Thứ Hai, 23 tháng 9, 2024

VÀI CHUYỆN “MÚA RÌU QUA MẮT THỢ”

 VÀI CHUYỆN “MÚA RÌU QUA MẮT THỢ”

Khoe chuyện cứu trợ gởi 1 tr mà có đến 245 người like, bài vừa rồi viết về Y học hay thế, thiết thực thế mà chỉ có 106 like. Nhưng bài viết có những “còm” ấn tượng, như BS Thang Canh Co Bay, một độc giả có vẻ quý thường đọc tôi viết, lần này góp ý: “Thôi, nhà văn Đông La Nguyễn Văn Hùng ơi, anh chuyên tâm vào bút chiến … đi… về y học để đội bác sĩ họ làm đi anh!” Tôi trả lời: “nếu các BS chữa được hết các bệnh thì bàn làm gì”. Với mọi người thì chuyện góp ý như vậy là bình thường, nhưng với một người “chẳng giống ai như tôi”, chuyện được học thì không viết, toàn viết chuyện không được học, thì lại khiến tôi nhớ lại nhiều chuyện.
***
Tôi có khả năng khi đã viết hoặc nói về những chuyện liên quan đến tri thức, mà toàn là chuyện khó nhất, phức tạp nhất, thì không sợ ai cả, kể cả những chuyên gia thuộc những lĩnh vực đó.
Nhớ lại chuyện bất ngờ vào làng văn của tôi. Nhà thơ Anh Thơ là người phát hiện và có thể nói bà là người thầy với bài giảng là duy nhất một câu: “Thơ bây giờ phải thực, phải tình cảm, phải sâu sắc, và không được giống ai”. Sau đó, thấy tôi “thông minh quá” cô mới viết thư, giới thiệu tôi đến với bạn của cô là Nhà thơ lừng danh Chế Lan Viên. Chế Lan Viên tôi cũng có thể gọi là thầy, bởi ông đã dạy tôi bằng cách ông đã lấy 3 chồng bản thảo ra khoe cách làm thơ của ông với tôi.
Với cô Anh Thơ, gặp cô ít lâu, cô xuất bản cuốn Hồi ký “Từ bến Sông Thương”, bị bà bạn là Bùi Bội Tỉnh “đánh”. Thấy cô buồn quá, tôi bảo, “để cháu cãi lại cho”, bà bảo “Sáng tác thì ai cũng làm được, chỉ hay hoặc dở, còn viết phê bình thì phải có lý luận. Mày biết gì, tao đang rối ruột lên đây!”. Tôi cười thầm, cuốn hồi ký, hồi đó tôi mới hai mấy tuổi, chưa vợ, nên đã đánh máy giúp cô, nên rất hiểu, nên đã viết một bài “đánh” Bùi Bội Tỉnh, bảo vệ Anh Thơ. Thú vị là tờ Tuần Tin tức nó lại đăng. Cầm tờ báo đưa cho cô Anh Thơ, cô đã khóc nói: “Cô đã gặp góp ý cho nhiều đứa, giờ chúng còn nổi hơn cả cô như… nhưng không đứa nào thông minh bằng cháu”. Vì vậy cô mới cho tôi một chai rượu thuốc, viết thư giới thiệu tôi đi gặp Chế Lan Viên, nhưng “doạ”: “Ông này tự kiêu lắm!”. Ý này, sau đó cô cũng hay nói với bà xã tôi: “Thằng Hùng nó tốt, nhưng tự kiêu lắm cháu ạ”.
Gặp Chế Lan Viên, “bạn thơ” của ông có cả cỡ Tố Hữu, Lê Đức Thọ, thơ ông nhiều “đứa” lứa Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Đăng Mạnh, v.v… phải làm luận văn để phấn đấu thành TS, GS, nhưng tôi lại chẳng sợ gì cả, hoàn toàn tự nhiên nói chuyện với ông về thơ, còn dám bình thơ ông nữa làm ông rất khoái chí.
