Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Trần Thái Sơn GIÁM ĐỊNH HÀI CỐT LIỆT SỸ BẰNG ADN Ư ?

Tôi hay bực bội trước những ý kiến nghi ngờ những điều tôi viết về khả năng siêu phàm của cô Vũ Thị Hòa. Bực vì người ta không hiểu tôi chỉ muốn viết ra sự thật, giống như các nhà khoa học công bố những khám phá mới vậy, không vì bất cứ một mục đính nào khác. Người có trí, ham hiểu biết, hiểu biết được những điều mới sẽ rất thú vị; ngược lại những người dốt không đủ trí sẽ không thể hiểu, hoặc những kẻ hay xạo, hay đi lừa đảo nên nghĩ ai cũng như mình, không tin bất cứ ai, bất cứ điều gì, dù có vô vàn chứng cớ và lý lẽ cũng vẫn cứ nghi ngờ, phủ nhận. Họ không hiểu rằng cả tôi và cô Hòa đều không cần người ta tin hay không tin, vì chuyện viết của tôi không nhằm mục đích quảng cáo, “sô” hàng, kinh doanh.
Cũng do quan tâm đến chuyện cô Hòa, có bạn Trần Thái Sơn đã viết email cho tôi: “Được biết bác không chỉ là nhà văn, nhà phê bình mà bác còn là nhà khoa học ... Bác có trình độ trên nhiều lĩnh vực lại đang bảo vệ những con người xưa nay hiếm… Theo em nghĩ khoa học hiện tại chưa tiệm cận được… Đến khi khoa học phát triển … phát hiện ra thì những con người hiện nay mới được vinh danh thì muộn quá rồi.  Nên đưa thông tin một chút cho bác… nghiên cứu thêm … thuộc lĩnh vực này (tâm linh và ADN) …Em nghĩ sẽ giúp thêm cho ngòi bút của bác thêm sắc bén. Bảo vệ được những người chân chính. 
Ngày hôm nay lại rùm beng lên cái vụ Cát tường. …Cái chuyện ADN này có vẻ có cái gì đó giống với cái mà tôi gửi cho anh. …Các chuyên gia pháp y thì nói khả năng rất thấp vì 10 tháng dưới nước làm sao còn các tạng trong bụng được …Tôi cứ ngờ ngợ sự việc công bố trên đài báo hôm nay thế nào ấy.  Anh có ý kiến gì không?
Vì vậy, hôm nay tôi sẽ giới thiệu bài viết của bạn Trần Thái Sơn về giám định hài cốt liệt sĩ bằng thử ADN.
Tôi xin giới thiệu chút trước cơ sở khoa học của việc giám định hài cốt liệt sĩ bằng ADN.
Ty thể (mitochondrion) là một cơ quan của tế bào, là nơi chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng để tế bào có thể sử dụng được là ATP (adenosine triphosphate). Trong một tế bào người luôn tồn tại hai hệ gen, hệ gen nhân (nuclear genome) và hệ gen ty thể (mitochondria genome). Khi thụ tinh, ty thể của người cha tập trung nằm ở phần sát đuôi của tinh trùng và không tham gia vào quá trình thụ tinh. Nên một đứa trẻ ra đời sẽ chỉ mang ty thể của người mẹ. Ty thể chỉ được truyền theo dòng mẹ là vì thế. Hệ gen ty thể có cấu trúc mạch vòng do đó bền vững hơn hệ gen nhân mạch thẳng. Vì vậy trong hài cốt chôn lâu năm thì chỉ có hệ gen ty thể là còn tồn tại và nằm trong xương nếu xương còn đủ cấu trúc để lưu giữ. Vì vậy giám định hài cốt liệt sĩ thường xác định ADN ty thể so với mẫu về họ ngoại là thế.
Trần Thái Sơn
GIÁM ĐỊNH HÀI CỐT LIỆT SỸ BẰNG ADN Ư ?

Giám định ADN hài cốt liệt sỹ là việc hết sức cần thiết nhưng cần phải tính toán kỹ bởi vì xác định danh tính cho các Liệt sỹ bằng phương pháp ADN ty thể như hiện nay thì cân nhắc xem vì các lý do sau đây:
- Phần lớn phòng thí nghiệm xét nghiệm ADN tại Việt Nam hiện nay sử dụng kỹ thuật ADN ty thể để xác định danh tính liệt sỹ. Nhưng giới hạn của phương pháp ADN ty thể tới đâu các bạn sẽ xem dưới đây. Và vì vậy thì bao nhiêu liệt sỹ mà từ trước tới hiện nay được xét nghiệm ADN ty thể để xác định danh tính có chính xác không hay? có xác định được chính xác danh tính liệt sỹ không?

