NGUYỄN HẢI PHÚ
(GIÀ THÉP)
NỖI ĐAU DÂN TỘC VIỆT
Vừa rồi, người bạn đọc cũng là bạn
viết ở Củ Chi lại gọi cho tôi bảo bọn Google Tiên Lãng chúng nó vẫn chửi tôi
và ông quá. Tôi bảo ông vào cái hố rác ấy để rồi phải ngửi mùi hôi thối làm
gì, hay ông cần phải đăng bài chỗ chúng nó, vậy thì có bài nào hay gởi cho
tôi tôi đăng cho. Thế là ông ấy gởi luôn. Tôi bảo để tôi đăng hết mạch bài viết về
cuộc tôi đi dự Hội nghị HNV cái đã, rồi sẽ đăng bài của anh.
Vậy hôm nay tôi sẽ đăng bài của ông
ấy.
Sau bài này tôi sẽ mở chiến dịch
bàn về cuốn Nỗi buồn chiến tranh, nó được Hội Nhà Văn đề cử Giải thưởng Nhà
nước nhưng đã bị “Trên” loại. Giống như cái luận văn mất dạy của Nhã Thuyên,
khi bị thu hồi, những người chống nhà nước VN và những người ủng hộ nó đồng
loạt phản đối quyết định thu hồi. Hiện cũng đã có những người lên tiếng bênh
vực cuốn Nỗi buồn chiến tranh. Để bạn đọc hiểu rõ vấn đề tôi sẽ đăng một loạt
y kiến về cuốn sách này.
20-7-2016
ĐÔNG LA
|
Nghiên cứu quá trình phát triển của người Việt, không tránh được nỗi buồn, bởi đất nước, dân
tộc chúng ta trải qua quá nhiều đau khổ do "ta với ta" và địch gây ra.
Một dân tộc trải qua ba lần Bắc thuộc, lần thứ nhất từ năm 111
tr Tây lịch đến năm 39 sau Tây lịch. Dân ta bị nhà Tây Hán cai trị. Thời này
dân Việt còn ít, nhưng ý chí bất khuất chẳng kém ai. Năm 40, hai chị em Trương
Trắc, Trưng Nhị đứng lên khởi nghĩa trả thù chồng là Thi Sách bị Tô Định giết,
đền nợ nước. Hai bà đánh lấy 65 thành trì, lập quốc xưng vương. Nhưng hai bà Trưng
làm vua chỉ được ba năm rồi không chống cự lại thế giặc quá mạnh đành gieo mình
xuống Hát giang tuẩn tiết.
Vậy là nước ta bị Bắc thuộc lần thứ hai từ năm 43 đến năm 544.
Nhà Tiền Lý giành độc lập cũng chỉ được 58 năm (từ 544 đến
602), nước ta lại bị Bắc thuộc lần thứ ba từ năm 603 đến năm 939. Ba lần Bắc thuộc
mất 987 năm nên sử sách thường nói một ngàn năm Bắc thuộc.
Đến thời nhà Ngô (Ngô Quyền) giành được độc lập, tự chủ cũng
chỉ có 26 năm nhưng lại sinh ra Thập nhị sứ quân chia nhau cát cứ gây ra cảnh
nội loạn kéo dài đến 20 năm.
Cho đến khi Đinh Bộ Lĩnh (năm 968 - 980), dẹp loạn 12 sứ quân
thống nhất một mối mới thực sự tự chủ. Trải qua thời Nhà Tiền Lê (980 - 1009),
Nhà Lý (1010 - 1225) là thời hưng thịnh của nước ta, nhất là khi Lý Thái Tổ (Lý
Công Uẩn) dời đô về Thăng Long với 09 đời vua nối tiếp nhau. Gồm:
1- Lý Thái Tổ, (1010 - 1028)
2-Lý Thái Tông, (1028 -
1054)
3-Lý Thánh Tông (1054 - 1072)
4.Lý Nhân Tông (1072 - 1127)
5-Lý Thần Tông (1128 - 1138)
6- Lý Anh Tông (1138 - 1175)
7- Lý Cao Tông (1176 - 1210)
8- Lý Huệ Tông (1211 - 1225)
9- Lý Chiêu Hoàng (Chiêu Thánh công chúa Phật Kim) -1225).