Lĩnh vực Lý luận Phê bình, tôi không học chữ nào, nhưng vấn đề đầu tiên tôi viết là về “Siêu thực”, điều mà giới văn chương đa phần chưa hiểu hoặc hiểu sai, Nguyễn Quang Thiều và Nguyễn Hữu Sơn báo tôi biết: “Ông Trần Đình Sử khen ông đấy”. Hơn chục năm sau, tôi không ngờ rồi có ngày ông GS Mai Quốc Liên cũng một lần bảo “Tôi rất khâm phục ông”; rồi ông đã cùng GS Trần Thanh Đạm đứng tên giới thiệu tôi vào Hội Nhà Văn VN, khi tôi cùng Nhà Văn Vũ Hạnh đến nhà GS Trần Thanh Đạm nhờ, ông bị bệnh, đã rất yếu, nói: “Tôi rất vinh dự được giới thiệu một người như anh vào HNV VN”; v.v…
***
Rồi đến một ngày, tôi cũng không ngờ mình lại tìm hiểu và viết mấy cuốn sách nhỏ, lại bằng tiếng Anh, về lĩnh vực lớn nhất, khó nhất mà còn nhiều vấn đề cả nền Y học hiện đại của thế giới còn bó tay.
Xuất phát từ chuyện cách đây gần 20 năm, chị vợ ông anh cùng làng tôi bị ung thư, tôi đã đi mua cuốn sách viết chuyện ăn chay, nhịn ăn chống ung thư, trong đó có câu chuyện về BS Anthony Sattinaro ở Mỹ bị ung thư (cấp IV), cùng đường, tình cờ biết và đã áp dụng ăn chay, khỏi bệnh. Nhưng chuyện biết và áp dụng đúng để có hiệu quả là việc rất khó, nên nhiều chuyện độc đáo, rất hay, nhưng người ta làm theo không được rất dễ bị cho là lừa đảo. Bài vừa rồi có ông Le Binh đã góp ý, hỏi tôi đã đọc cuốn sách về “gian lận”, tố cáo tội ác trị ung thư ở Mỹ chưa? Không biết cụ thể thế nào, nhưng trong khoa học không hiếm chuyện chửi nhau, chuyện vac-xin covid 19 vừa rồi, được Giải Nobel rồi, cũng vẫn có người tố. Khi Einstein đưa ra Thuyết Tương đối cũng có hình như cuốn sách 100 tác giả phản bác, ông cười: “Nếu tôi sai, một cũng đủ cần gì 100”.
***
Còn tôi đã ngẫm nghĩ, tại sao ăn chay, ăn đạm thực vật, có thể trị ung thư? Rồi dựa vào quá trình tổng hợp protein của tế bào, tôi nhận thấy đạm thực vật khác đạm động vật ở chỗ nó chứa ít axít amin thiết yếu. Khi người bệnh ăn chay, sẽ không cung cấp đủ bộ axit amin cho sự phát triển nhanh bất thường của tế bào ung thư, nên điều đó chính là nguyên nhân có thể kìm hãm, chữa được bệnh ung thư. Trong thực tế còn có người quyết liệt nhịn ăn, làm khối u chết trước họ, rơi ra luôn.
Ngay bản thân tôi khi thấy cái nốt ruồi dưới mắt trái rất ngứa và to ra nhanh, nghi nó thành u hắc tố, tôi đã thử nhịn ăn 10 ngày, chỉ uống nước dừa; thú vị là cái nốt ruồi không biết thành u hắc tố chưa nhưng nó đã rơi ra.


