Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

NÓI CHUYỆN THƠ CUỐI TUẦN

ĐÔNG LA
NÓI CHUYỆN THƠ CUỐI TUẦN
         
Vừa rồi, Trần Miêu có viết bài tường thuật chuyến “về nguồn” của cô Hòa cùng đoàn Phật tử:
          Ông nhà báo có kể và trích dẫn văn, thơ của cô làm ông Nhà thơ Trần Đăng Khoa hứng chí nhảy vào tham gia bình luận, sáng nay mở mạng tính trích dẫn nguyên xi thì bị xóa mất tiêu rồi nên tôi chỉ nhớ đại ý: “Phạt Bà trổ tài thơ ca thì những nhà thơ như Trần Đăng Khoa, Đông La có nguy cơ ra đứng đường mất thôi”. Lập tức “quân” của cô Hòa xông ra ném đá với những từ ngữ khá nặng nề: “Trình độ hạn chế”, “đầu ngắn”, “phản phúc”, v.v… Tôi đã phải lên tiếng: “Trần Đăng Khoa là quân ta, đừng để thiên hạ thấy “quân” cô Hòa dữ dằn quá”.
          Vậy hôm nay lại cuối tuần, tôi lại nói chuyện văn chương chơi, cũng để nói rõ hơn chuyện đúng sai phải trái trong câu chuyện trên.
***
          Về chuyện sai chính tả, như tôi khi viết bài bản luôn phải chú tâm, căng mắt viết cho đúng, rất mệt, vậy mà vẫn sai, nên những khi viết trao đổi ngoài lề được thoải mái thường có tâm lý thích viết tắt, viết thiếu, viết sai. Nên nhớ khi viết nháp Bác Hồ cũng viết sai chính tả, ngay cô Hòa cũng thường xuyên viết sai chính tả. Vì vậy đừng vì Trần Đăng Khoa viết sai chính tả mà ném đá. Cái chính thực tâm Trần Đăng Khoa có phải là kẻ “phản phúc” không mới là quan trọng? Tôi nói tôi hiểu Trần Đăng Khoa hơn mọi người không phải là những chuyện ai cũng biết, cũng không phải là chuyện văn chương, mà là những chuyện chính cô Hòa nói với tôi về Khoa. Hồi trước ngày nào cô cũng gọi cho tôi và cô đã không chỉ một lần nói với tôi về Trần Đăng Khoa. Vì thế như tôi đã viết trong Hội nghị HNV ở Tam Đảo khi gặp lại Trần Đăng Khoa tôi đã cởi mở, cả hai đã chuyện trò rất thân thiện với nhau. Tôi viết “Trần Đăng Khoa là quân ta” là vì thế. Mọi người đến với cô Hòa, bản thân cô cũng không muốn người ta tán tụng, quỳ lạy mà cái chính cô muốn mọi người phải tu sửa, suy nghĩ và hảnh động cho đúng. Nói sai về người khác là tu hú rồi. Đừng bắt chước tôi, chửi được người khác như tôi không dễ đâu, sai bị kiện như chơi đó. Cũng đừng dại mà làm theo lời của cô Hòa lúc cô tức giận. Như cô từng nói với tôi nhiều lần về anh Thu: “Em ghét nhất cái ông này trên đời”, cô còn bắt tôi viết xấu về anh Thu nữa. Tôi đã viết, còn căng với anh Thu mấy lần nhiều người biết, nhưng cái chính là tôi vẫn phải đối xử sao đó với anh Thu cho đúng, nếu sai cô Hòa cũng sẽ coi tôi không ra gì.
          Cũng có người nói Khoa biết cô Hòa trước tôi, còn tận mắt chứng kiến khả năng của cô, sao không viết bảo vệ cô Hòa như tôi? Đúng là với riêng cô Hòa Khoa không tốt bằng tôi, nhưng có thể với người khác, việc khác, Khoa tốt hơn tôi. Có nhiều cách để người ta lập công đức, làm một công chức tốt cũng là lập công đức. Về Đạo thì Đời chỉ là tạm nhưng đa phần mọi người không coi thế, người ta coi Đời mới là chính. Phúc phận tự gieo tự gặt, tùy sự giác ngộ của mỗi người. Nhưng cần phải hiểu để bảo vệ được cô Hòa không dễ, kể cả với Trần Đăng Khoa, vì phải có không chỉ trình độ khoa học để phản bác được kết luận của Viện Pháp Y quân đội, mà còn phải có cả bản lĩnh và lý lẽ để phản bác được sự tố cáo của những cá nhân và cơ quan rất to như QK7, VTV, và cả Bộ Quốc phòng, v.v…
          ***
          Còn câu của Trần Đăng Khoa thì tùy góc nhìn khác nhau sẽ đúng sai khác nhau. Khoa góp vui nịnh đùa cô Hòa như trên với tư cách là một nhà thơ, ý cô không phải nhà thơ mà làm được như vậy là rất có tài. Nhưng dở ở chỗ lời khen không phù hợp. Như một bác sĩ giải phẫu đang chú tâm cứu người lại đi khen ông ấy có cặp kính xịn, hợp thời trang vậy. Nhưng dù vậy Khoa vẫn không phải là người phản phúc.
Hồi đầu cô Hòa viết facebook cũng có mấy người khen cô viết “hay”, cô lại phải nhẹ nhàng giải thích “nếu để hay thì cô viết không hay đâu”, cô cũng hay viết “có mấy lời mộc mạc tặng mọi người”. Chê đúng là khó, khen cho đúng cũng là khó nốt. Nếu đời thường gọi thơ là thi ca thì cô không viết thi ca mà là thi đạo. Tức thơ không phải để ca hát tán tụng mà để giảng đạo. Nên lấy những tiêu chí của lẽ Đời để nhận xét về những lẽ Đạo là không phù hợp.
