình để nghiên cứu cách đánh máy bay B52, tuân theo lời dạy của Bác: “Có vào hang cọp mới bắt được cọp”.



Nếu VN thất bại, chiến tranh tại VN có thể chấm dứt, nhưng kết quả sẽ theo ý Mỹ chứ hoàn toàn không có chuyện đất nước chúng ta sẽ hoà bình, thống nhất, rồi VN sánh vai các cường quốc khắp 5 châu như những ngày hôm nay.
Chúng ta đã chiến thắng trong cuộc đối đầu mà một tờ báo Mỹ đã gọi là cuộc "Chiến tranh điện tử” đó không chỉ bằng ý chí, bằng máu mà còn bằng cả trí thông minh tuyệt vời của cả dân tộc nữa.
Chiến thắng “Điên Biên Phủ trên không” cũng có liên quan đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bởi từng có chuyện tố cáo Đại tướng “làm gián điệp cho LX”, mà “người chỉ đạo mạng lưới tình báo là Đại sứ LX tại VN là Sec-ba-cốp”. Trong bài về “TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG” tôi đã viết:
“… có thời điểm, bộ đội ta phóng tên lửa nhưng tên lửa không bay tới máy bay Mỹ mà quay đầu rơi xuống đất, có khi thành bom rơi xuống nhà dân. Bộ đội ta đã nghiên cứu biết do Mỹ đã biết được tần số của sóng điện từ dẫn tên lửa tới mục tiêu, nên họ đã chế thiết bị gây nhiễu. Vì vậy, cần phải thay đổi linh kiện để thay đổi tần số dẫn bắn. Theo Đại tá Nguyễn Thụy Anh, trong phim tài liệu “Vạch nhiễu tìm thù”: “Những người đại diện tập đoàn tên lửa không đồng ý cho mở cái khối điều khiển vô tuyến… Lúc bấy giờ đ/c Đại sứ LX ở VN đã rất quyết đoán, đ/c nói: “Có gì là bí mật nữa vì người Mỹ đã phát hiện ra rồi, đã gây nhiễu đánh chúng ta thì bây giờ chúng ta phải mở ra và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về điều này”. Quyết định quan trọng này đã giúp bộ đội tên lửa ta bắn B52 “rụng như sung”. Vị đại sứ đó chính là Ilya Sherbakov. Như vậy, Ilya Sherbakov đúng là một đại ân nhân của dân VN.



***
Sự thật lịch sử là vậy, vậy mà GS Lịch sử Liên Hằng đã quá dốt và sai trái khi trả lời cuộc phỏng vấn trên thế này:
“Trên thực tế qua nghiên cứu tôi thấy rằng thắng lợi lớn nhất của cộng sản miền Bắc là thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trên trường quốc tế… Tới những năm 1973-75, thì Hà Nội đã thắng cuộc chiến tranh chính trị cho nên người ta hiểu rằng cộng sản miền Bắc đã đánh bại cường quốc lớn nhất thế giới lúc đó, là Hoa Kỳ, thực sự bằng cách giành được thắng lợi trên sân khấu ngoại giao.”
Vậy tôi lại phải mất công dạy tiếp cho cô GS này một ít sự thật về chuyện thua chạy của Mỹ khỏi VN.
Hiệp định Paris về Việt Nam, giai đoạn 1968-1972, đã bị bế tắc vì cục diện chiến trường chưa nghiêng hẳn về bên nào, mà lập trường ban đầu của Hoa Kỳ và VNDCCH ngược nhau. Mỹ muốn quân Mỹ và đồng minh rút khỏi Việt Nam phải đồng thời với việc Quân đội Nhân dân Việt Nam rút khỏi Nam Việt Nam; Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có quyền tồn tại, không có Tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam. Ngược lại, lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quân Mỹ và chư hầu phải rút khỏi Việt Nam; VN sẽ tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Nhằm giữ thể diện, rút quân trong danh dự, Mỹ đã tiến hành Chiến dịch Linebacker II với ý định "đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá", buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải ký Hiệp định Pari theo ý mình. Nhưng kết quả Mỹ đã thua.
Theo hồi ký Henry Kissinger, ngày 6/1/1973, Nixon đã chỉ thị cho Kissinger trở lại Paris, phải đạt cho được một giải pháp dù đối phương đưa ra những điều kiện nào. Mỹ đã mất hàng chục máy bay B52 để rồi vẫn phải ký vào văn bản mà họ không muốn ký, nghĩa là mục tiêu của Mỹ khi tiến hành Chiến dịch Linebacker II đã thất bại.
***
Cái cội nguồn mà người ta đã dựa vào đó, và còn nhai đi nhai lại cho đến tận hôm nay, đó là những “tài liệu”, trong đó có cuốn Hồi ký mà tác giả chưa được thông tin chính thống xác thực, ghi là “Trần Quỳnh”. Trần Quỳnh nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, từng đi vào ca dao đương đại Việt Nam: “Trần Phương, Trọng Truyến, Trần Quỳnh / Ba thằng đồng tình làm hại dân ta”.
Với tôi cuốn sách đúng là một thứ rác rưởi. Nhưng lại có những người nhân cách như loài kền kền thích bu vào, thích hít hà những thứ rác rưởi đó. Hôm nay tôi lại phát hiện thêm GS sử học Nguyễn Thị Liên Hằng cũng là loại kền kền như thế, nên đã viết sách từ những “tài liệu” giống như thế.
***
“Trần Quỳnh” viết trong Kháng chiến chống Mỹ, Võ Nguyên Giáp vẫn được cử làm Bí thư Quân uỷ TW, Bộ trưởng Bộ QP, Tổng tư lệnh, nhưng thực chất chỉ “Ngồi chơi xơi nước”, người lãnh đạo quân đội đánh thắng Mỹ, giải phóng MN, thống nhất đất nước chính là Lê Duẩn. Giai đoạn ta lên kế hoạch giải phóng MN sau khi Mỹ ký Hiệp Định Pari ngày 27 tháng 1 năm 1973, “Trần Quỳnh” viết: “Mọi việc quân sự, Lê Duẩn trực tiếp làm việc với Bộ tổng tham mưu, có khi làm việc trực tiếp với Cục tác chiến”, nghĩa là “Trần Quỳnh” đã dồn công lao cho Lê Duẩn hết, Võ Nguyên Giáp chỉ là số không.
***
Thực tế hoàn toàn không phải vậy. Có những cuốn hồi ký của những người trong cuộc, ghi lại đầy chủ, chi tiết, chính xác diễn tiến của những bước đi lịch sử: Đại tướng Hoàng Văn Thái, từng là Tư lệnh B2 (chiến trường Nam Bộ), sau khi Mỹ rút, ông là Phó Tổng Tham mưu trưởng Thứ nhất trong giai đoạn quân ta lên kế hoạch giải phóng MN, đã viết Hồi ký “Những Năm Tháng Quyết Định” (Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân); đặc biệt chính ĐT Võ Nguyên Giáp cũng viết cuốn Hồi ký TỔNG HÀNH DINH TRONG MÙA XUÂN TOÀN THẮNG, đúng là ông đã kể công, nhưng không phải như bọn bất lương xuyên tạc là chỉ kể công mình, ông đã kể công của tất cả mọi người, kể cả công của “anh Ba”, TBT Lê Duẩn.



