ĐÔNG LA
VỀ LÁ CỜ CỦA MỘT CHẾ ĐỘ MÀ
HUỲNH THỤC VY VÀ
NHIỀU NGƯỜI CÒN TÔN VINH
Trong vài trang đưa tin Huỳnh Thục Vy bị bắt mới đây , có tấm hình Huỳnh
Thục Vy mặc cái áo này:
Rõ ràng Vy có gương mặt xinh xắn và sáng sủa, thật tiếc nhận thức
của đầu óc Vy lại hoàn toàn ngược lại; nó quá xấu xí và tối tăm. Nhìn chiếc áo
của tấm hình này, nhớ lại hôm ông con chở vợ chồng tôi đến xem trước chỗ làm tiệc
cưới ở “Sài Gòn nhỏ”, tôi chụp trên đường đi được tấm hình này.
Vợ
tôi là người sống ở hai chế độ, lấy tôi nên chứng kiến mọi chuyện sướng khổ ở cả
hai phía, vì vậy mà bả nói khá khách quan thế này:
-Đến
giờ mà người ta còn làm vậy thì được cái gì?
Tôi
bảo:
-Được
tiền chứ được cái gì. Vì “chống Cộng”cũng là một cái nghề đó.
***
Còn
có hành động như vậy tất cả là do người ta không hiểu lịch sử; nếu hiểu lịch sử
mà vẫn hành động như vậy tất là người thiếu lương tri. Để chứng minh điều này,
hôm nay tôi viết lại vài ý.
Một
người hiểu biết và có lương tri ai có thể tôn vinh và giương cao lá cờ của một
chế độ mà một trong những lãnh tụ là Nguyễn Cao Kỳ từng phải thốt lên: “Đây
là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê”; rồi:
“Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ.
Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ,
chứ không phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam”. Khi đã hoàn
toàn “thua lỗ”, Nixon đã thể hiện quyết
tâm của Mỹ dứt khoát bỏ rơi VNCH, ông ta quát lên với Kissinger rằng: “Tôi
không biết liệu lời đe dọa đó có đủ không, nhưng tôi sẽ làm bất cứ việc chết tiệt
gì - hay cắt đầu hắn ta, nếu cần thiết” (I don't know whether that threat
goes far enough or not, but I'd do any damn thing that is -- or cut off his
head if necessary) khi nói về việc TT Thiệu không muốn ký vào Hiệp định Paris.
Về
sự văn minh và phồn vinh của chế độ đó, trong bài phản bác Phạm Ngọc Cương ở
Canađa, tôi đã viết: “Từ cái nhìn phi lịch sử, từ chỗ chê bai cuộc sống ở
trong nước, ông Cương ca ngợi Canada, nơi ông là một kẻ tha phương cầu thực. Mọi
chuyện ông nói đều đúng cả, nhưng đó chỉ là tư duy “phản xạ có điều kiện” của
Pavlov, chứ không phải là cái nhìn biện chứng của một tư duy triết học”, nghĩa
là tư duy của loài vật.
Tôi
cũng đã viết:
“Về
sự tươi đẹp của chế độ VNCH, Huỳnh Ngọc Tuấn (cha Huỳnh Thục Vy) cũng như không
ít người từng ca ngợi và hay mang ra so sánh với Bắc Việt nghèo khổ, có điều họ
không hiểu rằng, đó chỉ là “lợi nhuận” của việc chống cộng mà cư dân ở những
vùng đô thị miền Nam được hưởng từ việc đánh đổi bằng máu của của dân cư vùng
nông thôn. Theo "Fire In The Lake" by Frances Fitgerald, Vintage
Books, New York 1985, pp. 134-139, khi viết về Ngô Đình Diệm, tác giả cũng viết:
“Đối với hắn, thế giới hiện đại là Sài-Gòn, cái thành phố ký sinh trùng đó đã
trở nên béo mập bởi máu của thôn quê và lợi lộc của Tây phương. (For him, the
modern world was Saigon, that parasite city that fattened from the blood
of the countryside and the lucre of the West)”.
Viện
trợ quân sự Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa, theo
nhà kinh tế Steven ước tính tổng chi tiêu cuối cùng của Mỹ cho cuộc chiến tranh
Việt Nam lên tới 925 tỷ USD; gấp 3,8 lần chi phí của Mỹ trong thế chiến thứ nhất và
chỉ đứng sau chi phí của Mỹ cho thế chiến thứ hai”.
Tài liệu của CIA giải mật của Hoa Kỳ ước tính qua 20 năm, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã
viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khoảng 7 tỉ rúp (tương đương 7 tỉ USD,
trong đó hơn một nửa là viện trợ quân sự). Như vậy tổng chi phí của Mỹ cho chiến tranh VN gấp hơn 130 lần mà phía
VNDCCH đã nhận được viện trợ. Vì thế cái “nền văn minh” và phồn vinh của VNCH đều
có nguồn gốc từ “925 tỷ USD” mà Mỹ đã chi cho cuộc chiến ở VN, kèm theo mất 58000
nhân mạng nữa, để rồi mất trắng trở về.
