Thứ Ba, 9 tháng 5, 2023

SỰ PHẢN LẠI NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐCSVN, SỰ CHỐNG CHẾ ĐỘ THÔNG QUA SỰ ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ LỘN NGƯỢC CỦA PHAN HUY LÊ VÀ ĐỒNG BỌN

 SỰ PHẢN LẠI NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐCSVN, SỰ CHỐNG CHẾ ĐỘ THÔNG QUA SỰ ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ LỘN NGƯỢC CỦA PHAN HUY LÊ VÀ ĐỒNG BỌN

Một bạn nhắn tin cho tôi: “Theo em thì bác không nên thắc mắc chuyện họ không đưa văn chương của bác vào Sách Giáo Khoa. Những người tử tế ai cũng biết tầm vóc văn chương của bác. Nhưng bọn đểu giả nó sẽ nhằm vào chỗ đó để bôi nhọ là mình ghen tị với chúng”. Tôi trả lời:
-Đây là sự phê phán cái sai, cái dốt của bọn biên soạn sách giáo khoa, cho giá trị văn học của quốc gia chứ không phải chuyện ghen tỵ nhỏ nhen vặt vãnh.
-Bọn súc vật nó không nói như thế đâu ạ. Nó sẽ nhằm vào chỗ đó để công kích để xuyên tạc thông điệp của bài bác viết.
-Thế viết theo ý chúng à?
-Không phải ạ. Ý của em là mình đang đóng góp ý kiến cho đại cuộc thì nên tránh thắc mắc về bản thân mình để không tạo cớ cho nó xuyên tạc là mình ganh tị. Có thể đưa nhiều tác giả tác phẩm tầm cỡ khác vào SGK chứ không phải là Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài hoặc Nguyễn Huy Thiệp.
-Khi viết quan trọng nhất là cần viết đúng, còn thì không sợ gì hết. Tao có phải nhà văn không? Tao có cần công bằng không? Tao viết không chỉ phê phán cái sai, cái dốt của bọn biên soạn mà còn chỉ ra sự bất công, là sự đấu tranh cho công bằng.
Quả thật, viết mà sợ dư luận, lựa chiều dư luận thì không thể nói thẳng, nói thật, không thể đấu tranh, phê phán, phản biện những sai trái, yếu kém được. Quan trọng nhất là viết đúng sự thật, đúng tri thức, vì sự ổn định và phát triển của đất nước. Như tôi đã viết, tôi vốn ít đọc văn chương người khác, nên phải lấy chính văn chương của mình làm chứng cớ để lý lẽ. Văn chương của tôi từng được không biết bao nhiêu lời khen, từ Chế Lan Viên, Nguyễn Khải trở xuống, mà không được nhắc tên, không được xuất hiện trong sách giáo khoa, thì tôi thấy tiếc không chỉ cho mình mà còn cho cả nền giáo dục VN. Cũng như Bác sĩ Hoa Huynguyen, một cán bộ nghiên cứu Y học nhưng khả năng phân tích, khả năng cảm thụ những tinh tế, cao sâu của văn chương còn hơn bọn GS Văn Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, v.v… nhiều. Chính bạn ấy đã viết về chuyện sách GK: “Sách giáo khoa Văn 12 và sách Giáo dục công dân không biết bài này (bài Tổ quốc-nửa bàn chân dính bùn và máu của tôi) là lỗi lớn”.
Quay lại chuyện về những quan điểm lịch sử. Khi phê phán cỡ Phan Huy Lê thì vài ý kiến cảm tính như độc giả, như quần chúng thì chỉ như “muỗi đốt gỗ”, vì chúng rất cao đạo, cao ngạo, không coi ai ra gì. Phải phân tích trên cơ sở học thuật để chỉ ra sự sai trái, dốt nát của chúng. Hôm nay, trên cơ sở đó, tôi đăng lại bài đã chỉ ra sự phản lại nền tảng tư tưởng của ĐCSVN, sự chống chế độ thông qua sự nghiên cứu, “đổi mới lịch sử” của những kẻ trong Hội Sử học VN mà đứng đầu là Phan Huy Lê.
9-5-2023
ĐÔNG LA
Cuộc Hội thảo quốc gia do Hội KHLSVN tổ chức về "Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX" đã diễn ra tại Thanh Hóa ngày 18/10/2008 mà một số người cho là “những nhận định công bằng, khách quan dựa trên sự thật lịch sử”, là “sự đột phá trong nhận thức về các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn”. Vậy ta thử tìm hiểu cuộc hội thảo nói trên.