Từ đó, tôi có thể khẳng định các bác sĩ nói nếu người bệnh không ăn thì khối u vẫn phát triển từ các chất dinh dưỡng của cơ thể thì họ đã nói sai về khoa học cơ bản, về cơ chế dị hoá, đồng hoá trong cơ thể người.
Thú vị là rất lâu sau đó tôi lại thấy cuốn sách của TS John Kelly "Ngừng Nuôi Ung thư (Stop Feeding your Cancer)", bán chạy nhất của tờ The New York Times năm 2014.
Trước đó, tôi hay giải thích với bà xã là axít amin thiết yếu cần cho khối u phát triển như người ta cần gạch để xây nhà, thì John Kelly cũng viết giống y như ý tôi trong cuốn sách: “Bạn không thể xây dựng một ngôi nhà gạch mà không có gạch”. Tế bào ung thư cần loại “gạch” nào?... món ăn ưa thích của tế bào ung thư là protein động vật. Dừng cung cấp protein động vật, ung thư sẽ không có “gạch” để tiếp tục phát triển”. (https://kingfucoidan.vn/che-do-bo-doi-te-bao-ung-thu)


***
Cách đây mấy năm, anh bạn Nguyễn Khắc Kế từng ở cùng với tôi ở Leningrat, LX, đã hẹn gặp tôi sau khi phẫu thuật ung thư gan. Gặp nhau, thấy Kế xách bịch sữa, tôi nói:
- Bây giờ ông nói ra "chiến lược" điều trị bệnh của ông để tôi xem sao? Tôi sẽ góp ý cho ông.
- Em thường ăn chay và ngồi thiền.
- Thế là đúng hướng đấy, nhưng thắng được cái thèm ăn là rất khó.
- Tết vừa qua, bữa ăn có đầy cá và thịt nhưng em chỉ ăn rau, củ, quả, chỉ còn uống một ít sữa để lấy chất đạm.
Tôi nói ngay “Uống sữa là sai rồi”, rồi đưa cho Kế cuốn sách ăn chay, nhịn ăn chống ung thư. Tôi cũng giải thích theo “lý luận” của tôi cho Kế hiểu. Kế bảo:
- Vậy thì em cũng sẽ bỏ sữa, em đã mua trong bệnh viện, họ bán cho bệnh nhân bồi dưỡng. Thôi, em mang về nhà cho gia đình dùng.
Sau đó, Kế đã ăn chay theo góp ý của tôi. Khi trở lại tái khám ở bệnh viện, cùng một khoảng thời gian từ không đến có tới 4 khối u trong gan Kế , bác sĩ đã không thấy xuất hiện khối u nữa. Trên facebook ngày 23-9-2017, Kế thông báo thế này:
“Lần đầu tiên sau 9 tháng điều trị K gan, chỉ số ung thư AFP về 6.8 dưới mức bình thường là 10. Mừng quá tự thưởng cho mình 2 lon 333”.
Kế đã kiên cường giữ được 3 năm, gặp tôi công nhận: “Em không ăn chay thì chết lâu rồi!” Nhưng rồi lơ là, thỉnh thoảng lại uống bia, hút thuốc, mà bia thì có men, tức đạm động vật. Vì thế, 2019, Kế vào SG khám bệnh, BS báo là ung thư đã di căn đến thực quản. Đến nhà tôi chơi, tôi bảo con gái chụp một tấm ảnh kỷ niệm, Kế kém tôi 5 tuổi nhưng bị trọng bệnh nên trông già hơn nhiều.



Lần này Kế đã chọn cách điều trị của bác sĩ: hoá trị và xạ trị. Tôi đã im lặng, không thể góp ý Kế “đừng nghe BS” được, tôi đã tôn trọng quyết định của Kế. Nhưng rồi kết quả điều trị không tốt. Ngày 31-10-2020, tôi giật mình khi thấy Kế tự chuẩn bị ảnh thờ mình, đăng lên facebook với thông báo: “Chuẩn bị sẵn sàng Lên Bàn Thờ 1 ngày không xa”. Và rồi tôi giật mình khi thấy gia đình Kế báo tin Kế đã mất hồi 13 giờ 30 phút, ngày 03 tháng 11 năm 2020.
Còn nhiều chuyện về Y học tôi đã tìm hiểu, áp dụng, sáng chế, trải nghiệm, thú vị là có hiệu nghiệm, một bài thì không thể viết hết được.

23-9-2024
ĐÔNG LA