Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

KẾT CỤC CHUYỆN MỘT TIỂU THƯ CÀNH VÀNG LÁ NGỌC LẤY MỘT THẰNG ĂN MÀY (về Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo)


ĐÔNG LA
KẾT CỤC CHUYỆN
MỘT TIỂU THƯ CÀNH VÀNG LÁ NGỌC
LẤY MỘT THẰNG ĂN MÀY
(về Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo)

Tôi vốn chú ý và thích viết hơn những vấn đề mang tính tri thức, lý luận, không muốn viết về chuyện đời thường, chuyện ly hôn của vợ chồng Đăng Lê Nguyên Vũ. Nhưng một độc giả đã gởi vì muốn biết ý kiến của tôi về một bài của bà Vũ Kim Hạnh, nguyên TBT Tuổi Trẻ, được cho là “logic”& “tôn trọng sự thật khách quan”. Tôi nghĩ cái bà này nếu “lo gic” và “khách quan”đã không bị đuổi khỏi báo Tuổi trẻ. Quả thực, khi đọc tôi thấy bà Hạnh nghiêng về phía Đặng Lê Nguyên Vũ, tức không “khách quan”. Cả bài viết bà Hạnh toàn đưa ra những “chứng cớ”để phê phán Lê Hoàng Diệp Thảo, vợ Vũ.
Bà Hạnh viết:
“Và trí nhớ nhắc tôi một câu chuyện rất buồn năm 2015 mà tôi từng không muốn nhắc tới. Chuyện thế này. Chiều ngày nhà báo VN 21/6/2015 (tôi nhớ rõ vì năm đó, ngày nhà báo trùng với ngày của cha) tôi đến văn phòng TN (Trung Nguyên) bàn một chương trình hợp tác giao lưu với SV Daklak, thì xảy ra một chuyện lạ. Ông Vũ có hẹn nhưng bận đột xuất nên tôi họp với người khác. Khi xong việc thì mới nghe về sự tình đang diễn ra: Buổi sáng, ông Vũ, Tổng giám đốc nhận được một lẵng hoa gửi tới với nội dung "Em và các con gửi tới anh nhân Ngày của cha". Buổi chiều, ngay trước giờ họp, ông Vũ nhận được văn bản từ Toà án yêu cầu ông "đi giám định tâm thần" theo yêu cầu của người vợ. Hoa mừng ngày của cha và trát tòa về bịnh tâm thần. Cùng một ngày và từ cùng một người. Ông không bị tâm thần nhưng chắc chắn phải… bần thần!”
Bà Hạnh cho Vũ không “tâm thần” mà “bần thần” như vậy chứng tỏ chính bà này đã “tâm thần”vì bà ta biết rất rõ nguyên do của chuyện đó khi viết: “Còn đây là số liệu trích từ tài liệu tòa án. Tháng 4/2015. Bà Thảo bị bãi nhiệm Phó TGĐ Trung Nguyên. Tháng 6/2015. Bà yêu cầu Tòa án buộc ông Vũ đi giám định tâm thần”. Nếu đặt bà Hạnh vào trường hợp cô Thảo bà ta sẽ ra sao?
Thương hiệu cà phê Trung Nguyên ra đời năm 1996. Ngày 8/5/2006, cô Thảo được bổ nhiệm chức danh phó giám đốc thường trực của công ty. Kể từ khi được bổ nhiệm, cô Thảo đã tham gia quản lý, điều hành giúp sức cho công ty ngày càng phát triển. Đến tháng 4/2015, Vũ đột ngột ra quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực của cô Thảo, chỉ đạo nhân viên thực hiện nhiều việc ngăn cản cô Thảo thực hiện quyền điều hành công ty. Vì vậy mà Cô Thảo đã nộp đơn kiện. TAND TPHCM đã xét xử sơ thẩm, chấp nhận tuyên hủy quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực của cô Thảo và yêu cầu Vũ không được ngăn cấm cô Thảo tham gia điều hành, quản lý tại tập đoàn này.
Đọc những lời của Thảo trả lời một cuộc phỏng vấn khá đúng với bài Vũ tự viết in trong cuốn sách mà mấy thằng ngu xuẩn và mất dậy đã xuất bản coi trọng Vũ hơn tất cả Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Bác Hồ, Einstein, Bill Gate, v.v… ta mới thấy người cần được bênh vực chính là cô Thảo, từng như một tiểu thư cành vàng lá ngọc lấy thằng ăn mày, đã chung lưng đấu cật làm nên Trung Nguyên, còn sinh cho nó bốn đứa con, vậy mà… Chúng ta hãy xem vài ý trích đăng từ một cuộc phỏng vấn:
Tô Lan Hương: … tôi từng nghe không ít những người bạn thân của vợ chồng chị nói rằng vợ chồng chị đã từng có một mối tình đẹp như trong tiểu thuyết…
Lê Hoàng Diệp Thảo: …Khi tôi quen anh Vũ, cả gia đình anh ấy làm công nhân trong xí nghiệp gạch ở một huyện rất nhỏ ở Buôn Mê Thuột là M’Drak. Ba anh Vũ ốm không có tiền đi bệnh viện.  Còn tôi là hoa khôi của thành phố Pleiku, là con nhà giàu, ba mẹ kinh doanh vàng bạc đá quý nên được rất nhiều người đàn ông theo đuổi. Cuộc đời chúng tôi hoàn toàn trái ngược. Nhưng tôi lại rung động trước Đặng Lê Nguyên Vũ!
