Thứ Năm, 8 tháng 8, 2024

LẠI CHUYỆN BẢO NINH, NGUYỄN HUY THIỆP

 LẠI CHUYỆN BẢO NINH, NGUYỄN HUY THIỆP



Hôm qua có bạn Su Bin nhắn tin cho tôi: “… Em có một bạn vừa đọc cuốn Nỗi buồn chiến tranh. Em nghĩ con đường tìm tới tác phẩm của bạn ấy giống em. Đó là nghe quảng cáo, tái bản nhiều, được giải thưởng này giải thưởng kia. Bạn ấy khen. Muốn khuyên bạn ấy nhưng chỉ biết nói cuốn đấy phản động. A có cách nào hay mách em với. Cảm ơn anh”. Tôi đã trả lời: “Để mai tôi đăng lại bài vê nbct gởi cho nó đọc”. Su Bin: “Vâng anh”.


Trước đó khoảng 1 tháng, có bạn Tien Pham cũng nhắn cho tôi: “Xin gửi ông bài này tham khảo. Báo Văn Nghệ tạo diễn đàn cho bà Thụy Khê ca ngợi Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh lên tận mây xanh”. Tôi đã trả lời: “Tôi viết nhiều rồi nên cũng nản, quan trọng là người có chức trách quản lý văn nghệ mà không chấn chỉnh thì viết cũng vô nghĩa”.


Trước nữa, 10 THÁNG 7, 2023, bạn Trần Như Khánh cũng đề nghị tôi xem một bài viết trên trang fb của Tifosi ca ngợi “Nỗi buồn chiến tranh”. Tôi đã trả lời: “Chuyện ca ngợi Bảo Ninh có thể là một trong những nguyên nhân có thể đưa VN giống Ukraina, dư luận bầy đàn thì không thể nhận ra”. Tôi đã viết cho Tifosi: “Ban lãnh đạo Hội nhà văn VN đã phải viết kiểm điểm vì trao giải thưởng cho “Nỗi buồn chiến tranh” từ năm chín mấy thế kỷ trước cơ, bạn cần vào trang của tôi đọc mới hiểu được”; “Bạn đọc cả GSTS Nguyễn Cảnh Toàn viết về Bảo Ninh”. Nguyễn Cảnh Toàn chính là người từng cùng nhập ngũ, cùng đơn vị với Hoàng Ấu Phương (Bảo Ninh). Anh cho biết đã giật mình khi thấy BN viết “rất rất nhiều sự việc bịa đặt, sai sự thật”. Anh còn cho biết thêm, sau giải phóng khi về Viện Sinh học, Viện Khoa học VN, Phương (Bảo Ninh), khoảng những năm đầu 1980, đã bị kỷ luật rất nặng về tội phá hoại thí nghiệm sinh học của đồng nghiệp trong Viện, đã lấy hoá chất độc rắc vào tảo thí nghiệm thức ăn cho gà. Công an phải vào cuộc và Phương bị đuổi khỏi Viện nghiên cứu.



Quả thật, đến nay vẫn có nhiều độc giả còn tung hô Bảo Ninh. Họ không đáng trách vì hiện còn có cả một thế lực là những nhà văn, những GS văn chương danh tiếng có tư tưởng đón gió, trở cờ, phản trắc ủng hộ “Nỗi buồn chiến tranh” để “nịnh” Mỹ. Đầu têu là Nguyên Ngọc, theo đuôi Nguyên Ngọc điên cuồng nhất là Phạm Xuân Nguyên, và nguy hiểm nhất là người đang chiếm được vị trí Chủ tịch Hội Nhà Văn VN là Nguyễn Quang Thiều.



Nguyễn Quang Thiều từng ca ngợi “Nỗi buồn chiến tranh” là “đã chạm vào mẫu số chung nhân loại”, còn Phạm Xuân Nguyên cho biết: “Gần đây nhất… Dennis Mansker… khi đọc Nỗi buồn chiến tranh. … ông choáng váng và xúc động. Ông viết: "Đây là một bức tranh trung thực và tàn nhẫn đến kinh ngạc về bi kịch của một người lính Bắc Việt bị tê liệt hết nhân tính của mình sau mười năm tham chiến…”. Tôi đã viết: “Sau chiến tranh, có thể có những chấn thương thần kinh về bệnh học, còn chấn thương tinh thần mang tính ý thức hệ để rồi tuyệt diệt niềm vui sống, như Bảo Ninh viết, chỉ là vô cùng hãn hữu. Bản thân cựu lính chiến Bảo Ninh cũng còn rất khôn ngoan, chẳng có “tê liệt” cái quái gì hết, không hiểu vì cái gì mà ông ta viết để cho người ngoài hiểu đồng đội của mình “tê liệt hết nhân tính” như một lũ súc vật vậy?!” Đến hôm nay thì tôi có thể tự trả lời, đó là “vì tiền”.
***
Sự thực, Bảo Ninh viết “Nỗi buồn chiến tranh” như rửa mặt cho sự thất bại của Mỹ tại VN, nên đã được Mỹ thưởng khoảng 40.000 “đô”. Với đầu thập niên 90 thế kỷ trước, so với thu nhập của dân VN thời ấy, 40.000 USD đúng là to như trái núi. Tương tự, Nguyễn Huy Thiệp ca ngợi Nguyễn Ánh, cho Nguyễn Huệ như “giặc cỏ”, một hành động gián tiếp “rửa mặt” cho Pháp, khi in sách ở Pháp Thiệp khoe được 80.000 USD.
Có lẽ đó chính là động cơ của những kẻ cơ hội, đón gió, trở cờ, chúng sẵn sàng nói ngược, lộn ngược cả hệ giá trị.
Và cũng vì sự lộn ngược như thế, dưới trướng của Nguyễn Quang Thiều mới có chuyện bạn Tien Pham cho tôi biết: “Báo Văn Nghệ tạo diễn đàn cho bà Thụy Khê ca ngợi Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh lên tận mây xanh”.
***
Thụy Khê là Việt kiều Pháp là “con đẻ” của VNCH. Ông Kennedy từng gọi VNCH là “con đẻ” của Mỹ; Nguyễn Văn Thiệu tự thú là “nô lệ”; Nguyễn Cao Kỳ tự cho là “những kẻ đánh thuê"; ngay tại nước Mỹ, những người biểu tình cũng gọi VNCH là “Puppet” (con rối); mà con rối và tất cả những ý trên đều có nghĩa VNCH là ngụy. Vì vậy, Thụy Khuê chính là “Nhà phê bình Văn học Ngụy”, tất sẽ có cái nhìn ngược về chiến tranh giải phóng.
Vì vậy, dù đã đăng nhiều lần, như trả lời bạn Su Bin, tôi sẽ đăng lại bài không chỉ về “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh mà cả về Nguyễn Huy Thiệp để chỉ ra cái sai của Báo Văn Nghệ đã tạo đất dụng võ cho Thụỵ Khuê không chỉ chống Văn học Cách mạng mà còn chống cả Cuộc Kháng chiến Giải phóng dân tộc. Xin đón đọc.
8-8-2024
ĐÔNG LA