MỪNG VÀ LO VỀ NGHỊ QUYẾT CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QH VỀ SOẠN SÁCH GIÁO KHOA
Hiện tại, cộng đồng mạng rất vui mừng khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ngày 18-9-2023, đã ra Nghị quyết số 686/NQ -UBTVQH15 “Giám sát chuyên đề về việc thực hiện … đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, đã chỉ ra nhiều sai phạm, trong đó có công tác thanh tra: “nhiều sai phạm chưa được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh”; “Quy định về môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới gây bức xúc trong Nhân dân…”; “Việc biên soạn, thực nghiệm, thẩm định sách giáo khoa còn nhiều bất cập: Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn được một bộ sách giáo khoa theo quy định của Nghị quyết số 88/2014/QH13”; “Việc thẩm định, tiếp thu, chỉnh sửa sách giáo khoa chưa chặt chẽ, dẫn tới còn sai sót về nội dung…”; v.v…
Nghị quyết đã đưa ra các “Nhiệm vụ, giải pháp”, trong đó có việc khiến mọi người rất đồng tình: “…tiếp tục thực hiện quy định của Nghị quyết Nghị quyết số 88/2014/QH13 về việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn được một bộ sách giáo khoa”.
Riêng tôi cũng rất vui mừng khi thấy “tiếng kêu” của nhân dân về ngành giáo dục, trong đó có những bài viết của tôi, đã “thấu Trời xanh”. Có điều, tôi vẫn rất lo, nhất là việc Nghị quyết chưa chỉ rõ việc gây bức xúc trong Nhân dân chính là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chọn những người không xứng đáng giữ trọng trách chủ biên và thẩm định sách giáo khoa, trong đó có hai ông Nguyễn Minh Thuyết và Trần Đình Sử. Ông Thuyết, ông Sử từng có trong danh sách 72 người đòi thay Hiến pháp, lật đổ chế độ. Vậy Nghị quyết đã “giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn được một bộ sách giáo khoa” thì sẽ được thực hiện như thế nào với thực trạng của ngành Giáo dục VN, thực trạng của nền học thuật VN?
***
Với tri thức khoa học tự nhiên là khách quan, các quan điểm về nội dung sách giáo khoa sẽ dễ thống nhất, ngược lại, với hai môn Sử và Văn thì không như vậy.
Soạn sách GK về văn và sử sẽ dựa trên nguồn tri thức, nguồn tài liệu, nguồn tác phẩm nào? Dựa trên tiêu chí học thuật, tiêu chí giá trị nào? Và ai sẽ soạn? Sẽ biết chọn ai? Bởi trong số những nhà giáo nổi tiếng nhất, chủ chốt nhất nhưng lại mất dạy; sẽ chọn tác phẩm của nhà sử, nhà văn nào trong số những tác giả nổi tiếng nhất, được truyền thông ca ngợi tận mây xanh, còn được nhà nước tôn vinh bằng những giải thưởng cao quý, nhưng lại bất tài, thất đức, lưu manh? Tất cả đều hô hào đổi mới, hội nhập với thế giới văn minh, hoà hợp dân tộc, nhưng lại không theo chính đạo mà theo tà đạo, đã lật sử, theo một hệ giá trị lộn ngược về đạo lý, lương tri và thẩm mỹ.
***
Hiện nay, cộng đồng mạng đang nổi giận, căm phẫn, kể cả chửi rủa những kẻ lật sử, những kẻ thờ giặc là cha, ca ngợi bọn tay sai bán nước. Mọi người càng bất bình khi những chuyện sai trái đó lại được đăng tải, truyền phát trang trọng trên truyền thông chính thống, có các địa phương đã tổ chức các buổi lễ trang trọng trong sinh hoạt văn hoá xã hội. Tất cả đều khởi nguồn từ chuyện tôi đã viết gần chục năm về trước. Đó là Cuộc Hội thảo quốc gia do Hội Khoa học Lịch sử VN tổ chức về "Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX" đã diễn ra tại Thanh Hóa ngày 18/10/2008. Nhà giáo, Nhà Sử học hàng đầu VN, GS Phan Huy Lê (nay đã mất), Chủ tịch Hội Khoa học LSVN, đã phát biểu khai mạc, cho rằng từng có thái độ phê phán gay gắt Nhà Nguyễn do “Đây là thời kỳ nền sử học hiện đại xây dựng trên hệ tư tưởng Mácxít… phạm những sai lầm của chủ nghĩa giáo điều, công thức, máy móc… cho rằng … thời kỳ các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn được đặt vào khung suy vong…” Tôi đã viết, việc thời kỳ các Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn được đặt vào khung suy vong hoàn toàn đúng với sự thực. Nói như vậy, ông Phan Huy Lê đã không chỉ xuyên tạc về Chủ nghĩa Mác, chống lại nền tảng tư tưởng của Thế chế VN, mà còn nói ngược với tiêu chí mà chính ông luôn hô hào: “Nhận thức lịch sử một cách khách quan, trung thực”. Phan Huy Lê còn cho sự phê phán Nhà Nguyễn còn do “khuynh hướng chính trị hóa lịch sử"… hạ thấp tính độc lập, vai trò sáng tạo của khoa học lịch sử”. Viết vậy, phải chăng Phan Huy Lê muốn Hội Lịch sử của ông ta là Hội vô chính phủ, sống ngoài vòng pháp luật, thành tổ chức chống chế độ?