          Có những câu cô viết không chỉ người thường mà tôi tin cả nhà thơ, cả nhà phê bình chính hiệu cũng không dễ hiểu tường tận, như bài cô viết hôm 30/8/2016 âm lịch mới đây:
Lý quang minh, bao chùm nhân loại
Tạo càn khôn, nghĩa khí xuất bầy.
Phúc duyên ai biết vị lai
Tìm nhân các giống, phúc đầy vẻ vang
Thái cực đại minh quang muôn thủa
Không lay động, mà động tĩnh lý khí nhân hoà.
Ở trong một khối chia ra
Muôn hình vạn trạng, muôn hoa ẩn mình.
Những câu sau thì ai cũng hiểu nhưng thực hành được thì liệu có mấy người:
Được quả ngon, thì ăn giữ hột
Gieo trồng lại, mà mai sau còn ăn
Đừng ăn xong rồi, quăng vứt hột
Rồi sau thèm khát, xin ăn của đời
Nay có quyền lợi vui mừng cho lắm
Sau suy thời, con cháu nghiệp mang
***
          Nhưng cũng phải công bằng với Trần Đăng Khoa bởi cái danh nhà thơ cũng rất cao quý, dùng nó để khen “Phạt Bà” không có nghĩa là diễu cợt, hạ thấp cô Hòa, tất nhiên đó phải là cái danh nhà thơ đích thực có tài.
          Vậy thế nào là nhà thơ đích thực có tài? Riêng nhà thơ với nhau thôi nghĩ về điều này cũng muôn hình vạn trạng. Còn tôi tôi cũng phải tự tìm kiếm, tự định hình những tiêu chí để thực hành chuyện sáng tác. Nhưng không phải cố tình mà nó diễn ra hoàn toàn tự nhiên. Éo le ở chỗ tôi từng chinh phục được ông giám khảo khó tính và thông thái nhất là Chế Lan Viên nhưng với đám đông thì không. Đơn giản là vì không chỉ người thường mà ngay cả với  Hội Nhà Văn không phải ai cũng thông thái như Chế Lan Viên.
          Như “mách có chứng”, nay lại cuối tuần, tôi lại muốn góp vui văn nghệ mấy lời tâm sự về chuyện làm thơ của tôi.
          ***
          Một buổi chiều đi trên đường, khúc qua chợ Phú Nhuận, bỗng có một cô rất xinh chạy vù trước mắt tôi, tôi bỗng nổi hứng muốn diễn tả cái điều đó, cái điều mà những người đàn ông đi trên đường rất thường nhận thấy đó. Cái khó ở đây là từ một chuyện gần như không có chuyện gì cả mà phải viết ra thành thơ. Cuối cùng tôi đã viết:
Mỗi một con đường, mỗi một con sông
Ta đang trôi giữa dòng đời tất bật
Em bỗng như câu thơ lung linh bất chợt
Trên trang giấy buổi chiều hôm
Như vậy để làm được những câu trên tôi đã phải hình dung cả buổi chiều như một trang giấy, những cô gái đẹp trên đường như những câu thơ hay vậy, tức là đã dùng hai cái hoàn toàn khác biệt nhau để ví cho nhau, chính chủ nghĩa siêu thực cũng khuyến khích nhà thơ làm như thế.
          Để diễn tả tâm trạng đang chán chường bỗng phấn khích trở lại, tôi lại thể hiện bằng mấy câu thơ tình như thế này:
Tưởng đã hóa củi mục nơi góc vườn lạnh cóng
Bỗng bất ngờ giữa một sáng tinh khôi
Em là nắng là mưa hay tiết xuân ấm áp
Để mầm yêu lại cựa quậy sinh sôi
Cảm nhận hay hay dở là tùy mỗi người nhưng để viết được những câu thơ giầu hình ảnh, độc đáo, sẽ là khó khăn ngay với cả những người mang danh nhà thơ đích thực chứ không chỉ với người thường. Nhưng đó mới chỉ là thi ca, tức là những câu hay hay để ngợi ca, tán tụng một điều gì đó, chứ chưa phải là thơ chứa đựng những điều cao sâu, tức tư tưởng. Mà chỉ làm được thơ như thế mới có thể là một nhà thơ có tài, loại thơ đó cũng có thể gọi là thi đạo.
Tôi cũng đã viết đủ mọi loại thơ, nhiều khi muốn đăng lại thấy chán vì cái thời “xôi thịt lên ngôi" này. Thơ văn phù hợp với lúc trà dư tửu hậu. Trà dư tửu hậu với một người, với mấy người thì dễ, nhưng với cả xã hội thì khó vì lòng tham vật chất của người đời là không đáy. Nhưng lại thấy có thời nào mà cả xã hội ai cũng thích thơ văn đâu? Các cụ gọi là tao đàn, tức thơ văn là diễn đàn của số ít người tao nhân mặc khách. Vậy lại có cớ để mà thơ thẩn. Nghĩa là lại lẩn thẩn nghĩ về điều này điều nọ thành ra thơ.
Như cuộc đời tôi sau bao năm tháng tôi lại nhận ra chính những sóng gió lại là những tài sản quý giá nhất và tôi đã viết:

