Thứ Ba, 29 tháng 4, 2025

SỰ THẬT LỊCH SỬ QUA CÁC CUỘC TRANH CÃI VỀ NGÀY 30-41975

 SỰ THẬT LỊCH SỬ QUA CÁC CUỘC TRANH CÃI VỀ NGÀY 30-41975




Sáng nay, tôi được Ban Liên lạc CCB E66, Sư 304, QĐ2 mời đến dự Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng MN, Thống Nhất đất nước: 30-4-1975 – 30-4-2025. Với tôi, tất cả những cán bộ chiến sĩ trong nhóm Đại uý Phạm Xuân Thệ sáng 30-4-1975, sẵn sàng chấp nhận hy sinh, vào Dinh ĐL hang ổ quân địch, bắt sống đầu sỏ, đều xứng đáng được phong anh hùng.

Còn một bài trong chuỗi bài “Lịch sử thành văn” tôi sẽ đăng đúng vào ngày 30-4, hôm nay, sau khi rửa mặt cho đội quân anh hùng do bị Bảo Ninh bôi đen bằng văn chương và được bọn thầy trò văn chương mất dạy tung hô, tôi đăng lại chuyện tranh cãi quanh ngày 30-4-1975, để chỉ ra sự thật lịch sử, để tiếp tục “rửa mặt” cho những người anh hùng trong ngày 30-4-1975.
28-42025
ĐÔNG LA

Nguồn gốc gây ra sự tranh cãi xung quanh ngày 30-4-1975 là do sau Ngày Giải phóng, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã ghi hết công lao cho ông Bùi Tùng, cho xe tăng 843 vào Dinh Độc lập đầu tiên chứ không phải xe 390. Đến khi xuất hiện những tranh cãi, với mục đích tôn trọng sự thật lịch sử, sau quá trình xem xét của các cơ quan lãnh đạo, Viện Lịch sử Quân sự đã được giao tổ chức nghiên cứu, chỉnh sửa. Trong cuộc toạ đàm ba mặt một lời ngày 19-10-2005 ở Dinh Thống Nhất, ông Bùi Tùng đã không phản bác, nhưng sau đó ông lại gặp và trả lời những nhà báo, đạo diễn phim tài liệu để rồi họ phát tán những thông tin sai sự thật trên báo, đài, gây ra sự mâu thuẫn và sai trái trong nhận thức của người dân về ngày lịch sử 30-4-1975 dai dẳng đến tận hôm nay!
Về ngày 30-4-1975, tôi đã phải đọc, xem, nghe hàng ngàn trang tài liệu. Tôi thấy thú vị nhất là lời anh Bùi Quang Thận nói trong cuộc toạ đàm ở Dinh Thống nhất. Lời anh Thận đã chỉ ra nhiều cái sai được thông tin lặp đi lặp lại, nghiễm nhiên trở thành sự thật lịch sử.
***
Về hành trình xe tăng 843 của anh Bùi Quang Thận, theo lời của anh kể, xe anh qua cầu Thị Nghè đã rẽ trái ở ngã 4 đầu tiên, đến đầu đường Thống nhất (Nay là Lê Duẩn) có cổng Sở thú (Thảo cầm viên), gặp một phụ nữ chỉ đường thì Dinh ĐL đã ở phía trước mặt, màu trắng, hiện lên xa xa như sau rừng cây. Vậy mà Đại tá Nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt là người trực tiếp chiến đấu trong đội hình Lữ đoàn xe tăng 203 viết xe Bùi Quang Thận rẽ trái ngã tư thứ 6 thì gặp người phụ nữ hỏi đường, Bùi Quang Thận thấy Dinh Độc lập là “ngôi nhà mầu trắng thấp thoáng phía xa”. Như vậy là sai, vì ai ở SG cũng biết, nếu vượt qua 6 ngã tư thì đến đường Pasteur, rẽ trái thì thấy Dinh Độc lập đã sừng sững trước mặt rồi!
Trong Cuộc Toạ đàm tại Dinh Thống Nhất, anh Bùi Quang Thận kể, khi đến cổng Dinh ĐL, xe 843 của anh đã đâm vào cổng phụ bên trái (theo đường tiến quân) 3 lần thì “cái cánh cửa giữa bung ra thì xe đ/c Toàn mới chạy đường ngang đến… Xe đ/c Toàn vào Dinh ĐL trước chứ còn không hề húc”.