***
Trong lời khai mạc cuộc hội thảo đó, ông GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội KHLS VN, cho rằng từng có thái độ phê phán gay gắt Nhà Nguyễn là có những “nguyên do sâu xa”, trong đó tôi chú ý nhất ý này của ông Lê:
“Thứ hai là do “trong cách vận dụng phương pháp luận sử học của các nhà nghiên cứu”; “Đây là thời kỳ nền sử học hiện đại xây dựng trên hệ tư tưởng Mácxít… phạm những sai lầm của chủ nghĩa giáo điều, công thức, máy móc. Theo lý thuyết về hình thái kinh tế xã hội, thời bấy giờ đang thịnh hình quan điểm cho rằng chế độ phong kiến Việt Nam… thời kỳ các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn được đặt vào khung suy vong… giai cấp phong kiến không còn vai trò tích cực, không còn đại diện cho lợi ích dân tộc. Áp dụng lý thuyết hình thái kinh tế xã hội và đấu tranh giai cấp một cách giáo điều đã dẫn đến những hệ quả đưa ra những phân tích và đánh giá lịch sử thiếu khách quan, không phù hợp với thực tế lịch sử”.
Theo tôi (Đông La), việc chế độ phong kiến, quân chủ chuyên chế không còn phù hợp với sự phát triển của thời đại, đã bị thay thế bằng các chế độ dân chủ trên phạm vi toàn thế giới là hiện thực khách quan, tuân theo đúng quy luật của Chủ nghĩa Mác, sao ông Phan Huy Lê lại cho các nhà sử học ở ta hồi ấy sai lầm khi vận dụng phương pháp luận sử học xây dựng trên hệ tư tưởng Mácxít? Việc thời kỳ các Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn được đặt vào khung suy vong cũng đúng với thực tế, sao ông Phan Huy Lê cũng cho là sai do dựa vào hệ tư tưởng Mác xít? Như vậy ông Phan Huy Lê không chỉ hiểu sai về Chủ nghĩa Mác mà còn nói ngược với tiêu chí mà ông luôn hô hào: “Nhận thức lịch sử một cách khách quan, trung thực, công bằng là trách nhiệm của giới sử học”.
Thực tế, các Chúa Nguyễn là một phe để tranh giành quyền lực đã gây ra cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh, đẩy dân ta vào cảnh huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt mấy trăm năm. Chính anh em Nguyễn Huệ đã dẹp được loạn này, và đánh thắng luôn ngoại xâm ở hai đầu đất nước; Nguyễn Huệ đã lập ra Nhà Quang Trung, lên ngôi vua hoàn toàn xứng đáng, chính đáng. Tiếc là ông đã đột ngột qua đời, nên Nguyễn Ánh đã tiêu diệt được triều đại Tây Sơn, lập ra Vương triều Nguyễn thay thế. Rồi Vương triều Nguyễn đã để mất nước vào tay Pháp, Vua thì bị bắt đi đầy, tên nước cũng bị xóa, Pháp duy trì Nhà Nguyễn sau đó chỉ là vua bù nhìn, làm tay sai cho Pháp, thống trị nước ta. Sự thực lịch sử là như thế, đặt Nhà Nguyễn vào “khung suy vong” sao Phan Huy Lê lại cho là sai lầm do có cách nhìn theo tư tưởng Mác xít?
Viết như trên, ông GS Sử Phan Huy Lê thực chất mù tịt về Chủ nghĩa Mác. Cơ sở nhận thức thế giới khách quan của Chủ nghĩa Mác là Chủ nghĩa Duy vật biện chứng. Đó là cách nhìn dựa trên các quy luật của tự nhiên trong quá trình vận động biến đổi và liên quan lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng, để có thể nhìn xuyên qua cái vỏ bề ngoài của các hiện tượng, thấy được bản chất bên trong của sự vật; ngược với cái nhìn siêu hình cố định, bề ngoài, không bản chất. Chủ nghĩa Duy vật lịch sử vận dụng cách nhìn của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng vào trong xã hội. Vì vậy có đâu do “vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nhĩa duy vật lịch sử” lại “phạm những sai lầm của chủ nghĩa giáo điều, công thức, máy móc”. Nói vậy thì chính ông Phan Huy Lê đã sai lầm khi hiểu một cách “giáo điều, công thức, máy móc” về Chủ nghĩa Mác, trở thành một kẻ chống lại nền tảng tư tưởng của ĐCSVN.
Ông Phan Huy Lê cho biết theo tinh thần của Công cuộc Đổi mới khởi đầu từ năm 1986, năm 1988 Hội Khoa học lịch sử Việt Nam được tổ chức lại, các cuộc Hội thảo khoa học đã được tổ chức, bên cạnh khẳng định những thành tựu của nền sử học hiện đại Việt Nam đồng thời nghiêm khắc nêu lên những mặt yếu kém. Có ba mặt yếu kém, ngoài sự giáo điều do vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác nói trên còn có “khuynh hướng chính trị hóa lịch sử", dùng lịch sử để minh họa một số quan điểm chính trị, tự hạ thấp tính độc lập, vai trò sáng tạo của khoa học lịch sử và khuynh hướng "hiện đại hóa lịch sử", trình bày lịch sử quá khứ như hiện đại, không tôn trọng tính đặc trưng của từng thời kỳ lịch sử”.
