Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

NHẬN THỨC CỦA LOÀI NGƯỜI THEO PHẬT THÍCH CA VÀ KANT

NHẬN THỨC CỦA LOÀI NGƯỜI
THEO PHẬT THÍCH CA VÀ KANT

Phật Thích-ca là thủy tổ Đạo Phật (Sinh khoảng năm 563 hay 480 TCN- mất khoảng năm 483 hay 400 TCN). Còn Immanuel Kant (1724 -1804) là một triết gia của Đức, một trong những triết gia lớn nhất của thời kỳ cận đại .
Hai người tại thế rất xa nhau về không gian và thời gian. Ta hãy thử xem quan niệm của họ về cùng một vấn đề, đó là nhận thức của loài người.
***
Phật Thế Tôn sau khi đạt chính đẳng giác (sa., pi. abhisambuddha), dưới gốc một cây bồ-đề ngồi kết già bảy ngày quán chiếu Nguyên lý Duyên khởi.
 
Trong đó, Thức sinh Danh sắc (zh. 名色, sa., pi. nāmarūpa), là toàn bộ tâm lí và vật lí của một cơ thể do Ngũ uẩn (sa. pañcaskandha, pi. pañcakhandha) tạo thành. Danh sắc sinh Lục căn (zh. 六根, sa. aāyatana, pi. saāyatana), là các giác quan, sáu căn (năm giác quan và khả năng suy nghĩ là sáu). Lục căn bắt đầu tiếp xúc với bên ngoài gọi là Xúc (zh. , sa. sparśa, pi. phassa). Xúc sinh Thụ (zh. , sa., pi. vedanā), là cảm nhận của con người mới với thế giới bên ngoài. Thụ sinh Ái (zh. , sa. tṛṣṇā, pi. ta), tham ái, lòng ham muốn xuất phát từ vô minh.  Ái sinh Thủ (zh. , sa., pi. upādāna) là điều cá nhân muốn chiếm lấy cho mình.
Còn quá trình nhận thức theo Kant khởi đầu từ cảm giác. Chúng đến với chúng ta qua những giác quan khác nhau, từ da, mắt, tai, lưỡi, vào não. Nói theo Will Durant: chúng quả là một đám sứ giả hỗn độn khi chen nhau ùa vào những phòng ngăn của tâm thức để kêu gọi sự chú ý! Nhưng không phải hết mọi kẻ đều được chọn, chỉ những cảm giác nào có thể đúc kết thành tri giác thích hợp với mục đích hiện tại của ta sẽ được chọn. Theo Kant, cơ quan tuyển chọn và phối hợp này sử dụng hai phương pháp giản dị để phân loại nguyên liệu đưa đến cho nó: Cảm thức về không gian và cảm thức về thời gian; tâm thức sẽ định vị trí cảm giác của nó trong không gian và thời gian, quy chúng cho sự vật này ở đây hay sự vật kia chỗ nọ, cho thời gian hiện tại này hay cho quá khứ nọ, biến cảm giác thành tri giác. Quá trình từ cảm giác trở thành tri thức là:
Cảm giác là một kích thích chưa được tổ chức, tri giác là cảm giác được tổ chức, quan niệm là tri giác được tổ chức, tri thức là hiểu biết được tổ chức.
Mỗi thứ là một trình độ cao hơn cái trước và cuối cùng là tri thức, sản phẩm của lý tính.
Hai cách trình bày rất khác nhau nhưng có cái chung là, theo Phật Thích-ca “ái sinh thủ”, là điều cá nhân muốn chiếm cho mình. Theo Kant “chỉ những cảm giác nào có thể đúc kết thành tri giác thích hợp với mục đích hiện tại của ta sẽ được chọn”. Phải chăng lòng tham, nguyên nhân của khổ, xuất phát từ nguyên lý nhận thức này.
25-3-2015
ĐÔNG LA