Nhà Trần tiếp nối nhà Lý từ việc Chiêu Hoàng nhường ngôi cho
chồng là Trần Cảnh. Như vậy nhà Lý truyền ngôi được 216 năm.
Nước Việt tạo nên trang sử oai hùng dưới thời Nhà Trần, thắng
giặc Nguyên Mông và là thời đại để lại cho hậu thế nhiều bài học về đoàn kết
tạo nên sức mạnh, gác bỏ chuyện bất đồng để toàn tâm toàn lực chống ngoại xâm. Hội
nghị Diên Hồng là biểu tượng đồng tâm nhất trí "Sát Đát" (nghĩa là
giết quân Mông Cổ). "Hịch tướng sĩ" là áng văn bất hủ của mọi thời
đại. Những chiến thắng trận Vân Đồn, Bạch Đằng... vang dội. Là dân Việt, ai
cũng nhớ sau khi tên Thoát Hoan hỏi: "Có muốn làm vương đất Bắc
không?" Trần Bình Trong trả lời: "Ta thà làm quỷ nước Nam , chứ không
thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải
hỏi lôi thôi!".
Nhà Trần có nhiều tướng tài giỏi, bậc nhất là Trần Hưng Đạo,
Trần Quang Khải cũng một tướng tài ba.
"Trần Quang Khải với Trần Quốc Toản và Phạm Ngũ Lão đem
quân từ Thanh Hóa đi thuyền vòng đường bể đến bến Chương Dương, sấn vào đánh
chiến thuyền của quân Nguyên. Quân ta đánh hăng quá quân Nguyên không địch nổi
phải bỏ chạy. Quân ta lên bộ đuổi đánh về tới chân thành Thăng Long hạ trại.
Thoát Hoan đem đại quân ra cự địch, bị phục binh của Trần Quang Khải đánh úp
lại, quân Nguyên phải bỏ thành Thăng Long chạy qua sông Hồng Hà sang giữ mặt
Kinh Bắc (Bắc Ninh).
Trần Quang Khải đem quân vào thành mở tiệc khao quân. Đến khi
uống rượu vui vẻ, Quang Khải ngâm bài thơ rằng:
Đọat giáo Chương Dương Độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình nghi nỗ lực
Vạn cổ thử gian san.
Dịch nôm:
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu" (*).
Nhà Trần truyền ngôi từ năm 1225 đến năm 1400. Thời này có
Trần Ích Tắc theo giặc để lại vết nhơ.
Nhà Trần có ba thời kỳ:
+ Thời kỳ thứ nhất (1225 - 1293), thời này có các vua:
1- Trần Thái Tông
2- Trần Thánh Tông
3- Trần Nhân Tông
+ Thời kỳ thứ hai ( 1293 - 1341):
1- Trần Anh Tông
2- Trần Minh Tông
3- Trần Hiếu Tông
+ Thời kỳ thứ ba (1341 - 1400)
1- Trần Dụ Tông
2- Trần Nghệ Tông
3- Trần Duệ Tông
4- Trần Phế Đế
5- Trần Thuận Tông
6- Lê Quý Ly mưu thoán đoạt.
Nhà Hồ:
Lịch sử nước Việt thời đại Nhà Hồ có thời gian trị vì ngắn
nhất. (1400 - 1407). Thời đại có cải cách bị thất bại. Chỉ có hai đời là Hồ Quý
Ly và Hồ Hán Thương. Hồ Quý Ly thoán đoạt ngôi Nhà Trần, gây cho nhiều người bỏ
theo giặc. Về sau cha con họ Hồ thua chạy, bị bắt, phải đem thân chịu nhục ở
nước người.