Như vậy, xe 843 là xe đầu tiên húc “bung” cổng Dinh ĐL mới chính là chiến công, đột phá, mở cửa. Bản báo cáo thành tích để khen thưởng, tặng thưởng huân chương do chính ông Vũ Đăng Toàn, trưởng xe 390, Bí thư chi bộ, Chính trị viên đại đội viết, theo lời anh Thận: “không hề có xe 390, bởi vì không phải thành tích của anh ta… ”.
***
Còn chuyện ông Vũ Đăng Toàn, trưởng xe 390, kể mình vào dinh, gặp Tướng Nguyễn Hữu Hạnh dẫn đi bắt DVM, đã “dồn Nội các DVM”, rồi thấy Phạm Xuân Thệ đến “báo cáo Tổng thống”. Nhưng anh Bùi Quang Thận kể, sau khi xe của Vũ Đăng Toàn và của anh vào trước Dinh ĐL: “Lẽ ra đồng chí phải vào yểm trợ tôi chứ, đằng này đồng chí lại nằm trong xe kín mít”. Đặc biệt, có mấy tấm ảnh làm chứng, chụp Tướng Nguyễn Hữu Hạnh dẫn nhóm anh Phạm Xuân Thệ đi bắt Nội các DVM, chứng tỏ ông Nguyễn Hữu Hạnh không thể phân thân làm hai để mà dẫn Vũ Đăng Toàn đến gặp DVM trước được, tức Vũ Đăng Toàn đã nói sai.
***
Trần Đăng Khoa cũng là người đã châm ngòi nổ khi cho rằng Phạm Xuân Thệ là Lý Thông cướp công Thạch Sanh Bùi Tùng. NHÂN 30-4-2020, Trần Đăng Khoa đã viết “NHĂC LẠI VIỆC ÔNG THỆ ÔNG TÙNG” trên facebook:
“Tôi nghĩ ông Tùng có đóng góp rất lớn, người thảo thư đầu hàng cho TT Dương Văn Mimh, thảo thư chấp nhận đầu hàng và trực tiếp đọc lời chấp nhận đầu hàng thay mặt Quân GP. Tất cả đã rõ… tôi lại phải bàn trong tạp chí Hồn Việt… cũng vì ông Phạm Xuân Thệ vẫn một mực khẳng định vai trò lịch sử của mình, chứ không phải đại tá Bùi Văn Tùng”.
Trần Đăng Khoa khẳng định như vậy vì tin vào “nhân chứng thứ ba”, nhà báo Đức Borries Gallasch; điều thứ hai, Trần Đăng Khoa cho là anh Phạm Xuân Thệ không thể “trèo lên đầu” ông Tùng được, ông Tùng là cấp trên”.
Từ đó, TĐK đã “rất hỗn” khi nhắn nhủ Trung tướng Phạm Xuân Thệ, một người anh hùng, như thế này:
“Và thế cũng vinh hạnh lắm rồi. Đời một người lính trận, có được kỳ tích như vậy, lại lên được đến trung tướng, được tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân là quá vinh quang rồi, đừng nhận những gì không phải của mình. Điều đó rất không hay. Nếu người ta không biết, thì có thể nhận nhằng, dù là “tạo nghiệp”, chẳng hay ho gì, nhưng mọi người đều biết cả, người ta còn đưa ra những bằng cớ rất rõ ràng, mà vẫn cứ cãi lấy được thì không thể chịu nổi. Mà thôi, kẻ tranh công theo kiểu Lý Thông thì thời nào cũng có, chẳng bàn làm gì, nhưng Viện Lịch sử quân sự thì phải khách quan. Chính vì thiếu sự khách quan mới có chuyện lùm xùm”.
Đặc biệt Khoa còn cho cả một cơ quan nghiên cứu lịch sử của quân đội thiếu khách quan trong “Cuộc tọa đàm khoa học về một số vấn đề xung quanh sự kiện đánh chiếm Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975” của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam ngày 19/10/2005, và thật liều lĩnh cho công trình nghiên cứu trọng đại về lịch sử như “chia xôi thịt”:
“… khi tổ chức cuộc hội thảo, ông Thệ lại là trung tướng - Tư lệnh Quân đoàn, còn ông Bùi Văn Tùng chỉ là đại tá đã về hưu, lại là cấp dưới ông Thệ rất xa, vì thế mới có sự nhập nhèm, nên Viện Lịch sử quân sự mới có kết luận theo kiểu vui vẻ cả, như chia xôi chia thịt trong mâm cỗ làng: Ông Thệ thảo thư đầu hàng, ông Tùng thảo thư chấp nhận đầu hàng, hoặc lằng nhằng hơn, cả hai người cùng soạn thảo”.