- Hàng nghìn, chục nghìn các liệt sỹ nằm ở nghĩa trang nhưng đều chưa xác định được họ tên tuổi, quê quán...không có danh tính thì tìm làm sao xác định được thân nhân của liệt sỹ mà so sánh đối chiếu từ đó suy ra danh tính liệt sỹ đây.
- Việc tiến hành xét nghiệm ADN hàng loạt các hài cốt tại các nghĩa trang đem lại lợi ích gì khi chưa thống nhất về phương pháp, chưa thống nhất về quy trình, lại không có 1 cơ quan chuyên trách quản lý số liệu phân tích dữ liệu, tra cứu, trích xuất dữ liệu về ADN.
- Và còn nhiều khó khăn gặp phải khi tyến hành hàng loạt như vậy.
Để các gia đình liệt sỹ yên tâm về phần hài cốt liệt sỹ chúng ta phải làm gì. Ai biết xin trả lời
 Một câu trong bài báo Dân trí có viết:
“Cho dù tìm mộ bằng ngoại cảm hay phương pháp nào đi nữa, chỉ có thể xác định chính xác danh tính người dưới mộ trên cơ sở khoa học là thử ADN”
Nhưng xin thưa rằng phải xét nghiệm bằng loại ADN nào mới xác định được danh tính hài cốt liệt sỹ. Chúng ta biết rằng có 2 loại ADN dùng trong xét nghiệm xác định danh tính là ADN nhân và ADN ty thể. Ở Việt Nam ta hiện nay để xác định danh tính hài cốt liệt sỹ thường dùng ADN ty thể để xác định. Độ chính xác sẽ ra sao nếu bạn theo dõi cơ sở khoa học dưới đây:
ADN của hài cốt liệt sỹ giống với ADN của mẹ đẻ, giống với các anh em mà người mẹ này sinh ra. Như vậy anh chị em ruột đều có ADN ty thể giống nhau và giống với mẹ. Và ADN ty thể của hài cốt liệt sỹ giống với bà ngoại (mẹ đẻ ra mẹ mình), giống với các bác, các cậu, các gì (hàng ngang với mẹ ) do bà ngoại đẻ ra. Lại nữa ADN ty thể của hài cốt liệt sỹ giống với người cháu do bác gái, gì (chị và em gái của mẹ) đẻ ra. Và cứ như thế ADN ty thể của liệt sỹ giống với các chắt, chít …theo dòng họ của mẹ như nêu ở trên.
 Lại nữa ADN ty thể có một tỷ lệ nhất định giống nhau trong quần thể  mặc dù chẳng có quan hệ huyết thống gì cả. Việt nam chúng ta có mối quan hệ làng xã họ tộc rất gần gũi, nhất là trong các làng xóm xưa kia và ngay cả hiện nay thì việc ra đường mà chào hỏi không đúng thứ bậc các mối quan hệ trong họ tộc sẽ bị trách móc là không biết dạy con cái điều đó chứng tỏ có các mối quan hệ họ hàng rất gần gũi và chính thế  ADN ty thể có thể cũng sẽ giống nhau (điều này Việt Nam chưa được thống kê hay nghiên cứu đày đủ). Mặt khác khi nói mối quan hệ huyết thống phải đưa ra độ tin cậy. Nếu không nói độ tin cậy thì cũng chẳng có nghĩa lý gì bởi vì độ tin cậy phản ánh mức độ chính xác. Nếu không nói độ tin cậy thì 1% cũng như 99% mà thôi. Do đó cũng sẽ thiếu chính xác.
ADN ty thể cũng không nằm ngoài các điều nêu trên. Vậy thì sử dụng chỉ có ADN ty thể để xác định danh tính liệt sỹ có chính xác không? Khi mà một gia đình có nhiều người là liệt sỹ thì đây là người con nào? Giả sử trong dòng họ có nhiều liệt sỹ thì đây là liệt sỹ nào? Như đã nói ở trên cũng có tỷ lệ giống nhau về ADN ty thể của những người không có quan hệ huyết thống thì xác định liệt sỹ có đúng không và độ tin cậy là bao nhiêu.