Hậu Nhà Trần (1407 - 1413)
Nhà Minh chiếm đất An Nam, nhưng con cháu Nhà Trần còn có
người muốn khôi phục nghiệp cũ, và nước ta còn có nhiều người không muốn làm nô
lệ nước Tàu, cho nên Nhà Hậu Trần lại hưng khởi lên được mấy năm.
+ Thuộc Nhà Minh bên Tàu: 1414 -1427).
+ Mười năm chống quân Minh (1418 -1427) do Lê Lợi, Nguyễn Trãi
lãnh đạo. Đây là thời kỳ kháng chiến hào hùng của dân tộc để lại những chiến
công chói lọi từ tài năng của Lê Lợi ở nhiều trận như Đông Đô, Chi Lăng...và
áng văn bất hủ của Nguyễn Trãi; "Bình Ngô đại cáo".
Thời Nhà Lê (1428 - 1788)
Thời kỳ thống nhất (1428 - 1527)
1- Lê Thái Tổ
2- Lê Thái Tông
3- Lê Nhân Tông
4- Lê Thánh Tông
5- Lê Hiến Tông
6- Lê Túc Tông
và Lê Uy Mục
7- Lê Tương Dực
8- Lê Chiêu Hoàng
và Lê Cung Hoàn
Thời kỳ đầu là thời thịnh trị, nhưng về sau từ đời thứ 8 đã có
rối ren, quấy nhiễu, loạn lạc. Rồi Mạc Đăng Dung chuyên quyền.
Nhà Hậu Lê (thời kỳ phân tranh) 1533 - 1788)
1- Lê Trang Tông (1533- 1548)
2- Lê Trung Tông (1548 - 1556)
3- Lê Anh Tông (1556 - 1573)
4- Lê Thế Tông (1573 -
1599)
Bắc Triều:
1- Thái tổ Mạc Đăng Dung (1527 - 1529)
2- Thái tông Mạc Đăng Doanh (1530 -1540)
3- Hiến tông Mạc Phúc Hải (1541 - 1546)
4- Tuyên Tông Mạc Phúc Nguyên (1546 - 1561)
5- Mạc Mậu Hợp (1562 - 1592)
TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH: Đây là thời kỳ nội chiến kéo dài từ năm 1600 cho tới
khi Tây Sơn khởi nghĩa, thống nhất hai miền Nam Bắc. Rồi Gia Long đánh thắng
Tây Sơn, nối tiếp cảnh người dân Việt bị hai phe gây nên nồi da xáo thịt đau
đớn nhất. Gia Long trả thù không chỉ gia tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
mà cả các tướng lĩnh của Tây Sơn cũng không tránh khỏi vô cùng tàn độc, khốc
liệt nhất trong lịch sử dân tộc Việt.
Thời
kỳ Nhà Nguyễn:
Chúa Nguyễn đã có công
mở cỏi nước ta kéo dài về phía Nam
mới có cơ đồ ngày nay.
Có thể nói thời Chúa Nguyễn chỉ được bình yên ở hai triều Gia
Long (Thế Tổ 1802 - 1819), Minh Mạng (Thánh Tổ 1820 -1840). Từ thời Hiến Tổ
(1841 - 1847) và Dực Tông (1847 - 1883) đã có bất ổn nhất là việc cấm đạo và bế
quan tỏa cảng dưới thời vua Dực Tông (Tự Đức).
Thời Tây Sơn:
Có thể nói đây là thời đại oanh liệt của dân Việt do Nguyễn
Huệ Quang Trung đem lại với hai chiến thắng oai hùng đối với quân Xiêm ở Rạch
Gầm Xoài Mút (Mỹ Tho) và đại phá Quân Thanh (năm 1789).
