Thứ Ba, 13 tháng 9, 2022

VÀI LỜI NHÂN DỊP NGUYÊN NGỌC “90 XUÂN”

 ĐÔNG LA

VÀI LỜI NHÂN DỊP NGUYÊN NGỌC “90 XUÂN”
Có chuyện hơi buồn cười, nhân dịp Nguyên Ngọc “90 xuân”, bên cạnh bọn trí thức ngu dốt và lưu manh tất ca ngợi ông ta “tận mây xanh” thì có chuyện cả người tốt, kẻ xấu đều khinh thường Nguyên Ngọc, đơn giản là vì ông ta từng đi cả hai bên. Nguyên Ngọc từng thành danh, nổi tiếng, được vinh danh, trọng dụng bởi những tác phẩm ca ngợi và tuyên truyền trong kháng chiến, từng là chiến sĩ xung kích chống những quan điểm sai trái. Nếu không có sự trở cờ, Nguyên Ngọc hoàn toàn có thể, như lời Nguyễn Khải, “vào Trung Ương”, được Giải Hồ Chí Minh, và kể cả chuyện có thể được đặt tên đường. Nhưng rồi khi được trọng dụng lãnh đạo Hội Nhà Văn VN, Nguyên Ngọc đã bị thất sủng do đã thể hiện những quan điểm sai trái. Từ đó, Nguyên Ngọc dần dần thể hiện rõ sự phản trắc, phản lại tất cả những gì tốt đẹp kể cả của chính mình một thời. Vì vậy, người tốt tất khinh Nguyên Ngọc phản lại những gì tốt đẹp, còn kẻ xấu thì hơi buồn cười là cũng khinh Nguyên Ngọc luôn vì ông ta không sám hối do từng làm những việc tốt. Thực tế quan điểm về tốt, xấu là ngược nhau, với tôi thì tốt hay xấu phải dựa trên cơ sở của đạo lý và lương tri.
Tôi mới đọc trên trang Trelang blog, đăng lại bài của Hoàng Hải Vân (Huỳnh Kim Sánh, chồng cũ Thu Uyên), bài: Nhà Văn Nguyên Ngọc vẫn không có ý định sám hối! Hoàng Hải Vân do không hiểu gì về văn chương đã ca ngợi Nguyên Ngọc có những quan điểm “đổi mới văn chương”, nhưng lại không sám hối do từng “một phát đánh chết tươi” Nhà văn Phùng Quán và tham gia “cuộc bêu đầu” những người Nhân văn Giai phẩm. Nhóm Nhân Văn Giai phẩm, với chính sách khoan hồng, vị tha của nhà nước ta, với tinh thần đãi cát tìm vàng, đã phục hồi danh dự và vinh danh những tác phẩm có mặt hay của họ, nhưng như vậy không có nghĩa là công nhận Nhân Văn Giai phẩm là đúng. Nếu vậy, phải bắt tù hết những người từng phê phán Nhân Văn Giai phẩm mới công bằng, pháp luật VN mới công minh.
***
Nhân dịp sinh nhật 90 của Nguyên Ngọc, tất bọn xấu phải ca ngợi hết lời, tiếc là có cả những nhân vật do thiếu hiểu biết cũng chúc mừng Nguyên Ngọc. Họ không hiểu họ làm như vậy là đã mâu thuẫn với chính những lời họ thường nói, với những việc họ thường làm, và kể cả với chức trách của họ được giao.
Tôi đã viết phê phán Nguyên Ngọc rất nhiều, có lẽ là nhiều nhất, tập trung có thể thành một cuốn sách. Nhân dịp Nguyên Ngọc “90 xuân”, xin nhắc lại một chút những sai trái của Nguyên Ngọc, mà theo tôi tất cả chỉ là do cái tôi của ông quá cao, và cái điều mà chỉ tôi mới đủ trình độ và bản lĩnh chỉ ra là, ông ta rất dốt!
***
Còn nhớ kỳ tôi lần đầu được mời tham dự Hội nghị Lý luận Phê bình của Hội Nhà Văn VN ở Tam Đảo, ngày 7 -7-2016, cuộc hội thảo nhóm các nhà lý luận phê bình kết thúc, chúng tôi được thông báo chiều tối Tỉnh ủy Vĩnh Phúc sẽ chiêu đãi bên Khách sạn Ngôi sao. Sắp đến giờ “đánh chén”, một anh quen quen thấy tôi cười rất thân thiện:
-Đông La phải không?