Viết như trên, Phan Huy Lê thực sự là một kẻ chống chế độ, phạm pháp, muốn lĩnh vực lịch sử sống ngoài vòng pháp luật. Phan Huy Lê cần phải biết phân biệt, sự “chính trị hóa” lịch sử, khuôn cái nhìn lịch sử theo cái nhìn của lực lượng nắm quyền phản động, phản tiến bộ, phục vụ cho việc cai trị, không đúng bản chất của sự thật lịch sử, thì mới là sai trái. Nhưng chế độ nước ta sau triều Nguyễn đến hôm nay là chế độ dân chủ cộng hòa, theo lý tưởng XHCN. Lực lượng lãnh đạo được hiến định “lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”. Chỉ có mù tịt và nhìn Chủ nghĩa Mác với cái nhìn phản nghịch như Phan Huy Lê, mới thấy nhận thức lịch sử theo cái nhìn biện chứng, khoa học, khách quan theo Chủ nghĩa Mác là một sự “chính trị hóa” sai trái. Có chăng, có thể có “nhận thức chính trị sai” chứ “sự chính trị hóa đúng đắn” thì không sai. Vì vậy cho rằng việc tuân theo phương pháp nhận thức chung của thế chế là “tự hạ thấp tính độc lập, vai trò sáng tạo của khoa học lịch sử” là một quan niệm sai. Viết vậy, phải chăng ông Phan Huy Lê muốn Hội Lịch sử của ông ta là Hội vô chính phủ, thành tổ chức chống chế độ?
Thực tế, không riêng ngành sử, nhận thức của tất cả các lĩnh vực trong xã hội chúng ta trước đây đều từng yếu kém, trong đó có cả nhận thức chính trị. Chúng ta từng nhận ra sự nhận thức chính trị sai và đã gọi đó là căn bệnh chủ quan, duy ý chí. Giống như sai lầm của Trung Quốc mà Liên Xô từng diễu cợt là xây dựng thứ “Chủ nghĩa Cộng sản mặc quần đùi”. Chính vì thế Công cuộc Đổi mới đã ra đời. Dù còn nhiều yếu kém, thiếu sót, công cuộc đổi mới đã thành công nên mới đưa nước ta thoát ra khỏi khủng hoảng và phát triển đến ngày hôm nay. Nhưng đã có những đánh giá sai lầm cho rằng, với sự đổi mới như vậy, thực chất ta đã từ bỏ Chủ nghĩa Mác và chứng tỏ Chủ nghĩa Mác sai. Cần phải hiểu cho đúng, chúng ta chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thực chất là tuân theo đúng nguyên lý của Chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa Mác cho quan hệ sản xuất phải phù hợp với lực lượng sản xuất. Nước ta từ một nước phong kiến, nô lệ, có nền sản xuất tiểu nông, tất không thể thực hiện một quan hệ sản xuất của một nền đại công nghiệp ngay được. Ta đã nhận ra “chủ quan, duy ý chí” sai với Mác là vì thế.
Sự đổi mới tư duy kinh tế nói trên thực chất là đổi mới tư duy chính trị trong lãnh đạo kinh tế. Sự nghiên cứu sử học cũng như mọi lĩnh vực khác tất cũng phải đổi mới theo xu hướng chung đó. Nhưng đổi mới là nghiên cứu lịch sử với cái nhìn sâu hơn, rộng hơn và biện chứng hơn, để Lịch sử Việt Nam vừa đúng sự thật nhưng lại minh triết hơn, chứ không phải như ông Phan Huy Lê cùng “bọn tay chân” của ông trong cái Hội Khoa học Lịch sử, một cơ quan thuộc thể chế nhưng đã bị ông lũng đoạn, lại có cái kiểu đổi mới lịch sử là việc cào bằng, hoặc tệ hơn là, lộn ngược các chuẩn mực về chính, tà, thiện, ác!
***
Nguyễn Ánh, một người chính sử cho là “cõng rắn cắn gà nhà”; “rước voi về giày mả tổ”, hết cầu viện Pháp , lại cầu viện quân Xiêm, dẫn đến họa quân Xiêm làm đủ điều tàn bạo với dân chúng, và tạo cớ cho Pháp xâm chiếm VN 100 năm. Vậy có lý gì Phan Huy Lê và bọn tay chân đòi ca ngợi Nguyễn Ánh ngang với Nguyễn Huệ?