Một nhà giáo, nhà sử hàng đầu VN như vậy sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc soạn sách giáo khoa sử học?
Việc ca ngợi Nhà Nguyễn, ca ngợi Gia Long đồng nghĩa với việc biện hộ cho sự xâm lược của Pháp, nên Phan Huy Lê đã được Pháp phong viện sĩ.
***
Dương Trung Quốc, một “nhà sử học” tích cực nhai lại những quan điểm của Phan Huy Lê nhất còn có phát kiến động trời rằng, Pháp không phải xâm lược VN mà chỉ mượn đường đánh TQ thôi.
Cũng trên tinh thần đổi mới nghiên cứu lịch sử lộn ngược đó, Vũ Minh Giang cũng là một nhà giáo, nhà sử chủ chốt, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đã cho “cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc chiến ý thức hệ Quốc – Cộng”, kêu gọi “kỷ niệm ngày 30/4… không nên bàn đến chuyện thắng – thua”. Tôi (Đông La) đã viết “Không ngờ một GSTS Khoa học Lịch sử như Vũ Minh Giang lại ngu dốt và sai trái đến thế, còn được giao làm Quyền Tổng chủ biên bộ Quốc sử thì nguy hiểm biết bao!” Vũ Minh Giang đã cực kỳ phản động khi nói như trên, cho rằng Cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước là “cuộc chiến ý thức hệ Quốc – Cộng”, bởi đây là cách nói của quân địch. Bản chất hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của VN là đánh đuổi ngoại xâm, giành lại chủ quyền đất nước. Với thể chế VN, ý thức hệ và lợi ích quốc gia luôn gắn chặt với nhau. Vũ Minh Giang đặt lợi ích quốc gia lên trên ý thức hệ giống như bảo một người làm việc không cần não vậy, một sự ngu biện quá dốt nát, ăn cháo đái bát, một thứ cơ hội, vuốt ve để lấy lòng “bên thua cuộc”.
***
Bên Văn chương cũng có những nhà giáo, nhà văn đồng nhận thức với bên Sử về Lịch sử VN, có quan điểm về lịch sử VN nhưng lại theo tinh thần của nước Pháp xâm lược. GS Trần Đình Sử cũng viết: “Gia Long là vị vua vĩ đại bậc nhất phong kiến Việt Nam”. Trần Đình Sử từng có tên trong danh sách 72 người đòi thay Hiến Pháp, lật thể chế; từng bênh vực cô Phương Uyên trương khẩu hiệu: “Đảng Cộng Sản chết đi” viết bằng máu lợn, và có mưu đồ đặt bom tượng đài Bác Hồ. Trần Đình Sử cũng bênh vực Nhã Thuyên với luận văn ca ngợi thơ Mở miệng, một loại thơ dơ bẩn, tục tĩu, xúc phạm cả lãnh tụ, báng bổ cả thần thánh, chống chế độ, kích động, kêu gọi lật đổ,…
Một GS văn chương như vậy nên khi Trần Đình Sử làm chủ biên sách giáo khoa văn 12 tất nhiên khiến một bạn đọc phản đối: “tại sao soạn sách giáo khoa lại ca ngợi những đứa phản quốc?”, bởi sách giáo khoa văn 12 đúng là đã ca ngợi những tác giả có các tác phẩm, các phát ngôn, và các quan điểm phản lịch sử cách mạng, chống chế độ như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập, Phạm thị Hoài, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo (về văn); Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Thiều (về thơ).