Tôi nhớ ra ngay:
-Trời ơi anh Nguyễn Bảo!
-Anh hay vào đọc blog của em đó. Em viết hay lắm, có chính kiến, có lý lẽ, thái độ dứt khoát.
Nguyễn Bảo là Nhà Văn Quân đội, Đại tá, nguyên là Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, thời tôi hai năm liền được tạp chí tặng thưởng phê bình và thơ. Anh nói tiếp:
- Anh Nguyễn Chí Trung mới mất, mình có viết một bài có nhắc đến ông Nguyên Ngọc. Có người hỏi mình viết vậy không sợ Nguyên Ngọc giận à? Mình trả lời chỉ viết sự thật thôi mà. Đông La tìm đọc nhé.
Nguyễn Chí Trung là nhà văn quân đội trong số rất ít người sớm lên tướng, từng làm trợ lý cho TBT Lê Khả Phiêu. Lạ là ông cũng có đọc và chú ý đến tôi, có lần còn hẹn gặp tôi ở Báo Văn nghệ TPHCM. Tôi tìm đọc bài anh Nguyễn Bảo, thì ra hồi chiến tranh Nguyễn Chí Trung và Nguyên Ngọc ở cùng Ban văn học Cục chính trị Quân khu V. Nguyễn Chí Trung làm bí thư còn Nguyên Ngọc làm trưởng ban. Hai người từng gắn bó với nhau như bóng với hình. Nhưng rồi sau giải phóng, một lần anh Nguyễn Bảo và Nguyên Ngọc vào viện 108 thăm Nguyễn Chí Trung nằm viện, lúc chia tay, Nguyên Ngọc nói: “Này những điều bọn mình nói với các cậu trước đây hãy quên đi nhé!”. Anh Nguyễn Bảo ngạc nhiên vì những điều đó chính là Chủ nghĩa Mác Lê Nin. Nguyễn Chí Trung nghe vậy mặt lầm lầm, giật áo anh Nguyễn Bảo: “Dừng lại anh dặn: Những điều bọn anh nói trước đây cơ bản đúng cả đấy”. Hai người khác nhau từ đấy. Nguyên Ngọc ca ngợi những sáng tác "Đổi mới quá khích", bất hợp tác với Hội Nhà văn Việt Nam, vận động thành lập Văn đoàn độc lập, muốn đất nước đi theo con đường khác. Nguyễn Chí Trung phản đối kịch liệt những ai viết sai về chiến tranh. Với cuốn sách Nguyên Ngọc khen hết lời, Nguyễn Chí Trung bảo: “Cán bộ chiến sĩ như trong cuốn sách ấy thì làm sao ta thắng được Mỹ chớ. Bịa đặt bậy bạ!” Nguyễn Chí Trung nói: “Có người bảo chậm nhất là 10 năm nữa, Chủ nghĩa xã hội sẽ không còn ở Việt Nam. Sợ tôi không sống được đến 10 năm nữa, nhưng nếu tôi chết mà lời nói kia là sự thật, xin các người cứ đái vào mộ tôi”. Anh Nguyễn Bảo viết Nguyễn Chí Trung là một người mà cho đến lúc bị bệnh trọng, vẫn không nguôi đấu tranh cho lý tưởng mà mình theo đuổi. Ông ghét và tởm lợm vô cùng những kẻ phản bội.
***
Nguyên Ngọc khi được giao trọng trách lãnh đạo Hội Nhà Văn từng tuyên ngôn “Cái cốt lõi của văn nghệ là tính nhân đạo”. Nhưng ông ta lại ca ngợi văn chương của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều chi tiết, ý tứ ngược với ý trên. Như việc cho nấu xác thai nhi cho chó ăn là “chả quan trọng gì”, chuyện bố chồng bắc ghế nhìn trộm con dâu tắm là “đàn ông chẳng có gì phải xấu hổ vì có con b.”, việc mô tả anh hùng dân tộc, Vua Quang Trung, như một lẻ lục lâm thảo khấu, v.v… Nguyên Ngọc cũng từng đấu tranh quyết liệt để cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh được giải thưởng; một cuốn sách nhìn cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta bằng cái nhìn tâm thần nên đã coi niềm vui chiến thắng là nỗi buồn. Nguyên Ngọc cũng ca ngợi Dương Thu Hương, người đã kể trong ngày giải phóng ngồi trên vỉa hè Sài Gòn khóc như cha chết vì thấy phe chiến thắng của mình là đội quân man rợ (thực tế bà này không có mặt nên đó chỉ là lời bịa đặt với tư duy của một con điếm chính trị). Với cuốn “Bên thắng cuộc” của Huy Đức, nhân chứng sống của cả hai phía “bên thắng” và “bên thua” đều phản ứng chuyện Huy Đức xuyên tạc sự thật thì Nguyên Ngọc lại cho là: “rất trung thực”.