***
Để có được Bản "Đề cương kế hoạch chiến lược quân sự” giải phóng MN, không phải như “Trần Quỳnh” viết là bằng “Cách làm việc của Lê Duẩn có tính cách gia đình”, mà thực tế, sau cuộc họp ngày 24-5-1973 của Bộ Chính trị mở rộng bàn vấn đề Giải phóng Miền Nam, ĐT Võ Nguyên Giáp đã bàn với ĐT Văn Tiến Dũng, thành lập Tổ trung tâm để hoàn thành bản dự thảo “Đề cương kế hoạch chiến lược” mang số 305 TG1. Đã có cả một quá trình dự thảo công phu, và để có bản hoàn chỉnh phải chỉnh sửa đến 8 lần. Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng từ ngày 18-12-1974 đã thông qua quyết tâm lần cuối cùng. Thay mặt Bộ Tổng tham mưu, Tướng Lê Ngọc Hiền đã trình bày kế hoạch hoạt động quân sự năm 1975, cũng chính là bản dự thảo đã được chỉnh sửa lần cuối cùng, lần thứ tám.
***
Sự thật là như vậy, cả hai hồi ký của hai vị đại tướng Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Thái đều viết như vậy, có đâu chuyện giải phóng MN, thống nhất đất nước như dời non lấp biển lại giống như chuyện mua con cá, mớ rau ngoài chợ, như “Trần Quỳnh” viết. “Trần Quỳnh” còn bịa đặt nhiều chuyện mà tôi đã viết chi tiết trong một bài. Những chuyện động trời mà ông ta cứ viết tự nhiên như thằng trẻ con, lẫn lộn tùm lum. Như Chiến dịch HCM, một trận đánh vĩ đại, gồm cả 5 cánh quân, nhưng ông ta viết:
“Nhiệm vụ giải phóng Sài Gòn được giao cho Quân đoàn 4”; rồi lại viết: “Lê Duẩn hỏi Lê Trọng Tấn (Quân đoàn 2) có đánh được vào Sài Gòn không? Lê Trọng Tấn trả lời được và xin cho vào Sài Gòn trước. Lê Duẩn đồng ý và dặn Lê Trọng Tấn là cứ vào dinh Độc Lập buộc Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện, nhưng dặn đừng nói Lê Duẩn ra lệnh. Thế là Quân đoàn 2 từ phía Đông tiến vào dinh Độc Lập trước”.
Sự thực, Tướng Nguyễn Hữu An mới là Tư lệnh QĐ2, còn Lê Trọng Tấn là Tư lệnh cả cánh quân hướng Đông.
***
Chính những loại “tài liệu” như vậy đã giúp cho GS lịch sử Liên Hằng khám phá, viết tác phẩm, để rồi thành công vang dội, được ca ngợi tận mây xanh bởi những cá nhân, tổ chức chuyên chống VN với cái nhìn bất lương và trái đạo lý.

26-9-2024
ĐÔNG LA