              TÀI  SẢN

                   Có lúc muốn ngược dòng thời gian vá lại những
                                                   mảnh đời đã rách của mình
                   Gom nhặt những nỗi buồn, những thất vọng, 
                                                                               tuyệt vọng
                   Tắm gội bao tháng ngày lấm láp
                   Làm ấm lại bao ngày lạnh giá mùa đông

                   Nhưng liệu thế ta có còn là ta?
                   Ta sẽ có gì trong máu với những bằng phẳng, 
                                                        tròn xoe, dễ dãi, đủ đầy
                                                                                                                                Khi kim cương chỉ được sinh ra từ lò 
                                                                             luyện ngục
                   Và trầm cũng chì đưọc tạo thành bởi máu của
                                                            những vết thương cây
                                                                                 7-1998

Trước cái cái thực trạng của đất nước mà ông nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói là "bầy sâu", tôi cũng đã viết mà hình như trước ông nói rất lâu:

                   NGÔI NHÀ

Có ngôi nhà ẩn núp nhiều con mọt
Kèo, cột, rui, mè toàn những gỗ thơm
Năm tháng trôi, lũ mọt tròn béo mập
Ngôi nhà chỉ còn nguyên vẹn lớp sơn
                                                            20-6-2006

Từ đó tôi cũng đã cảnh báo những nguy cơ:

                             TỔ MỐI

Những vết trẻ trâu nghịch phá
Có hề gì ở trên mặt đê
Những tổ mối không ai nhìn thấy
Mới đích thị là những nguy cơ
                                                          2012
          Thơ ca là vô giá. Vô giá lại có hai nghĩa, với tình trạng “đàn gảy tai trâu” thơ ca không có giá trị gì; trái lại với những người hiểu biết, nhất là với những nhà lãnh đạo minh triết, hiểu thơ ca như những hồi chuông cảnh tỉnh để hành động, thơ ca sẽ không có giá nào mua nổi!
                                                                            2-10-2016

                                                                           ĐÔNG LA