Về cái luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên ca ngợi thơ của nhóm “Mở miệng” chuyên làm thơ mất dạy, bố láo; xúc phạm, bôi bác từ Chúa, Phật đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và kích động lật đổ thể chế. Nhã Thuyên cũng ca ngợi Dương Thu Hương và những nhà văn chống đối khác: “Nhưng giai đoạn khủng hoảng, phẩm tính phản kháng vốn tiềm tàng trong lòng các xã hội chuyên chế sẽ trỗi dậy. Đây là giai đoạn thích hợp cho nổi loạn, cho phá phách, cho thái độ vô trật tự, vô chính phủ…Hiếm có bài thơ nào sử dụng những chữ vốn bị cho là cấm kỵ tài tình và hấp dẫn đến thế, thẳng băng ngang hàng, không kêu gọi lật đổ, mà bản thân nó đầy sức mạnh lật đổ”.
Với những sự phê phán luận văn của Nhã Thuyên rất đúng, đầy tinh thần trách nhiệm, có chứng cớ cụ thể của nhiều người, Nguyên Ngọc lại cho rằng “vụ đả kích luận văn Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) đã đưa chúng ta «về thời kỳ đồ đá, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa»? Việc phản đối bất chấp như vậy, phải chăng Nguyên Ngọc sống ngoài vòng pháp luật, theo luật rừng? Phải chăng do tuổi cao mờ mắt không còn đọc được chữ hay do cay cú thất bại trong tham vọng chính trị đã khiến ông mù văn hóa?
Phạm Xuân Nguyên trên VietNam.net từng cho Nguyên Ngọc đã “từ văn hóa nghệ thuật đến văn hóa tư tưởng”, và đã trở thành “nhà tư tưởng”! Nếu có trình độ một chút để hiểu sẽ thấy những lời tâng bốc của Nguyên thật dốt và buồn cười, vì Nguyên Ngọc không chỉ không có tư tưởng gì mà còn không đủ trí để hiểu những vấn đề mang tính tư tưởng. Vì thế Nguyên Ngọc mới kỳ công dịch tác phẩm của Barthes, rồi cũng lại kỳ công dịch tác phẩm của Kundera, một người có tư tưởng ngược với Barthes.
Nhà phê bình Pháp Barthes viết cuốn Le Degré zéro de l'écriture suivi de Nouveaux essais critiques. Barthes dùng l'écriture để thể hiện sự dấn thân của nhà văn, ông cho sự không tỏ thái độ là “độ không” (Le Degré zero). Nên “độ không” ở đây là thái độ trung tính, là sự vô cảm chứ không phải “độ không của lối viết” do Nguyên Ngọc dịch vì dốt. Nguyên Ngọc cũng ca ngợi và truyền bá khi dịch tác phẩm của Kundera mà triết lý sáng tác là Hiện tượng học ngược với Duy vật biện chứng. Đó là một triết thuyết không duy vật, duy tâm mà đề cao nhận thức chủ quan cá nhân, mảnh đất gieo mầm Chủ nghĩa Hiện sinh từng gây ra cái lối sống bầy đàn, tự nhiên, hoang dã như thời tiền sử, rồi Chủ nghĩa Thực dụng.
Vì vậy nói tư tưởng Kundera ngược với Barthes là vì thế, và tôi viết Nguyên Ngọc dốt chính là vì thích cả hai cái ngược nhau như thế!
***
Đặc biệt về quan điểm lịch sử, Nguyên Ngọc có rất nhiều sai trái. Dưới đây tôi xin nhắc lại đôi nét “hệ thống” sai trái cụ thể về lịch sử của Nguyên Ngọc mà tôi đã viết.
