THẰNG ĐẦU BÒ
Về cái công trình “ruồi bu” của ông Huệ Chi, tôi đã viết rồi gởi cho trang web của Hội Nhà Văn VN (phiên bản cũ), đã được ông Văn Chinh đăng lên rồi bị ông ta gỡ xuống ngay vì ông Chinh nghĩ tôi sai. Tôi đề nghị ông Chinh giữ lại cho dư luận nhận xét và nếu sai tôi sẽ giải thích cho họ hiểu. Nhưng ông Chinh cứ gỡ nên tôi đã gởi thư ngỏ cho lãnh đạo Hội Nhà Văn VN hồi đó về việc ông Văn Chinh mất dân chủ, và nếu trang web của Hội Nhà Văn của nước VN ngàn năm văn hiến lại đổ khuôn theo chuẩn mực của một cái đầu như ông Văn Chinh thì nguy to!
Vậy là bài viết của tôi có liên quan đến ông Huệ Chi, đối tượng chính; ông Văn Chinh, người gỡ bài; và Đỗ Xuân Phương, người ca ngợi Huệ Chi. Có một người là Bao đồng, chắc là một trong những người liên quan núp danh, đã nhận xét về bài viết của tôi, nhưng ngu dốt quá, tôi giải thích thế nào cũng không hiểu, nên tôi đã gọi nó là “THẰNG ĐẦU BÒ”.
Hôm nay cuối tuần, chuyện tôi tranh cãi với “THẰNG ĐẦU BÒ” có thể giải trí được với những người ham và có thể hiểu biết về khoa học, nên tôi đăng lại bài này. Cũng là để trả lời bạn Duy Tân Pham: “Thắc mắc là sao Nguyễn Văn Hùng nói mà các vị "được" đề cập, không ai nói gì lại ?!” Vì tôi đã viết thường chỉ viết đúng, nếu ai đó cứ cố “nói lại”, tôi chỉ ra tiếp thì mọi người sẽ thấy họ càng sai trái thêm mà thôi, giống như cái “THẰNG ĐẦU BÒ” trong bài này vậy.
24-8-2024
ĐÔNG LA
Ngôn ngữ tiếng Việt quả là hay, trì độn là duy trì sự đần độn, nó cũng có ý như quán tính là duy trì trạng thái chuyển động. Như đã hứa với “THẰNG ĐẦU BÒ” (Bao đồng), hôm nay tôi sẽ chỉ cho nó biết nó ngu như bò là như thế nào?
Bao đồng comment:
“Ông Đông La này có một cái nhầm cơ bản, cái nhầm tai hại mà lại đi chửi người ta.
Ông nói: “không chỉ ông mà nếu có cả con bò trong xe “nhích lên lơ lửng” được thì nó cũng không bao giờ bị “vận tốc ô tô đẩy tụt ra phía sau” là ông sai cơ bản, quá sai, và chính ông cũng chẳng hiểu gì về quán tính cả. Ông phải phân biệt rõ việc ông "ngồi" trên xe, tức là cái mông của ông nó gắn vào chiếc ghế, với việc ông "lơ lửng" trong xe! Chỉ khi cái mông của ông nó gắn với ghế thì ông mới được chiếc xe nó đẩy ông đi và ông sẽ được hưởng cái quán tính của nó. Còn khi cái mông của ông mà không gắn với ghế, tức là ông đang lơ lửng, thì đảm bảo khi chiếc xe nó vụt chạy đi thì ông sẽ bị văng lại đằng sau và bay ra ngoài một cách không thương tiếc! … Hãy thử với một quả bóng bay xem sao nhé, một quả buộc vào xe, một quả để lơ lửng, để xem quả nào sẽ được kéo theo, và quả nào sẽ bị văng lại đằng sau nhé…”
Tôi đã gọi nó là “đầu bò” vì nó không hiểu gì cả mà lại đi nói người khác sai. Nó viết “khi chiếc xe nó vụt chạy đi thì ông sẽ bị văng lại đằng sau”. Lúc xe “vụt chạy” tức từ đứng yên tăng tốc dần để đạt vận tốc đều thì chưa có lực quán tính, tất sẽ có chuyện người “văng lại đằng sau”, bóng bay văng lại đằng sau. Nó ngu nên không hiểu chuyện chỉ khi xe đạt được vận tốc đều thì mới có quán tính, mới không có chuyện “văng lại đằng sau”. Lúc này, khi xe chạy thẳng đều, lực quán tính tác động là như nhau trong cả hệ, chuyện ngồi ghế hay lơ lửng (nếu được) là như nhau, đều không bị “đẩy ra sau”. Chỉ khi nào lực quán tính bị vi phạm bởi chuyển động có gia tốc tăng hoặc giảm (như xe tăng tốc đột ngột hoặc giảm tốc đột ngột) thì dù ta có ngồi dính chặt vào ghế vẫn bị giật về phía sau hoặc chúi đầu về phía trước ngay. Nếu kính chắn gió đủ kín, không gian trong xe là một hệ quán tính cô lập, thì quả bóng bay cũng như con ruồi sẽ không có chuyện bị “đầy về phía sau”. Như một cô tiếp viên rót nước trên máy bay trước mặt thằng Bao Đồng, nước nó cũng “lơ lửng” rồi rơi (theo trọng lực) đúng vào cốc chứ nó có tạt vào mặt “thằng đầu bò” này đâu!
