Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

VỀ “CUỘC KHỞI NGHĨA” Ở KỲ ANH, HÀ TĨNH

ĐÔNG LA
VỀ “CUỘC KHỞI NGHĨA” Ở KỲ ANH, HÀ TĨNH

Sáng 2/10/2016) hàng ngàn người dân Kỳ Anh xuống đường biểu tình chống Formosa tiện thể chống luôn chính quyền với khẩu hiệu “Đừng vì Formosa mà phản bội nhân dân”.
Việc Formosa sai phạm đến nay đã rõ, hoàn toàn không phải như bọn quấy rối xuyên tạc là nhà nước “câu giờ” để thủ phạm phi tang, trái lại trước sự cố môi trường liên quan đến khoa học phức tạp, các cơ quan chức năng với sự hợp tác của các chuyên gia quốc tế đã tìm ra được chứng cớ chính xác, buộc lãnh đạo Formosa phải cúi đầu nhận tội và đền bù. Các ban ngành cũng đã đưa ra thêm một bài học về sự quản lý giám sát sản xuất công nghiệp liên quan đến môi trường. Một đất nước đang phát triển không thể không có sản xuất công nghiệp, một nền công nghiệp còn yếu kém như ta không thể không trải thảm kêu gọi nước ngoài đầu tư. Nếu có sai phạm thì sửa. Thực tế thủ thạm gây sai phạm đã nhận, đã và đang tích cực khắc phục và đưa ra biện pháp phòng ngừa, tại sao dân vẫn đi biểu tình? Sự chống phá sản xuất như vậy chẳng khác gì tự đập niêu cơm nhà mình, vậy chỉ có những kẻ bất lương mới coi đó là “kỳ tích”; “Phen này bọn csvn phải biết khiếp sợ trước sức mạnh của người dân”; “một cuộc khởi nghĩa thật sự”; v.v…
***
 Tôi cũng đã viết mấy lần về chuyện biểu tình. Một hôm có mấy ông công an mời tôi cà phê, lúc đó có chuyện biểu tình ở Hồng Công, tôi bảo với những nước to như Mỹ, Nga, Trung Quốc thì có cho biểu tình thoải mái cũng không sợ ai can thiệp thay đổi lãnh đạo hoặc chế độ của họ được. Nhưng nước ta thì khác. Ngay Ucraina hơn vạn lần nước mình, chế được cả tầu vũ trụ, vậy mà người ta vẫn có thể lợi dụng biểu tình để đảo chính nhau, rồi dân biểu tình, nhân dân Ucraina bây giờ được cái gì?
Vì trình độ có hạn, vốn luôn dễ bị kích động, lôi kéo, đám đông thường không tỉnh táo để suy xét hành động quá khích của họ là lợi hay hại. Kẻ cần bị lên án chính là những người có địa vị, có danh tiếng đã lợi dụng các cuộc biểu tình thực hiện những ảo tưởng tham vọng chính trị. Như hồi biểu tình triền miên tại Hà Nội chống Trung Quốc một số như Nguyễn Trọng Vĩnh, Chu Hảo, Nguyên Ngọc, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Duy Hiển, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, v.v... đã ra sức cổ vũ, thậm chí nhiều ông còn trực tiếp xuống đường tham gia. Khi lực lượng an ninh Thủ đô thi hành chức trách giải tán các cuộc biểu tình đó, thì Chu Hảo đã: “phẫn uất nghẹn ngào”; “cực lực phản đối và lên án”, cho “là một hành vi phản động về mặt chính trị”; “công khai đàn áp những người yêu nước”; Nguyễn Quang A cho những người thi hành nhiệm vụ là: “vi phạm pháp luật nghiêm trọng” như “như những tên cướp”. 
***
Với Ucraina, sự hỗn loạn từng xảy ra ở đó cũng có thể giúp ta rút ra được bài học, có thể giúp những người dân biểu tình ở Hà Tĩnh những ngày hôm nay “trắng mắt ra”.
Trước hết Ucraina những tưởng tách ra khỏi LX, từ bỏ CNCS thì sẽ phát triển. Nhưng không, chính vì đa đảng, vì “tự do dân chủ”, thể chế Ucraina đã trở thành một bãi chiến trường chính trị giữa một số người, và sâu xa hơn, cuộc chiến vì tiến bộ của Ukraina dù diễn ra ở Quảng trường Độc lập nhưng điều khiển trong hậu trường chính là một nhóm các nhà tài phiệt quan hệ khăng khít với giới chính trị đang thao túng đất nước này.
Đó không phải là hệ tư tưởng nào cả. Tất cả chỉ vì tiền và sự thúc bách tự nhiên để bảo toàn các đế chế của riêng họ” – nhà phân tích Goodrich nhận định (BBC).
Sau khi phe kích động biểu tình thắng thế, Ba đảng đối lập tranh nhau chiến lợi phẩm. Ucraina phải đối mặt với nền kinh tế ‘bóc ngắn cắn dài’. Phương Tây đang è cổ vì gánh nợ công không gánh thêm được cái “của nợ” Ucraina. Như vậy, phải chăng những người dân Ucraina đi biểu tình đã tự hại chính mình?
Bà cựu Thủ tướng “tóc tết” Tymoshenko ngồi xe lăn ra phát biểu trước đám đông 50.000 người biểu tình tại quảng trường Độc Lập:
 “Các bạn đã thay đổi đất nước chứ không phải các chính trị gia, không phải các nhà ngoại giao, không phải thế giới - chỉ có các bạn”.
“Nhân dân” được nịnh như vậy quả là sướng tai. Thực tế, để giành quyền lực, “nhân dân” luôn là bình phong, là công cụ cho những kẻ tham vọng, khi thành công chúng lại quên mất tiêu “nhân dân”. Nên “nhân dân” cũng nên tự hiểu mình là ai?
Khổng Tử cũng từng nói về vai trò của “nhân dân”: “Đức của người quân tử như gió, đức của kẻ tiểu nhân như cỏ, gió thổi thì cỏ rạp xuống" (Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo, thảo thượng chi phong tất yển - Luận ngữ, XII, 18).
Với Triết học Mác cũng nói rất rõ mối quan hệ giữa cá nhân lãnh tụ với nhân dân. Nhân dân là lực lượng, còn lãnh tụ là người định hướng. Vì vậy, một xã hội muốn phát triển, nhân dân phải lựa chọn được những nhà lãnh đạo tài giỏi, đừng có dại dột nghe theo những kẻ xấu xúi bậy.
4-10-2016
ĐÔNG LA