Trên TuanVietNam, 25/11/2013, Nguyên Ngọc viết: “Ở Pháp, một số các nhà sử học nổi tiếng đã lập ra một tổ chức gọi tắt là CVUH (Comité de vigilance face à l’usage public de l’histoire), có thể dịch là Ủy ban cảnh giác đối với việc đưa lịch sử ra sử dụng trong công chúng. Các nhà sử học uyên thâm ấy cảnh giác với việc chính quyền đương thời nhào nặn lịch sử để làm công cụ tuyên truyền cho những lợi ích chính trị…Tôi nghĩ một sự cảnh giác thật hiền minh như vậy cũng rất cần ở ta”.
Tôi đã viết việc bên ngoài người ta nhả ra chữ nào Nguyên Ngọc vồ ngay lấy chỉ chứng tỏ cái dốt của ông ta. Với các nước thực dân, đế quốc đi xâm lược phi nghĩa, bọn bán nước phi nghĩa thì mới cần “nhào nặn lịch sử”, còn với VN ta chỉ có một lịch sử oai hùng chống ngoại xâm, giành lại nền độc lập, thì cần gì phải “nhào nặn lịch sử” mà cần đến cái “cảnh giác hiền minh”?
Trên VietNam.net, trong bài Vì sao Phạm Xuân Ẩn không bị lộ? Nguyên Ngọc lại cho chúng ta trong chiến tranh đã nhìn sai về sự xâm lược, cho sự căm thù giặc là “không bình thường”; rồi cho dạy lịch sử không nên “bồi đắp chủ nghĩa yêu nước” nữa vì bị chính trị hóa, và ông ta còn cho đừng tôn vinh các bà mẹ Việt Nam anh hùng quá vì các bà mẹ lính VNCH tử trận sẽ “tủi thân”!
Viết như trên Nguyên Ngọc đã ngang nhiên phản bội những đồng chí, đồng bào của mình; lấy lòng những người từng bên kia chiến tuyến còn chưa nguôi thù hận. Nghĩa là đến tận hôm nay, Nguyên Ngọc còn chiêu hồi “Bên thua cuộc”, giống như một công dân mạng viết về Bùi Tín, Nguyên Ngọc cũng chính là “miếng giẻ chùi máu giày quân xâm lược”!Xin nhắc lại bạn Thiên Lý chủ trang Lốc liếc đã viết về chuyện này:
“Vậy là khi viết Trường hợp Bob Kerrey, ông Nguyên Ngọc đã cố công dùng miệng lưỡi xảo quyệt của mình để liếm sạch những vết máu trên mũi giày Bob và cả những kẻ đã gây ra hàng chục vụ thảm sát dân thường trên đất nước Việt Nam.Thật tởm lợm khi một kẻ mang danh nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, nhà văn, dịch giả, Chủ tịch Văn đoàn độc lập, Chủ tịch HĐKH quỹ giải thưởng văn hóa Phan Chu Trinh, như Nguyên Ngọc, lại có thể phun ra một “nguyên lý” sặc tanh mùi máu những người dân vô tội: “Không thể diệt Việt Cộng mà không giết dân, đàn bà và trẻ con!”
***
Trong cuộc trò chuyện với Thomas Vallely, một cựu chiến binh Mỹ có thiện tâm và đóng góp cho nền giáo dục VN, Nguyên Ngọc đồng tình với một ý cho rằng chiến tranh đã đắp lên khuôn mặt của người ở bên kia chiến tuyến một chiếc mặt nạ để người ta căm thù và tiêu diệt lẫn nhau. Ông ta cho rằng nhiệm vụ của văn học hôm nay là gỡ chiếc mặt nạ ấy ra để người ta nhận ra khuôn mặt người của nhau.
Tôi đã viết rằng, mặt nạ là cái không thật nhưng nước ta bị xâm lược là sự thật, dân ta thịt xương tan nát, nhà cửa ruộng vườn tan hoang là sự thật, những người gây ra những điều đau khổ đó cho chúng ta là người thật chứ không phải là những người đeo mặt nạ trong các trò chơi. Vì thế dân ta coi họ là kẻ thù cần phải tiêu diệt để bảo vệ người và nhà của mình là lẽ tự nhiên.