Tô Lan HươngThời gian chị yêu và kết hôn với Đặng Lê Nguyên Vũ cũng là lúc anh ấy khởi nghiệp. Bóng dáng của chị xuất hiện thế nào trong những ngày đầu tiên đó?
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Tôi là người bàn với anh Vũ chọn ngành cà phê để khởi nghiệp. Còn cái tên Trung Nguyên là do anh ấy lựa chọn.
Hồi đó, công việc của tôi suốt ngày tiếp xúc với thông tin ngành cà phê trong và ngoài nước, tôi nhận ra rằng cà phê sẽ là ngành mang lại lợi nhuận cho Việt Nam, vì khi đó cà phê là thị trường giao dịch sôi động nhất, chỉ sau dầu mỏ. 
Tô Lan Hương: Tôi nghe đã có lần anh Vũ phá sản. Khi ấy chị ở đâu?
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Chúng tôi yêu nhau từ cuối năm 1994. Đến năm 1996 thì cùng góp vốn để mở quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên. Năm 1997, anh Vũ phá sản lần đầu sau khi bỏ tiền đầu tư vào vùng Long Xuyên. Bao nhiêu vốn liếng trong 2 năm mất cả. Lúc đó tôi nói với anh Vũ:
-Thế này thì mình phải kết hôn thôi.
Dù thật ra lúc đó tôi chưa muốn lấy chồng. Tôi còn rất trẻ. Tôi có một công việc tốt và một cuộc sống thú vị khi vừa làm công việc trực tổng đài 108, vừa làm đối ngoại cho cơ quan nên có cơ hội được đi khắp cả nước.
Nhưng tôi đã chọn kết hôn với anh Vũ, sau những ngày đắn đo, vì chỉ khi kết hôn tôi mới có thể cùng anh ấy chia sẻ khó khăn, mới có thể hỗ trợ anh ấy kinh doanh, thực hiện giấc mơ của mình.
Lúc tôi lên gặp Giám đốc Bưu điện tỉnh để viết đơn xin nghỉ việc, ông cứ vừa can ngăn, vừa xa xót:
- Đúng là con nhà giàu, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ.
Bạn bè cũng ngăn cản tôi. Còn mẹ tôi, khi biết rằng tôi về làm dâu nhà anh Vũ trong một căn nhà đi thuê có bề ngang chỉ 2,8m vừa để cả gia đình đông đúc sinh hoạt, vừa để rang cà phê vừa để bán cà phê, bà cứ khóc hoài vì thương con gái.
Sau này khi chuyển xuống Sài Gòn để bắt tay xây dựng lại từ đầu, tôi nhớ có những đêm tôi mở hộp đựng tiền, thấy chỉ còn 100.000 đồng, không đủ để mua thức ăn cho 30 nhân viên ngày mai. Tương lai rất mông lung, rất bấp bênh, tôi đã bật khóc. Nhưng sáng hôm sau thức dậy, tôi lại mỉm cười, cùng anh Vũ suy tính việc mượn đâu tạm tiền để lo được.
Quyết định kết hôn với Đặng Lê Nguyên Vũ thực sự là quyết định mạo hiểm và bất trắc nhất trong đời tôi. Nhưng tôi rất tự tin! Tôi tin vào tình yêu " một túp lều tranh, hai trái tim vàng" của mình.
Tô Lan Hương: Thế nhưng khi Trung Nguyên nổi lên như một thương hiệu lớn, người ta chỉ biết đến cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ...
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Ở Trung Nguyên, anh Vũ là Chủ tịch HĐQT, có nhiệm vụ xây dựng và quảng bá thương hiệu. Việc của anh Vũ là đối ngoại, là tiếp xúc với truyền thông. Còn tôi đảm nhận vai trò Phó Tổng Giám đốc thường trực – như một người nội tướng của Trung Nguyên.
