NGOẠI CẢM, KHOA HỌC VÀ TRIẾT HỌC
Theo triết học Mác thực tiễn là tiêu
chuẩn kiểm tra chân lý. Nếu thực tiễn xuất hiện những cái mới, cái khác thường thì
buộc phải xem lại những chân lý đã trở thành lẽ thường. Khoa học hữu hình đã
luôn như vậy. Và hôm nay, trước thực tiễn ngoại cảm Việt Nam, những
người có lương tri buộc phải có suy xét.
Có một lần một ông đại tá nhà văn
hỏi tôi “Thuyết tương đối là gì?”, tôi hiểu nhưng lại lúng túng không
thể trả lời một cách đơn giản cho ông ấy hiểu được. Phải sau khi coi lại lý
thuyết và nghiền ngẫm để hiểu thật sâu sắc tôi mới trả lời, nhưng cũng múa may
tí cho thiên hạ hoa mắt chơi:
“Thuyết Tương đối là bàn về sự tương
đối vì trên đời này không có gì tuyệt đối cả”/ “Tôi không hiểu”/ “Như không có đứng
im tuyệt đối. Ông nghĩ nằm ngủ say như chết là bất động hở. Bất động với cái
giường thôi còn tất cả đều đang chuyển động theo Trái Đất”/ “Hiểu rồi nhưng thế
thì có gì mà là thuyết?”/ “Cái đó không phải là thuyết mà Không gian, Thời gian
không phải tuyệt đối mà là tương đối mới là lý thuyết khoa học”/ “Chưa hiểu
lắm”/ “Nghĩa là trước ông Eistein ai cũng nghĩ như ông là thời gian tôi nói
chuyện với ông mấy phút là mấy phút, người ông dài rộng bao nhiêu là đúng như
thế, nghĩa là cố định như thế, tuyệt đối như thế”/ “Đúng như thế chứ còn gì”/
“Đúng với người trần mắt thịt thôi nhưng với Einstein thì sai. Vì Không gian,
thời gian không cố định, không có giá trị tuyệt đối như thế mà luôn biến đổi
theo chuyển động. Nhưng không phải tự nhiên ông nghĩ ra mà do có chuyện người ta
đo vận tốc ánh sáng không có phép cộng vận tốc theo lẽ thường. Kết quả luôn là
hằng số. Ai cũng nghĩ là phép đo sai còn riêng Einstein thì cho là đúng. Có điều
khoa học là “thông” nhau, nếu công nhận vận tốc ánh sáng là hằng số thì sẽ dẫn
đến chuyện Không gian, Thời gian không là hằng số, tức không tuyệt đối mà là
tương đối, cụ thể là chúng biến đổi theo chuyển động”.
Bản chất Thuyết Tương đối hẹp là thế.
Trong khoa học thường có những kết quả
nghiên cứu, có những hiện tượng ngược với tri thức hiện có, thậm chí vượt ra
ngoài sức tưởng tượng của các nhà bác học như thế. Để giải thích thỏa đáng những
hiện tượng đó, người ta buộc phải thay đổi những suy nghĩ quen thuộc. Khoa học
đã cứ như vậy mà phát triển. Dưới đây là những cột mốc vĩ đại không chỉ bó hẹp trong
khám phá khoa học mà còn là những cột mốc nhận thức về thế giới, là xương sống
của cả nền văn minh.
Dirac từng viết một phương trình mô tả
các đặc trưng của electron (điện tử), nhưng ngoài kết quả electron theo lẽ thường
mang điện âm còn cho ra cả một kết quả ngược: electron mang điện dương! Ai cũng
nghĩ Dirac sai nhưng rồi thực tiễn đã trả lời Dirac đúng. Phát minh vĩ đại về
phản vật chất đã ra đời từ đó! Còn Einstein khi chấp nhận không có phép cộng
vận tốc với ánh sáng, nghĩa là vận tốc ánh sáng luôn không đổi, như đã nói ở
trên, Thuyết Tương đối hẹp đã ra đời. Còn Thuyết Tương đối rộng là thuyết cho gia
tốc có cùng bản chất với lực trọng trường, hay nói cách khác lực trọng trường
là hệ quả của độ cong trong không-thời gian, có được do chính vật chất, nó tác
động đến mọi chuyển động kể cả uốn cong đường đi của ánh sáng. Einstein vĩ đại
vì tất cả những điều kỳ lạ ấy đều được kiểm chứng đúng. Còn Planck, để khớp với
kết quả thực nghiệm đo năng lượng phát xạ, đã cho sự phát xạ là gián đoạn, Cơ
học Lượng tử cũng đã ra đời từ đó, v.v…
Chuyện ngoại cảm ở VN hôm nay cũng kỳ
diệu y như vậy. Nó không chỉ là chuyện kỳ lạ mà quan trọng hơn là mở ra cả một
chân trời nhận thức mới. Với nhiều chuyện xảy ra vượt khỏi những suy nghĩ thông
thường. Có vô vàn chứng cớ xác thực chứng tỏ sự hiện hữu thế giới linh thiêng,
kể cả giám định ADN. Vì vậy thế giới ấy hiện hữu một cách khách quan, không tùy
thuộc chuyện tin hay không tin của ai cả.