Còn phía Mỹ, chính Thomas Vallely tâm sự ông là một thanh niên bước vào cuộc chiến với dư âm Thế chiến II mà người Mỹ luôn xem là “Cuộc chiến chính nghĩa”. Nhưng khi đặt chân tới Quảng Nam, ông thấy ngay vai trò của Mỹ ở Việt Nam khác hoàn toàn. Ông thấy hỏa lực Mỹ giết hại quá nhiều dân thường vô tội.
Như vậy chính nền văn học Mỹ mới cần lột mặt lạ cho những người lính Mỹ chưa giác ngộ được như Thomas Vallely hồi đó. Còn dân Việt Nam chiến đấu giành lại nền độc lập là chính nghĩa, đâu cần đeo mặt nạ mà phải lột! Riêng Nguyên Ngọc thì rất cần phải lột ngay cái mặt nạ cơ hội và tráo trở của ông ta ra mà thôi.
Khi chính Thomas Vallely chân thành thấy cuộc chiến của Mỹ ở VN là một cuộc chiến phi nghĩa, nhưng Nguyên Ngọc lại cố biện hộ, cho rằng người Mỹ tham chiến chỉ đơn giản là vì “nghĩa vụ công dân” còn chính về phía VN ta mới cần phải ăn năn: “Nếu vì một hậu chiến như thế này hôm nay, thì có đáng cho những hy sinh khủng khiếp như đã qua?”. Câu này ông ta nói chung về đất nước thì quá sai nhưng với riêng về chính Nguyên Ngọc thì quá đúng. Nếu biết trước ngày nay ông bị thất sủng, thành kẻ quấy rối, đầu đường xó chợ lêu bêu thì ngày xưa ông bám trụ làm gì? Có điều nếu ông chiêu hồi ngay từ ngày ấy, sau chiến tranh ông chuồn được sang Mỹ, nhưng giờ nước Mỹ cũng đã lại làm bạn với nước ta rồi, Nguyên Ngọc cũng sẽ lại lêu bêu bên Mỹ! Nguyên Ngọc, người từng “đứng lên” trong chiến tranh, nay đúng là tụt hố thực sự trong cái mớ bòng bong lý sự quẩn quanh bởi cái đầu quẫn trí của mình. Đúng là tự thân làm tội đời.
***
Nguyên Ngọc còn từng cùng nhóm Nguyễn Quang A, Nguyễn Duy… diễn trò bôi bẩn hình tượng Võ Thị Sáu, một nữ anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nhân vật Võ Thị Sáu là người thật. Sau khi chị bị quân Pháp tử hình mới 19 tuổi, đã xuất hiện nhiều hiện tượng tâm linh liên quan đến linh hồn chị Sáu với những nhân chứng sống. Do cảm phục người con gái anh hùng, người ta cứ đắp mộ, đúc bia cho chị dù những tên chúa đảo nhiều lần lệnh cho lính đập nát bia và san bằng ngôi mộ chị. Chính từ đó đã xuất hiện những câu chuyện huyền bí về những kẻ phá mộ chị đã, hoặc bị chết “bất đắt kỳ tử” hoặc bị khùng điên! Cũng vì thế mới có một tấm bia độc đáo của đôi vợ chồng, khi người chồng là Tỉnh trưởng Côn Đảo, ông Tăng Tư, vì lòng cảm phục chị, họ đã bất chấp hậu họa, đã làm một tấm bia với hàng chữ “Liệt nữ Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại Bà Rịa, mất ngày 23/1/1952” từ Sài Gòn mang ra Côn Đảo, nửa đêm bí mật dựng tại mộ chị, và còn cho đến ngày nay.
Vậy mà những ngày hôm nay đám Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A, Nguyễn Duy, … kẻ thành danh, kẻ giầu có, được hưởng cuộc sống thanh bình, lại bầy trò bôi bẩn bình tượng Võ Thị Sáu, cho chỉ là việc tuyên truyền của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chỉ là trò ba xạo.
Tuyên truyền là một công cụ tạo sức mạnh mà dù ta hay địch cũng đều phải chú trọng. Ở ta, nhà văn, trong đó có Nguyên Ngọc và Nguyễn Duy, từng được khuyến khích, ưu ái, tôn vinh viết những tác phẩm đáp ứng được công tác tuyên truyền. Vậy giờ bôi bẩn hình tượng Anh hùng Võ Thị Sáu như vậy, Nguyễn Duy, Nguyên Ngọc đã tự vả vào mồm mình?
13-9-2022
ĐÔNG LA