Trung Nguyên hoàn toàn là công ty gia đình, có 93% cổ phần hai vợ chồng tôi cùng sở hữu. Từ lúc thành lập đến năm 2014 thì hầu như tôi điều hành toàn bộ mọi công việc bên trong của Trung Nguyên. Tôi được quyền tự quyết toàn bộ mọi việc, từ chuyện lập ra các chiến lược, kế hoạch hành động, đến việc phát triển thị trường trong và ngoài nước, việc ký kết tất cả các hợp đồng …
Anh Vũ đi lo đối ngoại bên ngoài, vạch ra những ý tưởng, tôi là người thực hiện, cụ thể hoá những ý tưởng đó. Chúng tôi tương tác với nhau rất tốt và biết ủng hộ nhau phát huy thế mạnh của mình. Nên có khi cả tháng anh Vũ không xuất hiện ở công ty, thì mọi việc vẫn ổn thoả.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Trước khi anh Vũ tham gia khoá thiền nhịn ăn 49 ngày và bỗng nhiên thay đổi khi trở về, thì tôi rất hạnh phúc.
Vợ chồng tôi có 4 đứa con: Trung Nguyên, Bình Nguyên, Thảo Nguyên, Tây Nguyên. Nếu hôn nhân không hạnh phúc, chắc chẳng người đàn bà nào sinh cho người đàn ông 4 đứa con giữa thời buổi này.
Với tôi, anh Vũ không chỉ là chồng, không chỉ là ba của 4 đứa nhỏ. Anh ấy còn là tri âm tri kỷ trong cuộc sống và trong công việc.
Dĩ nhiên, không phải cuộc sống của chúng tôi lúc nào cũng vuông tròn. Không phải là anh Vũ chưa bao giờ mắc lỗi lầm với vợ. Gia đình nào cũng sẽ có những vấn đề của nó. Nhưng tôi luôn cố gắng quên đi những lỗi lầm của chồng, để chỉ giữ trong lòng mình những gì tốt đẹp nhất.
Hôn nhân với tôi là thiêng liêng nhất. Khi chúng tôi đã yêu nhau với một tình yêu lớn như thế, khi chúng tôi đã cùng nhau đứng trước bàn thờ để mong tổ tiên mình chứng giám, khi chúng tôi đã có với nhau 4 mặt con và cùng nuôi dạy lũ trẻ lớn khôn… thì không bao giờ tôi nghĩ rằng cuộc hôn nhân đó sẽ bị huỷ hoại! Nhưng 49 ngày thiền định nhịn ăn của anh ấy, đã phá đi tất cả, đã cướp đi Đặng Lê Nguyên Vũ tuyệt vời của tôi…”
Ta sẽ thấy trên đây là những lời tâm sự rất chân thực nếu so sánh với chính những gì Vũ tự viết trong cuốn sách đã nhắc tới ở trên. Chỉ có những kẻ vô cảm, thực dụng, chỉ biết giá trị vật chất, muốn bênh vực Vũ, mới cho câu chuyện tình nghĩa trên là thủ đoạn “ngôn tình” của cô Thảo.
Còn Vũ, sau cuộc thiền, tưởng mình đã hiển thánh, nên quên bố nó mất nhân nghĩa ở đời, đã đột ngột cách chức vợ mình, nên mọi chuyện mới rùm beng. Nói Vũ “tẩu hoả nhập ma” là vì thế. Vũ quả không tâm thần theo bệnh học mà tâm thần theo tâm học và trí học nên đã huyên thuyên rất buồn cười về những điều liên quan đến tri thức mà tôi đã chỉ ra một ít. Chỉ có bọn nhà báo ngu dốt, bút nô mới ca tụng mà thôi!
Đặc biệt ở chỗ, việc tuyên truyền thêu dệt rùm beng thần thánh hoá vụ tuyệt thực trên luôn có bàn tay và hình ảnh của Nguyễn Công Khế, người từng bị nhà báo Minh Diện tố cáo đã dùng thủ đoạn loại Huỳnh Tấn Mẫm giành quyền lãnh đạo Báo Thanh Niên ngày xưa và có nhóm người xưng danh là “Nhà báo trẻ” đã đăng loạt bài tố cáo Nguyễn Công Khế đã lợi dụng vị trí ở Báo Thanh Niên và danh tiếng của chính báo Thanh Niên để trục lợi, trong đó có chuyện lấy danh nghĩa xin đất cho cán bộ công nhân viên ở Báo Thanh Niên làm nhà ở rồi tìm cách chuyếm đoạt. Người tiếp tay và bị Khế lợi dụng chính là Đặng Lê Nguyên Vũ. Vậy Nguyễn Công Khế có liên quan gì đến “vụ Trung Nguyên” không?
         Theo luật, tài sải vợ chồng có sau khi kết hôn thì dù người vợ không làm gì vẫn có quyền sở hữu ngang bằng chồng, với Trung Nguyên thì cô Thảo có công không kém gì Vũ.
         Los Angeles
         15-8-2018
         ĐÔNG LA