Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

LẦN CUỐI VIẾT VỀ MỘT CÁI CHẾT: LỄ TANG PHAN ĐÌNH DIỆU


ĐÔNG LA
LẦN CUỐI VIẾT VỀ MỘT CÁI CHẾT:
LỄ TANG PHAN ĐÌNH DIỆU

VietNam.net, 18/05/2018 , lại đăng tiếp một bài về chuyện gia đình và các cơ quan nhà nước đã tổ chức lễ tang cho GS Phan Đình Diệu. Không hiểu sao đoạn dưới đây có ở bản đăng lần đầu mà bản đăng hiện hữu thì không có, mặc dù hình ảnh và chú thích về nội dung này thì vẫn còn:
“Sáng 18/5, Trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ; Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn; ông Phạm Thế Duyệt- nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và hàng trăm nhà tri thức, nhà giáo, các thế hệ sinh viên và gia đình đã tới viếng và tiễn đưa GS Phan Đình Diệu.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam gửi vòng hoa viếng giáo sư Phan Đình Diệu”.
 Là người Việt Nam, tôi rất hiểu “nghĩa tử là nghĩa tận”, nên tôi thấy tổ chức tang lễ trọng thể cho một người có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của đất nước là một chuyện đúng đắn. Chỉ thấy có môt mâu thuẫn rất lớn trong việc ca tụng Phan Đình Diệu. 
Thể chế nước ta, theo chính lời TBT Nguyễn Phú Trọng trong “Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Kỳ họp thứ tư Hội đồng Lý luận Trung ương, nhiệm kỳ 2016 - 2021” (http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/35086402-toan-van-bai-phat-bieu-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tai-ky-hop-thu-tu-hoi-dong-ly-luan-trung-uong-nhiem-ky-2016-2021.html) vẫn là:
“Thấm nhuần sâu sắc những di huấn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại hội XII của Đảng một lần nữa khẳng định: tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự báo chính xác và kịp thời có chủ trương, chính sách xử lý hiệu quả những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn, giải quyết tốt các mối quan hệ lớn phản ánh quy luật đổi mới và phát triển ở nước ta”.
Nhưng những quan điểm của GS Phan Đình Diệu về chính trị thì hoàn toàn trái ngược với ý trên của TBT Nguyễn Phú Trọng, từng làm “nổi sóng” trên trang Talaws ngày nào:
“… rõ ràng lý luận về chủ nghĩa cộng sản và về chủ nghĩa xã hội theo học thuyết Mác - Lênin không còn thích hợp với đòi hỏi mới của cuộc sống nữa… Tôi hy vọng là Đảng sẽ tự biến đổi thành một Đảng xã hội dân chủ để lãnh đạo nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa dân chủ,… Trước sau gì thì một nền dân chủ cũng phải là đa nguyên thôi, vì đa nguyên luôn luôn là điều kiện cần của dân chủ”.
Như vậy không chỉ TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ là một lãnh đạo có quan điểm sai trái, cần phải thay thế , mà cả thể chế Việt Nam hiện tại cũng cần phải xoá bỏ nếu GS Phan Đình Diệu được ca ngợi đúng trong bài thường thuật lễ tang đăng trên VietNam.net nói trên; còn không thì VietNam.net lại là một trang cổ vũ, tuyên truyền, theo ngôn ngữ chính trị chính thống, những “tư tưởng thù địch”, “chống phá đất nước”!  
Trước hết, hai tác giả bài báo Lê Anh Dũng - Hạ Anh, từ đặt tiêu đề “Ngậm ngùi tiễn đưa một nhân cách lớn“ cho đến nội dung bài viết, đã hết lời ca ngợi “trí tuệ” và “nhân cách” Phan Đình Diệu:
Sáng 18/5, nhiều người đã tới nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông để tiễn đưa GS Phan Đình Diệu. Ông là GS Phan Đình Diệu, một trí thức được người đương thời, đồng nghiệp và hậu thế kính trọng vì khí phách, tầm vóc trí tuệ và nhân cách”.
Tiếp theo, bài báo còn trích đăng nhiều lời ca tụng khác:
“GS Hà Huy Khoái bày tỏ: "Đọc lại những bài viết của Anh về khoa học, về con đường phát triển của xã hội Việt Nam, không thể không ngạc nhiên về những kiến giải sâu sắc, độc đáo, về tầm nhìn của anh. Sự phát triển, những vấn đề mà xã hội đang phải đối mặt gần như là “minh hoạ” những gì Anh nói đã vài chục năm. Và trên hết, ta cảm nhận tấm lòng Anh, một kẻ sỹ của thời đại mới, luôn trăn trở với con đường đi của đất nước. Anh không chỉ là nhà khoa học, nhà tư tưởng, Anh là người say mê tất cả những gì thuộc về tri thức nhân loại"; "Anh sâu sắc quá, độc đáo quá, nghĩ xa hơn người khác nhiều quá, để người ta có thể hiểu hết về Anh. Nhưng dù không hiểu hết, Anh vẫn chiếm trọn tình yêu và lòng khâm phục của những người có dịp gần Anh...”
Đặc biệt là lời phát biểu cảm tạ cuối tang lễ, PGS Phan Dương Hiệu, con trai của GS Phan Đình Diệu đã nói:
"Đối với chúng con, sự say mê đối với khoa học, sự trăn trở của bố đối với đất nước là lời dạy vô giá. Bố nói với con, cuộc sống cần nhất sự trung thực. tưởng chừng đơn giản nhưng trung thực bao gồm sự dũng cảm, trung thực với chình mình để có những chính kiến độc lập, trung thực trong cuộc đời để dũng cảm để nói lên ý kiến tâm huyết
Những lời phát biểu chân thành của bố thật dũng cảm, giản dị nhưng đầy mạnh mẽ về sự phát triển của đất nước.
Những mong ước của bố, những ý kiến của mình sẽ như một giọt nước nhỏ bé hòa vào nhiều chiều khác của dân tộc để tạo thành dòng thác đổi mới cho nhân dân. Giọt nước nhỏ bé ấy như có cái tên là những bài viết nghĩ suy cùng đất nước. Giọt nước ấy sẽ không tan đi khi bố chia xa".
Như vậy Phan Đình Diệu chắc có thể được “an nghỉ” nơi “chin suối” vì những trăn trở thay đổi thể chế của ông đến nay chưa thành công thì ông con trai sẽ là người tiếp tục tiếp bước cha, sát cánh cùng các chú Chu Hảo, chú Giang Công Thế, v.v… “chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng”.
Nhưng tôi hơi buồn cười khi xem lại những chữ ông Giang Công Thế (Hiệu Minh) viết về Phan Đình Diệu:
“… một người đóng góp lớn cho nền toán tin và nhất là khởi xướng thời đại vi tính tại Việt NamNăm 1981, chiếc máy vi tính đầu tiên sản xuất tại VN và Đông Á có tâm huyết không nhỏ của ông”. Buồn cười ở chỗ VN có một Phan Đình Diệu tài năng như thế sao đến tận hôm nay ta vẫn chưa có một chiếc máy tính mang thương hiệu VN nào xuất xưởng, dù có làm được thì cũng chỉ là copy, vì về mặt tri thức khoa học công nghệ, thế giới người ta đã bày sẵn tất cả ra rồi!
       Los Angeles
       18-5-2018
       ĐÔNG LA