***
Tôi đã chỉ ra nhiều sai trái ngây ngô của Trần Đăng Khoa.
Trần Đăng Khoa từng đi gặp trực tiếp Bùi Quang Thận, nghe anh kể, rồi viết báo rằng, anh chiến sĩ Bùi Quang Thận chạy lên bậc tam cấp Dinh ĐL, vì nhà quê, không biết cái văn minh của tư bản, đã húc đầu vào tường kính trong suốt, ngã lăn quay. Sự thật, anh Thận kể mình vào Dinh, chạy lên tầng trên, rồi chủ động húc đầu vào vách tường kính để “đánh động”, để DVM ra, bắt ông ta dẫn anh đi treo cờ.
***
Đại tá Nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt là người trực tiếp chiến đấu trong đội hình Lữ đoàn xe tăng 203 cũng viết sai khi cho ông Bùi Văn Tùng, tại dinh Độc Lập, đã bắt Dương Văn Minh và quyết định đưa Dương Văn Minh ra Đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng. Trong Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Hữu An, Tư lệnh QĐ2, đơn vị chiếm Dinh Đl, công nhận công trạng bắt Nội các DVM của nhóm anh Thệ. Nguyễn Khắc Nguyệt cũng viết sai so với lời của những nhân chứng nhà báo Hà Huy Đỉnh, Borries Gallasch, đại đội trưởng thuộc trung đoàn 116 đặc công Phạm Duy Đô, cơ sở tình báo, kỹ sư Tô Văn Cang. Bản thân ông Bùi Tùng cũng viết và nói rằng mình là cấp cao nhất nên đã chỉ huy mọi chuyện sáng ngày 30-4, nhưng xem ảnh chụp và video thì thấy nhóm anh Phạm Xuân Thệ đã bắt Nội các DVM, và còn có đoạn video chính miệng ông Bùi Tùng nói lúc ở trong Dinh ĐL, ông không biết Phạm Xuân Thệ, vậy ông chỉ huy ai? Chỉ huy cái gì?
Nguyễn Khắc Nguyệt cũng sai khi viết ông BT quyết định đưa DVM sang đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng. Nhóm anh PXT mới chính là những người sau khi bắt DVM đã quyết định đưa DVM sang đài phát thanh, rồi soạn văn bản tuyên bố đầu hàng cho DVM, ông Bùi Tùng đến sau, đã tham gia và hoàn tất văn bản, rồi đưa cho DVM đọc.
Nguyễn Khắc Nguyệt cũng bịa đặt hoàn toàn khi viết về xe 843, sau khi chết máy vì húc không đổ cổng phụ dinh Độc lập, đã khởi động lại được, và: “Trong xe 843 Hoả… lao vào sân dinh… Hoả tăng ga cho xe 843 chạy song song với xe 390. Hai chiếc xe như hai người lính cận vệ hai bên cho người đại đội trưởng của mình”. Đây là cảnh hoàn toàng tưởng tượng của ông Nguyệt.
***
Tôi cũng đã viết bài NHỮNG SAI TRÁI CỦA NHÓM PHẠM VIỆT TÙNG, TRẦN ĐĂNG KHOA LIÊN QUAN TỚI BỘ PHIM “CHUYỆN THẬT 30-4-1975”. Mục đính chính của Phạm Việt Tùng và nhóm làm phim là muốn chứng minh ông Bùi Tùng có mặt ở Dinh ĐL, anh Phạm Xuân Thệ và ông Bùi Tùng đã biết nhau ở Dinh ĐL, nên anh Thệ cấp thấp hơn phải chịu sự chỉ huy của ông Bùi Tùng ở cả Dinh ĐL lẫn ở Đài PT, nghĩa là công trạng trong ngày 30-4-1975 sẽ thuộc phần ông Bùi Tùng hết!
Nhưng chính bộ phim lại chiếu đoạn video quay ngay sau 30-4-1975, trong đó ông Bùi Tùng xác nhận công trạng anh Phạm Xuân Thệ cùng mình “đưa TT Dương Văn Minh sang Đài PT SG” chẳng khác gì đã tố chính ông Bùi Tùng. Vì sau 15 năm, khi viết báo cáo, ông đã cho rằng vì ông ấy quân hàm cao nhất nên đã chỉ huy mọi chuyện, công trạng thuộc về mình, và ông đã quên luôn tên anh Phạm Xuân Thệ.