Vua Quang Trung cũng được đánh giá cao về đức độ thu phục lòng
người, biết trân trọng hiền tài. "Vua
Quang Trung từ khi đem quân ra đánh Bắc Hà, biết tiếng Nguyễn Thiệp, đã mấy lần
cho người đem lễ vật mời ông ra giúp, ông không nhận lễ và cũng từ chối không
ra. Đến khi ngài đã đăng cực, lại mấy lần cho người đến mời ông, ông có đến bái
yết và khuyên vua nên lấy nhân nghĩa mà trị dân trị nước, rồi lại xin về. Vua
Quang Trung tuy không dùng được ông, nhưng bao giờ cũng tôn kính ông như bậc
thầy, và việc chính trị trong nước thường theo ý kiến của ông đã trình
bầy"(*).
Nước ta bị Pháp tấn công vào Đà Nẵng 1858 (năm Tự Đức thứ 11),
đánh chiếm Gia Định năm 1859. Họ lần lượt chiếm hết và chia nước ta ba miền để
dễ trị. Biết bao sĩ phu yêu nước từ Nam ra Bắc nối tiếp nhau đứng lên
chống Pháp, nhưng đều thất bại. Chỉ khi có Đảng Cộng sản do Hồ Chí Minh lãnh
đạo mới giành được độc lập thống nhất Tổ quốc. Năm 1956, người Pháp cuốn cờ về
nước theo Hiệp định Genève 1954 nước ta bị họ đô hộ 98 năm. Với âm mưu thâm độc
của đế quốc chia rẽ dân tộc, đào tạo một lực lượng tay sai chống lại nhân dân
đã gây ra cảnh tương tàn nối tiếp trong cuộc chiến tranh chống xâm lược từ năm
1945 tới 1975.
Bài học từ lịch sử có rất nhiều, mỗi triều đại đều cho hậu thế
những bài học quý giá. Theo chủ đề của bài, tác giả xin rút ra năm bài học sau
đây:
1. Bài học về tinh thần bất khuất chống ngoại xâm: Suốt chiều
dài lịch sử, dân tộc Việt Nam
bị bao lần nước ngoài xâm lược đều có những người con yêu đứng lên chống lại.
Sớm hơn có hai Bà Trưng cho tới khi đánh đuổi xong đế quốc Mỹ có triệu triệu
người nối gót chống xâm lăng, tạo nên trang sử vàng chói lọi, vẻ vang nhất của dân
tộc.
2. Bài học về đoàn kết: Đoàn kết tạo nên sức mạnh đã thành
nguyên lý trong xây dựng bảo vệ Tổ quốc được cha ông ta để lại thật sâu sắc.
Nhờ biết đoàn kết nên thời Nhà Trần, Lê Lợi, thời đại Hồ Chí Minh là điểm cao
của đoàn kết được sức mạnh quân dân đánh thắng ngoại xâm. Vì chia rẽ nên triều
đại Nhà Tây Sơn tự làm yếu sức mình và cuối cùng khi Quang Trung mất, Nhà Tây
Sơn bị Nguyễn Gia Long tiêu diệt.
3. Bài học "Thắng không kiêu": Thời Nhà Trần, Nhà Lê,
Nguyễn Huệ đều nhận thức rõ sau khi chiến thắng luôn nhúng nhường đối phương,
cầu hòa để ngăn chiến tranh tiếp diễn gây tang thương, để giữ chủ quyền độc lập,
rất khôn khéo.
4. Bài học về bế quan tỏa cảng: Thời Nhà Nguyễn có nhiều bài
học rất đắt. Xin nêu hai điều:
- Do lo sợ bị "loại trừ", Nguyễn Hoàng đã nghe theo
lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung
thân" đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa. Chúa Nguyễn xây dựng cho mình lực
lượng mạnh hòng bảo vệ lãnh thổ phía Nam tấn công phía Bắc. Từ đây sinh
ra nội chiến ác liệt: Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài hao binh tốn của. Nhưng
Chúa Nguyễn cũng có công lớn trong việc mở cỏi phưong Nam .