***
Trong bản tổng kết của ông Phan Huy Lê về cuộc Hội thảo về Nhà Nguyễn ở Thanh Hóa năm 2008 nói trên cũng đã cho rằng “Các chúa Nguyễn đã có công mở rộng lãnh thổ về phía nam”.
Không ai có thể phủ nhận nước ta có được hình hài như hiện nay là có liên quan đến Nhà Nguyễn. Nhưng cần phải hiểu việc này không phải là kết quả của mục đích khai khẩn của Nhà Nguyễn, mà đó là việc các Chúa Nguyễn chạy trốn sự truy sát của Chúa Trịnh, rồi về sau xây dựng căn cứ địa để chống lại quân Tây Sơn. Vì vậy, việc mở mang bờ cõi nước Việt về phía Nam đã được đổi bằng biết bao mồ hôi và máu của quân dân người Việt, vì vậy công lao mở cõi thuộc về họ chứ không phải thuộc về các chúa Nguyễn, cái thế lực đã dùng biết bao xương máu của bao đời dân Việt khiến huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt, chỉ để tranh giành quyền lực. Chỉ có thậm ngu như Phan Huy Lê và cái Hội Sử của ông ta mới “nghiên cứu” ra cái phát minh là công lao mở cõi về phía Nam thuộc về Nhà Nguyễn. Mà cứ cho là vậy đi, thì với cái cớ Nguyễn Ánh từng cầu viện Pháp, Pháp đã xâm lược hết cả VN, còn xoá tên luôn VN để lập ra Liên bang Đông Dương, thì tất cái kết quả “mở cõi” đó cũng đã rơi vào tay Pháp, tức “của thiên lại trả địa”!
Chỉ tới khi có Đảng, Bác lãnh đạo, dân ta mới tiến hành hai cuộc kháng chiến, giành lại chủ quyền, đòi lại tất cả.
Cái Hội thảo cũng rất dốt và buồn cười khi kết luận là Nhà Nguyễn đã “Tiếp tục thành tựu của phong trào Tây Sơn đã xóa bỏ tình trạng phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài, đặt cơ sở cho sự khôi phục nền thống nhất, Nguyễn Ánh và triều Nguyễn đã hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước trên lãnh thổ rộng lớn bao gồm cả Đàng Trong và Đàng Ngoài”. Tôi viết họ dốt và buồn cười vì chẳng có ai tôn vinh một thế lực đi giết người ta để mà tiếp tục thành tựu của người ta cả!
Trong cảnh loạn ly, chính Nguyễn Huệ đã dẹp loạn trong nước, thắng giặc ngoại xâm hai đầu đất nước, khi vua cuối triều Lê chạy trốn lưu vong, ông đã lên ngôi vua. Vậy Nguyễn Ánh nhân cơ hội Vua Quang Trung bệnh chết đột ngột, tiêu diệt Nhà Tây Sơn, chính là sự phản nghịch, cướp ngôi, như ngôn ngữ hiện đại, đó chính là sự đảo chính phi pháp. Vì vậy cho Nguyễn Ánh có công thống nhất đất nước đúng là chuyện dốt nát đến buồn cười!
Quay lại với việc đánh giá Nhà Nguyễn, việc xổ toẹt tất cả cũng là sai trái. Với cái nhìn biện chứng, ta thấy việc các Chúa Nguyễn gây ra cuộc nội chiến dù là điều không hay nhưng với bối cảnh lịch sử thời ấy, Chúa Nguyễn Hoàng không kiếm cớ chạy trốn xuống phương Nam xây dựng lực lượng thì sẽ bị Trịnh Kiểm giết. Thời phong kiến, nhiều cuộc thay đổi triều đại không ít thì nhiều đều có những chuyện bất chính, nhưng tốt xấu phân minh, ai làm người nấy chịu, nên những công trạng cũng như thành tựu của mọi triều đại đều được tôn vinh, lưu danh thơm trong sử sách. Với Nhà Nguyễn, dù Vua Gia Long dựng lên vương triều đã trải qua hành trình có nhiều điều bất chính, nhưng đời sau, các vị vua yêu nước, dũng cảm chống Pháp như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân vẫn mãi là những tấm gương ngời sáng.
***
Dư luận đang e ngại tình trạng học sinh chán ghét và học dốt môn Sử. Điều này xem chừng còn là chuyện nhỏ so với chính Hội Khoa học Lịch sử VN mang danh khoa học mà lại có những quan điểm về lịch sử phản khoa học, luôn kêu gọi tôn trọng sự thật khách quan lại đi bóp méo, đổi trắng thay đen, biến ý nghĩa cao quý việc học sử, hiểu sử để tự hào về các anh hùng thuộc các thế hệ thành ra mất phương hướng, bởi các chuẩn mực về các giá trị bị cào bằng, lộn ngược!
19-1-2015
ĐÔNG LA