Nguyễn Huy Thiệp, khi trả lời nhà báo bên Thụy Điển, từng “nôn mửa vào cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc”, từng viết truyện ngắn cho Anh hùng Dân tộc Vua Quang Trung như tay du côn, giặc cỏ, “Nguyễn Ánh mới là nòi vương giả”. Vậy mà cũng như Trần Đình Sử, các nhà giáo, nhà văn hàng đầu VN như các GS Hoàng Ngọc Hiến, GS Nguyễn Đăng Mạnh… đã ca ngợi, bảo vệ Nguyễn Huy Thiệp. Lớp sau có PGS Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học VN; PGS Văn Giá… cũng nhai lại những lời của các thầy mình, đội Nguyễn Huy Thiệp lên đầu.
Bảo Ninh với cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” cũng được các nhà giáo, nhà văn trên ca ngợi ngang với Nguyễn Huy Thiệp, nhưng chính Bảo Ninh đã thú nhận mình xuyên tạc sự thật khi miêu tả đội quân anh hùng toàn là hiếp dân lành, hành lạc tập thể, hút hồng ma, trốn chạy, chôn sống tù binh, con ra trận bố dặn đừng ngu mà chết vì lý tưởng, và coi cuộc kháng chiến vĩ đại giành lại chủ quyền và nền độc lập của dân ta là “nỗi buồn”.
***
Người ta sẽ hiểu Văn chương như thế nào với khuynh hướng sáng tác và quan điểm văn chương của Nguyễn Quang Thiều, một nhà văn cũng được GS Trần Đình Sử nêu danh trong sách giáo khoa, đặc biệt Nguyễn Quang Thiều còn là đương kim Chủ tịch Hội Nhà Văn VN hiện nay.
Xin nhắc lại mấy ý tôi đã viết. Với bài thơ “CÂU HỎI CUỐI NGÀY”, Trần Mạnh Hảo đã phê phán Nguyễn Quang Thiều là kẻ “thô bỉ, thiếu văn hoá” khi gặp cô gái, người đàn bà nào cũng nghĩ đến chuyện “ngủ với người ta thế nào?” Trong trường ca “Lò mổ”, Nguyễn Quang Thiều còn viết thế này: “Ngáp ngủ đã đêm qua/ Chửi tục đã đêm qua/ Gạ gẫm làm tình đã đêm qua/ Âm hộ đã đêm qua/ Dương vật đã đêm qua...”. Về quê hương, đất nước, xã hội VN, Nguyễn Quang Thiều đã tả cảnh dân chúng kiếm ăn, giành giật, cắn xé nhau như đàn chó, viết “cố hương” của mình lạc đường trong “cánh rừng đầy quỷ”, cho ở Việt Nam, chỉ những người mù mới không bị lạc đường, chỉ “người đàn bà bị câm” mới có thể sinh ra được đứa bé nói ra sự thật, v.v…
Về quan điểm văn chương, Nguyễn Quang Thiều từng ca ngợi Nguyễn Huy Thiệp là “Nhà văn tìm đạo cho dân”, trong khi Nguyễn Huy Thiệp viết về người “dân” như thế này: “Chẳng có khuôn mặt nào đáng là mặt người. Mặt nào trông cũng thú vật, đầy nhục cảm, không đểu cáng, dối trá thì cũng nhăn nhúm đau khổ”; tả phụ nữ: “Đàn bà không có thơ đâu… Thơ phải cao cả. Mỗi tháng các bà hành kinh một lần thì cao cả gì”; tả nhân vật đàn ông: “Lão già bị liệt, hai chân teo lại, lông chân như lông lợn”; “Tôi rùng mình vì trông thấy khuôn mặt ông ta: mặt đen và tái như da ở bìu dái, lông mày rậm, răng vẩu mà vàng như răng chó”; đặc biệt, trong truyện “Tướng về hưu”, Nguyễn Huy Thiệp viết chuyện bác sĩ sản khoa thường lấy xác thai nhi nấu cho chó, lợn ăn là “chả quan trọng gì”; v.v…
Về cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, Nguyễn Quang Thiều cũng tâng bốc là “chạm vào mẫu số chung nhân loại”, thậm chí còn có thể ứng tuyển Nobel!
***
Rất mừng khi Nghị quyết của UBTVQH đã “giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn được một bộ sách giáo khoa”, nhưng như phân tích ở trên thì thật lo, bởi công việc sẽ được thực hiện như thế nào? Ai sẽ soạn? Soạn từ cái gì?
23-9-2023
ĐÔNG LA