Với cô Vũ Thị Hòa, cô đã không chỉ tìm
mộ mà còn làm nhiều chuyện khác nữa bằng những khả năng siêu phàm, khiến nhiều
người bái phục khi chứng kiến, giám sát, kể cả chính tôi. Vì vậy tôi viết cô là
thần thánh là viết sự thật chứ không phải ca ngợi cái gì cả.
Còn tôi, tất cả các lĩnh vực từ khoa
học, triết học, tôn giáo, lý luận văn học tôi đều tự tìm hiểu cả và gặp rất nhiều
khó khăn. Cái khó nhất là các nhà sáng chế, phát minh thường trình bầy
bằng ngôn ngữ của tri thức và khái niệm. Mà mỗi khái niệm đều chứa cả một nội
dung tri thức phức tạp rồi. Còn những học giả truyền bá tri thức thì có khi do
không hiểu sâu sắc bản chất vấn đề nên có chỗ họ trích dẫn, cắt dán về những điều
mà chính họ cũng không biết. Vì vậy tự tìm hiểu những tri thức cao sâu là rất
khó với đa số mọi người. Có điều bản chất đích thực của tri thức thực ra lại
không khó hiểu, nhất là nếu có người trình bầy có khả năng nói “toạc móng heo”
ra. Như thuyết Tương đối hẹp chủ yếu là sự biến đổi của không gian, thời gian
theo chuyển động. Chính vậy tôi hay cáu tiết khi mất bao công sức tìm hiểu để
nói cho mọi người biết, nhưng họ lại không chịu hiểu mà cứ góp ý lăng nhăng, nhất
là về ngoại cảm. Tôi thấy quá mệt mỏi và không sao mà bình tĩnh được chỉ còn
biết nói là họ “ngu” mà thôi. Như đoạn chat với một cô bé có nickname là Dạ Yên
Thảo sau đây:
Xem trang của Dạ Yên Thảo biết cô bé
này đã học Đại học KHXH&NV. Tôi lại nhớ lần một cô giáo ở trường đó từng khá
thân với tôi, từng khá xinh nữa, cũng có cuộc đối thoại như Dạ Yên Thảo vậy.
Nay đăng lại:
AK: Đông La quá "máu me" với
chuyện này làm gì nhỉ, hình như có phần hiếu thắng thì đúng hơn là vì chân lý
khoa học, vì anh chẳng có cả cơ sở thực tiễn lẫn khoa học để phản bác lẫn ủng
hộ. Tốt hơn là anh nên quay về với những gì thực sự làm nguời ta tin yêu, đừng
dấn sâu vào cuộc phiêu lưu này hơn nữa.
ĐÔNG LA: Hình như H. không còn đọc được
chữ nên không hiểu và không tin những chứng cớ. Nhận thức của H. bị nhốt trong
sự chủ quan hạn hẹp của mình. Nhận thức của tôi luôn dựa trên thực tế cuộc sống
và tri thức của tôi. Tôi viết hoàn toàn khách quan không vì cái gì hết. H. nói
tôi “hiếu thắng” thì không hiểu một tí ti nào cả. Tôi viết bao thứ lớn lao
không lẽ giờ đi tranh thắng thua với con bé Uyên “mắt chớp chớp” à? Nếu H. ủng
hộ những sự ác thì chính H. cũng ác đó. Thật buồn cho H. Thôi nghĩ gì thì cứ
giữ đi, góp ý cho tôi sẽ “công toi” thôi! Còn tôi, nếu biết và hiểu tất cả thực
tế và chứng cớ về ngoại cảm mà vẫn còn không tin thì không phải ngu như bò mà
ngu như lợn!
2-11-2013
2-11-2013
AK: Tôi cũng như Đông La (ve co ban)
trong nhiều chuyện liên quan đến thái độ của người có chữ đốii với thời cuộc. Chinh
vi the ma dù có rat nhieu chuyện nhiều nguời không hiểu được anh đã thù ghét,
công kích, tôi vẫn ủng hộ anh, vì anh đúng chứ không phai vì thiện cảm cá nhân.
Trong chuyen nay cung vay thoi, du anh rất nặng lời với tôi nhưng toi van mong
anh đúng vi điều đó tốt cho xã hội. Tôi chỉ một chút e ngại là bằng những gì
tôi biết về quan điểm và kiến văn của anh trong chuyện này chưa khiến tôi yên
tâm là anh đúng, có vậy thôi Đông La ạ.
ĐÔNG LA: Dù sao chúng ta cũng có những
khoảnh khắc tuyệt đẹp về tình bạn dựa trên nền tảng của tri thức và sáng tạo.
Nhưng H. đúng là đàn bà, hoàn toàn không hiểu gì về lĩnh vực ngoại cảm này mà
dám nói tôi viết vì hiếu thắng. Nếu nghiêm túc thì hãy đọc từng chữ một cả loạt
bài của tôi rồi chỉ cụ thể tôi sai cái gì? Chứ o thể phán chung chung thế được.
H đừng như con Linh láo toét. Chính tôi mất công che chắn cho nó mà nó lại nghĩ
đểu về tôi. Tôi rất muốn vả cho nó một cái gãy răng. Còn H bảo tôi nặng lời nói
H ngu như lợn thì lại không hiểu tôi viết rồi. Tôi viết, với tôi, hiểu biết tất
cả mà vẫn o tin thì sẽ như vậy chứ o phải bảo H. Vì H có biết gì về ngoại cảm
đâu mà tin với chả o tin.
3-11-2013
3-11-2013
6-8-2014
ĐÔNG LA