***
Tôi giải thích vậy là theo quy luật khoa học chứ không phải theo ý tôi vậy mà cái thằng Bao đồng vẫn cãi “chày cối”, đúng là loại “đầu bò” thật! Nó viết rất mất dạy thế này:
“Có mỗi cái nguyên lý đơn giản về vật lý thế mà mày không hiểu, hay đéo thể hiểu nổi? Mày ngu thế nhỉ, khi cái thân con lừa (à quên, con la chứ) của mày mà lơ lửng trên không ở trong xe thì cũng có khác gì khi mày nhảy ra khỏi cửa sổ của xe để lao ra ngoài (mà nên thế đi con ạ, đã ngu còn đi chửi thiên hạ), khi đó mày còn cái quán tính của xe nữa không? … Đừng "ný nuận" là cái không gian trong xe khác không gian ngoài xe nhé… thế cái không khí trong không gian ở trong xe có thể đẩy mày đi cùng chiếc xe hả? …”
Tôi đã viết về một người là ngu như lợn chứ không phải ngu như bò dù không biết lợn có ngu hơn bò không, cái thằng Bao đồng đúng là thuộc dạng này.
Lực quán tính tác động vào người trong xe là do xe chạy với vận tốc đều làm người ta cũng chuyển động đều theo, dù dính vào ghế hay lơ lửng cũng vậy. Còn khi xe tăng tốc hay giảm tốc thì chính do dính vào ghế, vận tốc người ta thay đổi theo xe, quán tính đã bị vi phạm, nên người ta mới bị giật.
Chỉ có ngu mới hỏi như thằng đầu bò: “thế cái không khí trong không gian ở trong xe có thể đẩy mày đi cùng chiếc xe hả?”. Khi xe chạy đều sẽ làm người ta chuyển động đều theo dù ngồi dính vào cái ghế, hay lơ lửng (nếu được). Khi lơ lửng thì quán tính sẽ duy trì chuyển động chứ không phải do không khí kéo đi. Tất nhiên, như đã viết ở trên, lúc xe khởi động, từ đứng yên tăng tốc dần để đạt vận tốc đều, người trên xe sẽ bị giật lại phía sau (do lực quán tính bảo toàn trạng thái đứng yên). Người trên xe lúc này buộc phải dính vào ghế, nếu không đúng là sẽ tụt lại phía sau.
Vì vậy, khi người ta lơ lửng (nếu được) thì chuyển động lơ lửng đều trên xe cũng giống như chuyển động lơ lửng đều ngoài xe (với điều kiện không có sức cản không khí). Xin nhắc lại Nguyên lý Quán tính: “Nếu một vật không chịu một lực nào thì nó sẽ đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động đều không đổi”. Vì vậy, cái chuyện người ta lơ lửng không bị giật ra sau trong xe là do chuyển động thẳng đều, tức là do lực quán tính, từ Huệ Chi, Văn Chinh, rồi thằng Bao đồng cho là do người ta ngồi dính vào ghế, rồi cho người đang chuyển động trong xe có quán tính, người chuyển động ngoài xe (giả sử) thì không có quán tính thì đúng là một lũ đầu…
***
Tranh luận với những thằng ngu thì cũng là chuyện ngu, có điều tôi viết không phải là chuyện cá nhân mà vì nhận thức chung của mọi người. Như việc dọn rác là bẩn thỉu, hôi thối nhưng xã hội luôn có và cần những công nhân vệ sinh.
14-9-2013
ĐÔNG LA