VỀ
NHỮNG BẬC THÁNH NHÂN
CỦA
NGUYÊN NGỌC VÀ HUỆ CHI
TRONG
CUỐN BÓNG TỐI CỦA ÁNH SÁNG
Cái phần khó hiểu nhất trong cuốn
Bóng tối của ánh sáng là những vấn
đề của lý luận văn học và triết học liên quan đến Khoa học Tự nhiên.
THÔNG
BÁO GỞI TIỀN
Xin anh chị em
sau khi gởi tiền
báo cho tôi biết
qua email là đã gởi và báo địa chỉ
để tôi biết gởi
sách.
Xin cám ơn!
26-7-2013
Nếu không hiểu khoa học tự nhiên
thì không chỉ như vị chuyên gia thẩm định sách nói: “Vợ tôi là PGS Văn mà đọc cái bài anh viết về văn cũng không hiểu hết”
mà đến Viện sĩ cũng như vậy. Cái chính là chúng ta không cần phải hiểu hết
vấn đề, mà chỉ cần hiểu bản chất và giá trị của nó. Như về Thuyết Tương đối, tôi không phải là
nhà nghiên cứu Vật lý lý thuyết, tôi chỉ cần hiểu bản chất Thuyết Tương đối
là gì? Giá trị của nó trong thực tế cũng như vị trí của nó trong hành trình
nhận thức của nhân loại. Còn tại sao Einstein lại phát minh ra được? Các phép
tính để tìm ra các công thức như thế nào? v.v… thì tôi không cần hiểu hết. Nó
là việc của những nhà giáo dạy Vật lý lý thuyết và các nhà nghiên cứu có tham
vọng phát minh trong lĩnh vực đó.
Cụ thể trong cuốn sách của tôi có
phân tích để chỉ ra cái sai của Lê Đạt trong việc dựa trên cơ sở khoa học để
đưa ra phát kiến về đổi mới thơ ca; và Huệ Chi ca ngợi Cao Xuân Huy phát minh
ra trường phái triết học mới.
Nước ta vốn không phải là nơi có
khả năng sinh ra các phát minh khoa học và các chủ thuyết triết học. Chính vì
thế có tình trạng có những người hãnh tiến, thích cái mới, cái lạ, cái khác,
cái khó, nhưng thực chất họ không hiểu nên đã tôn thờ, sụp lậy những cái mà chính
họ chẳng biết là gì. Nguyễn Huệ Chi từng ca ngợi Cao Xuân Huy là một “người
hiền”; Nguyên Ngọc cũng từng ca ngợi Lê Đạt là một “người hiền”! Trong ngôn
ngữ văn hóa, người hiền không phải hiền từ, hiền lành mà là một bậc minh
triết, thánh nhân. Như Tố Hữu bằng thơ cũng đã gọi Bác Hồ là một “người hiền”.
Ngày nay lớp trẻ được học ở nước
ngoài có điều kiện, có mấy người như Đàm Thanh Sơn, Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn,
v.v… đã có những thành tựu rất đáng quý được thế giới công nhận, tôn vinh;
nhưng thực ra chỉ là những phát minh thứ cấp, nhánh, rễ; chỉ là giọt nước
trong biển cả tri thức mà thôi.
Còn hai “người hiền” trên?
Thực chất Cao Xuân Huy lại cho
Einstein sai, cho người ta “sát nhập” không gian thời gian, hư cấu ra không
gian, thời gian và các cặp phạm trù: Tâm Vật, Nhân Quả v.v… Nói cho gọn nghĩa
là phản khoa học và triết học.
Văn Chinh, khi
còn làm thư ký trang web của Hội Nhà văn VN, đã đăng bài tôi nói về điều đó
rồi gỡ xuống ngay. Cãi qua cãi lại, ông Văn Chinh bảo đã đọc kỹ và: “vẫn
thấy giáo sư Huy đúng, chết thế”. Tôi đã viết
trong bài phản bác Văn Chinh trong Bóng tối của ánh sáng: “Hiểu như “ông anh” đúng là chết toi không chỉ
cho khoa học và cho cả loài người nữa thật! Bởi cho “nhân”, “quả” là mâu
thuẫn nghĩa là cho hiện thực không có sự vận động biến đổi nào hết, còn đòi “thủ
tiêu”cả “không gian”, “thời gian” đi thì ông Văn Chinh, ông Nguyễn Huệ Chi
cùng vạn vật biết ở đâu?”
Còn chuyện Lê Đạt cũng được Nguyên Ngọc ca
tụng là một “người hiền”? Một người
có trình độ cấp II như Nguyên Ngọc nếu đọc Lê Đạt bàn về đổi mới thơ từ lý lẽ
dựa trên những khái niệm của Vật lý như Entropy, phát xạ năng lượng, lượng
tử… thì đúng là sợ vãi đái thật. Nhưng với tôi và những người hiểu vật lý
thì Lê Đạt sai toét
Lê Đạt viết:
“Đổi mới là tạo ra
ăngtropi âm”.
Câu này chắc chắn không thể hiểu đối với đại đa số, kể cả Nguyên Ngọc, Huệ
Chi và Văn Chinh. Tôi
đã viết trong Bóng tối của ánh sáng:
“Trong cơ học thống kê, entropy là đơn vị đo lường mức
độ hỗn loạn của hệ. Sự tăng độ hỗn loạn, sự đổ vỡ cái cũ là một quy luật
khách quan, người ta chỉ có thể can thiệp bằng việc tiếp thêm năng lượng để
có thể giảm sự hỗn loạn hoặc cao nhất cũng chỉ giữ được trạng thái trật tự
cũ. Trong khi đó ngược lại, đổi mới thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung
là phải xóa bỏ cái trật tự cũ để sinh ra cái mới”.
Như vậy, Lê Đạt đã nói ngược.
Vậy mà ông Văn Chinh lại biện hộ
cho Lê Đạt thế này: “Lê Đạt chỉ mượn cơ
học lượng tử như một cái cớ, như một tấm ván lấy đà để từ đó
ông đứng lại với khát vọng đổi mới thơ Việt. Xin đừng nhìn
ngón tay, hãy nhìn mặt trăng là nơi ngón tay chỉ tới”. Tôi đã viết trong Bóng
tối của ánh sáng: “Thế thì tôi hỏi ông Văn Chinh rằng, cái tấm ván trên bị
thủng thì có dùng lấy đà được không; và ông trăng ở trên trời, ngón tay ông
Lê Đạt chỉ vào bụi rậm thì ông có nhìn thấy ông trăng không?”.
Tóm lại trong Bóng tối của ánh sáng có nhiều sự phân định đúng sai
của tri thức, tốt xấu của đạo lý, nó phức tạp nhưng đã được tôi trình bầy
mạch lạc, nói có sách mách có chứng, có nhiều tranh biện thú vị chứ hoàn toàn
không khô khan như những cuốn thuần phổ biến tri thức. Nó rất cần cho ai ham
hiểu biết yêu cái cái đúng, cái thiện, lẽ phải.
26-7-2013
ĐÔNG LA
|