Theo
Vi Anh trong bài Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu :
“Tiến
sỉ Nguyễn Tiến Hưng đưa ra một vài thí dụ và dẫn chứng của sự kiện lịch sử tiêu
biểu nhưng vô cùng đau đớn cho chánh quyến VNCH khi lệ thuộc Mỹ. Về kinh tế nội
việc xin Mỹ viện trợ gạo là cả một vấn đế phức tạp, phiền toái mà trăm dâu đổ đầu
tằm VNCH phải chịu. Cứ mỗi năm vào 16-5 mùa giáp hạt, thì kho gạo VN hết, từ tổng
thống đến chánh phủ phải chạy đôn chạy đáo để cầu viện. Câu viện phải qua 6 bước.
Xin Hành Pháp cấp, Quốc Hội chuẩn chi, giải quyết vận chuyễn,. Vận chuyễn theo
luật viện trợ Mỹ phải đấu thầu chuyên chở. Ông Chủ tịch Ủy Ban chuẫn chì có
công ty hàng hải “ bồ bịch” muốn công ty của mình được thầu. Làm không khéo, đổ
bể các nhà thấu khác la lên thì VNCH mang tiếng xấu, mà không làm cho công ty bồ
bịch của Ông thì chuẩn chi khó khăn hay bị cắt giảm. Chở gạo từ Louisiana lên
San Fran, từ San Fran về VN. Nghiệp đoàn công nhân bốc dở biết Quân Đội ở Miển
Trung đang cần gạo, họ hay đình công để làm tiền. Chánh quyền VNCH không thể trả
tiền vòi vĩnh mà cũng không thể ngăn cản quyền đình công của nghiệp đoàn, trong
khi Quân Đoàn I xếp hàng xe chờ gạo, lính gần hết quân lương. Chánh quyền phải
nhờ các thương gia gạo dàn xếp. Đó là chưa nói gạo viện trợ về bán rẻ thiệt hại
cho nông dân VN”.
Chính
Nguyễn Văn Thiệu còn có những câu nói để đời rất hồn nhiên thừa nhận việc mình
làm một ông Tổng thống “bù nhìn” như sau:
-
Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống cộng;
-
Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một
tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!
Không
chỉ lệ thuộc về kinh tế mà về chính trị chế độ của Nguyễn Văn Thiệu cũng hoàn
toàn bị lệ thuộc. Khi Mỹ nhận ra sai lầm trong cuộc chiến ở VN, như việc “cắt lỗ”
trong đầu cơ chứng khoán, chính phủ Mỹ đã “vắt chanh bỏ vỏ” Nguyễn Văn Thiệu
không thương tiếc. Trong Nguyễn Văn Thiệu – Wikipedia tiếng Việt:
“trong
thư của Tổng thống Nixon gửi ông vào ngày 16 tháng 1 có đoạn: "Tôi đã quyết
định dứt khoát sẽ ký tắt hiệp định vào ngày 23 tháng 1 năm 1973 tại Paris. Nếu
cần tôi sẽ làm đúng như nói trên một mình. Trong trường hợp đó tôi phải giải
thích công khai rằng chính phủ của ông cản trở hòa bình. Kết quả sẽ là sự chấm
dứt không tránh khỏi và lập tức viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ - và một
sự thay đổi nhân sự trong chính phủ của ông khó mà nói trước".
Trong
bức thư đề ngày 6/10/1972, Nixon còn ngầm đe dọa: "Tôi yêu cầu ông cố
áp dụng mọi biện pháp để tránh sinh ra sau này một tình huống có thể đưa tới những
biến cố tương tự như biến cố mà chúng tôi đã ghê tởm năm 1963 và chính bản thân
tôi cũng đã kịch liệt phản đối năm 1968...".
Henry Kissinger về sau trong hồi ký của mình
đã cho rằng: “Nguyễn Văn Thiệu đã điều hành quốc sự theo một kiểu "tàn
bạo", "xấc láo", "ích kỷ, độc ác" với những "thủ
đoạn gần như điên cuồng" khi làm việc với người Mỹ”; Kissinger cũng tiết
lộ rằng, khi nói về việc Nguyễn Văn Thiệu ngăn cản Mỹ ký hiệp định Paris, Tổng
thống Nixon đã giận dữ thốt lên: "Ông sẽ hiểu thế nào là sự tàn bạo nếu
tên đểu giả đó không chịu chấp thuận. Ông hãy tin lời tôi."
Một
“nền văn minh” luôn tùy thuộc vào chế độ chính trị và tiềm lực kinh tế. Vì những
lẽ trên đây mà người ta đã cho cuộc sống ở Sài Gòn trước 75 chỉ là “phồn
vinh giả tạo”. Mà nền kinh tế ấy cũng lại: “ở miền Nam, Hoa kiều kiểm
soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh
vực: sản xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80%
các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện
kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50%
bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn
kiểm soát giá cả thị trường”.
Los
Angeles
10-8-2018
ĐÔNG
LA