- Các nước phương Tây kinh tế đã phát triển, họ dùng cố đạo đi
"tiền trạm" dọ đường nhằm thực hiện công cuộc chiếm thị trường. Nước
ta nằm trong ý đồ của họ ngay từ khi Gia Long cầu viện Xiêm rồi Pháp giúp sức
đánh Tây Sơn. Nhưng các vua Nhà Nguyễn không thức thời, chủ trương bế quan tỏa
cảng, không nhìn thấy sức "địch, ta", giải quyết mâu thuẫn và ngoại
giao quá kém theo tinh thần thủ cựu, bài ngoại, sợ mất ngai vàng nên không giữ
được độc lập cho đất nước. Sự kém cỏi này đã gây ra tang tóc cho dân tộc suốt
từ năm 1858 cho tới 1975.
- Bài học thứ năm: Một điều rất dễ nhận ra cứ triều đại mới
thì dân chúng hân hoan, ủng hộ, nhưng qua những thế hệ sau lại sinh ra suy
thoái, mất lòng dân, thậm chí dân ta thán. Lại tranh giành cướp ngôi lập nên
triều đại mới, một thời gian lại lập lại yếu kém của thời đại trước. Tình trạng
tranh giành, chia rẽ nhau gây nên cảnh tang thương có khi ngay cả trong họ tộc.
Chỉ những người biết hy sinh cho quyền lợi của đất nước thì mới giữ được quyền
lãnh đạo lâu dài. Đừng để tranh giành quyền lợi gay gắt đưa mâu thuẫn nội bộ
thành mâu thuẫn đối kháng thì mới ổn định được xã hội cũng là ổn định chế độ.
Lịch sử dân tộc Việt Nam cho thấy: đoàn kết, hào hùng
cũng lắm; mà chia rẽ đau thương cũng nhiều. Sự chia rẽ cứ nối tiếp, nặng nhất
từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh kế tới Chúa Nguyễn và Tây Sơn, dân tộc chưa hàn
gắn được lại phải bị cảnh ngoại bang vào rẽ chia thâm độc hơn gây nên cảnh nồi
da nấu thịt, anh em họ hàng chống đối giết hại, thù hận nhau tới nay chưa dứt. (Từ
1600 cho tới 1975, tức 375 năm dài đăng đẳng). Sau 30-4-1975, nhiều người chạy
ra nước ngoài "tị nạn", vẫn còn không ít người giữ lòng thù hận, chia
rẽ cho tới ngày nay. Đây là nỗi đau chưa thể nào nguôi của dân tộc Việt!
Người Việt ngày nay suy nghĩ về lịch sử dân tộc có ai không
xót xa, đau thương vì sự chia rẽ này? Chia rẽ càng về sau càng nặng nề hơn
trước, vì có bàn tay của ngoại bang! Thế hệ con Hồng cháu Lạc hôm nay phải có
trách nhiệm làm sao phát huy đoàn kết của cha ông, gạt bỏ thù hận để con cháu
chúng ta sánh vai cùng bè bạn năm châu bốn biển?
Tháng
Bảy, 2016
GIÀ THÉP
GIÀ THÉP
Chú thích:
* Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim
NXB TP Hồ Chí Minh, tháng
2-2000.
** Từ 111 trước Tây lịch
đến 1975 là 2085 năm, nước ngoài đô hộ hết 1115 năm ( Bắc thuộc 987 năm + Pháp
thuộc 98 năm + quân Minh 10 năm + miền Nam lệ thuộc Mỹ 20 năm).
Nước ta
độc lập có 970 năm.
Chia rẽ:
Từ Trịnh Nguyễn phân tranh 1600 - 1975 mất 375 năm + 20 năm 12 Sứ quân cát cứ là
395 năm, mất: 42,72% (395/970) thời gian độc lập.
Như vậy chỉ có 575 năm (970 - 395) dân
ta thực sự an lành.
Trong 41 năm sau khi thống nhất nước
nhà từ 1975, nhưng cũng phải trải qua hai cuộc chiến biên giới Tây Nam và phía
Bắc, mất mát sức người sức của không ít).
Nêu con
số đau đớn trên để mọi người suy nghĩ cần phải giữ gìn cho được hòa bình, độc lập để xây dựng đất nước ngày nay.