Đây còn chưa nói đến vấn đề lây nhiễm khi xét nghiệm ADN ty thể là rất lớn. Do đó khi kết luận thì đây có chắc là ADN của hài cốt hay không hay của một người khác lây vào, hay của liệt sỹ khác lây vào vv và vv…
Một thông tin cũng đáng lưu tâm là: Theo những nghiên cứu gần đây của nước ngoài về ADN ty thể thì sự biến đổi của ADN ty thể có thể xảy ra sau khi chết dưới tác động của nhiều yếu tố như vi sinh vật, môi trường…
Vậy thì xác định danh tính hài cốt liệt sỹ chỉ bằng ADN ty thể có chính xác không. Quý vị tự đánh gíá.
Tại sao các nước (như nước phương Tây, nước Mỹ…) lại không dựa hoàn toàn vào xét nghiệm ADN ty thể để xác định danh tính lính Mỹ mất tích trong chiến tranh. Tỷ lệ xác định danh tính bằng ADN ty thể của họ cũng không làm ào ạt hay đại trà như chúng ta? Hay vì họ nghèo, hay vì độ chính xác, hay vì nhiều lý do khác ? các bạn hãy nghiên cứu nhé.
Vì những vấn đề nêu trên cho thấy ADN ty thể không phải là một cái gì ghê gớm. Không phải là phương pháp tối cao. Không phải là phương pháp phủ nhận tất cả các phương pháp khác và độ tin cậy của nó cũng có giới hạn nhất định. ADN ty cũng chỉ là một trong nhiều yếu tố để xác định được danh tính mà thôi (xin nhắc lại ADN ty thể không phải là yếu tố quyết định).
Theo tiến sỹ Nguyễn Thanh Danh (Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh), phương pháp thử gen dù hiện đại nhưng chỉ có thể giúp xác nhận sự chính xác là hài cốt có liên hệ huyết thống với thân nhân của liệt sỹ, là khâu cuối cùng cần thiết. Phương pháp này không thể giúp con người định hướng và định vị được các hài cốt liệt sỹ và cả định danh tính của hài cốt mà đồng đội, đơn vị và thân nhân không còn. Để mang lại hiệu quả tối ưu nhất, không nên hạn chế bất kỳ giải pháp nào nếu không vi phạm đạo lý và pháp luật, dù phương pháp đó chưa được khoa học chứng minh thống nhất về mặt lý thuyết, nhưng về mặt thực tiễn đã được chứng minh (Lĩnh vực này chắc anh Đông la hiểu rõ).
Theo nhà khoa học trên thế giới khẳng định: “Nếu chỉ có giám định ADN ty thể thì không có khả năng truy nguyên cá thể (hay nói chính xác là xác định tên liệt sỹ), nó chỉ có tính chất loại trừ hay truy nguyên theo nhóm cá thể có quan hệ huyết thống với nhau theo dòng mẹ” (điều này chắc các nhà khoa học ADN của Việt Nam có biết hoặc vì dốt mà chưa biết hoặc dấu diếm mà thôi)
Vậy thì những xét nghiệm ADN hiện nay đều dựa trên ADN ty thể và câu trả lời các xét nghiệm “ Mẫu Hài cốt liệt sỹ và mẫu người thân (một người X nào đó ) có quan hệ huyết thống theo dòng mẹ”. Vậy thì đây có phải liệt sỹ  Trần Hồng Y. cần tìm hay không ? hay chỉ là một hài cốt nào đó có ADN ty thể giống với mẫu của thân nhân được lấy để so sánh. Với câu trả lời này thì gia đình liệt sỹ đem hài cốt đó về để chôn cất, chính quyền làm lễ truy điệu, khắc bia tên liệt sỹ. Nhưng thử hỏi sẽ còn bao nhiêu ADN ty thể của các hài cốt nữa giống nhau và cũng giống với người X đó và giống với cả những người chẳng có quan hệ họ hàng gì cả (như đã lý luận ở trên). Vậy thì các kết quả này của các nhà khoa học có lừa dối gia đình liệt sỹ không ? có thực sự là liệt sỹ Trần Hồng Y. Và chỉ bằng ADN ty thể các nhà khoa học đang xét nghiệm ADN  có giám xác định đây là liệt sỹ cụ thể nào không? XIN THƯA LÀ “KHÔNG” mà chỉ giám nói là có quan hệ huyết thống theo dòng mẹ mà thôi.
Vậy các giá đình liệt sỹ đang có bị hiểu lầm hay không về liệt sỹ mà gia đình mình cần tìm ?
Hay các nhà khoa học ADN đang dấu hay quá dốt?
Và vậy thì hài cốt giám định từ trước đến nay bằng ADN ty thể có chính xác không ????????????
Chuyện thật hay đùa đây?
Hay một sự lừa dối của các nhà khoa học?
2-8-2014