***
Nhóm bênh vực ông Bùi Tùng hay đưa Borries Gallasch ra nhưng lại cố tình cắt xén và diễn dịch sai ý của Nhà báo Đức. Về chuyện Phạm Xuân Thệ bắt DVM, Borries Gallasch đã viết rất rõ:
“Là một người châu Âu duy nhất, là một nhà báo duy nhất, tôi chứng kiến Đại tướng Minh “lớn” - tổng thống của VN cộng hòa, đã bị bắt bởi Phạm Xuân Thệ, chỉ huy của đoàn Đông Sơn thuộc quân đội giải phóng. Tay cầm súng ngắn đã lên đạn, một khẩu K54 của Nga, Thệ rất phấn khích la lớn yêu cầu ông Minh ra đài phát thanh”.
Còn lời của ông Bùi Tùng trong bộ phim của Phạm Việt Tùng, Trần Đăng Khoa cũng như một lời thú nhận ông không có vai trò gì trong việc chỉ huy bắt Nội các DVM sáng 30-4-1975:
“… xe đầu tiên ấy thì ông Minh, ông Mẫu, rồi sau này tôi biết là có anh Thệ đi kèm cái xe đó. Tôi đi xe sau thì có nhà báo Bô-rit Ga-lat Tây Đức và anh Hà Huy Đỉnh đi cùng”.
Ông Tùng không biết anh Thệ lúc đó thì chỉ huy gì?
***
Đặc biệt, suốt mấy chục năm, báo chí, truyền hình, sách sử đều mặc nhiên tin tưởng và nghe theo lời Nguyễn Hữu Thái kể là mình đã dẫn anh Bùi Quang Thận lên nóc dinh treo cờ, để rồi ba người Bắc-Trung-Nam: Bùi Quang Thận-Nguyễn Hữu Thái-Huỳnh Văn Tòng “chứng kiến giây phút thiêng liêng: đất nước đã hoà bình, thống nhất”. Sự thật, anh Thận kể, người dẫn mình lên nóc dinh treo cờ chính là Lý Quí Chung (sau là Nhà báo Chánh Trinh), trùng khớp với lời kể của chính Lý Quý Chung, và có lần hai người còn gặp lại nhau kể chuyện treo cờ cho một hãng truyền thông.
***
Đặc biệt, ngày 14/3/2022, Thường vụ Quân ủy Trung ương, gồm sáu vị: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư QUTƯ; Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư QUTƯ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã có Kết luận số 974-KL/QUTW:
"Vào thời điểm trưa ngày 30/4/1975, sau khi trực tiếp chỉ huy việc áp giải Dương Văn Minh đến Đài phát thanh Sài Gòn, tại đây, đồng chí Đại úy Phạm Xuân Thệ, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 66 cùng các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tổ chức soạn thảo lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh… Văn bản đang được soạn thảo thì đồng chi Trung tá Bùi Văn Tùng, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 có mặt. Từ đó đồng chí Bùi Văn Tùng cùng bộ phận cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 tiếp tục soạn thảo và hoàn chỉnh lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm để phát trên Đài phát thanh."
Một vụ việc sau tranh luận đã được cơ quan lãnh đạo chỉ đạo, các cơ quan có chức trách tổ chức điều tra, nghiên cứu, hội thảo ba mặt một lời, và cuối cùng Thường vụ Quân ủy Trung ương đã ra kết luận như trên, đúng như Viện Lịch sử Quân sự đã viết, như nhóm anh Phạm Xuân Thệ trình bầy, như vậy, kết luận của Thường vụ Quân ủy Trung ương cũng chính là kết luận về sự sai trái của ông Bùi Tùng và những người kết bè bênh vực ông.
***
Từ bộ phim “Chuyện thật 30-4-1975” của nhóm Phạm Việt Tùng, Trần Đăng Khoa, theo dõi cả quá trình ta thấy để chống lại kết luận của Viện Lịch sử Quân sự đã có sự liên kết của Bùi Tùng, Dương Trung Quốc, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Khắc Nguyệt, Phạm Việt Tùng, Lâm Thành Quý, Nguyễn Hữu Thái, và v.v…
Độc giả đặt câu hỏi, quỹ OBAMA đã xuất hiện tại Việt Nam ủng hộ thái độ chống đối trong các lĩnh vực như lịch sử, văn học nghệ thuật, khoa học xã hội, vậy nhóm Phạm Việt Tùng, Trần Đăng Khoa có liên quan không? Một độc giả khác viết: “Ông Phạm Việt Tùng nói trong phim: “... sẵn sàng chi cả 100 tỷ thì ông ta lấy đâu ra tiền nếu ko phải đã có các thế lực thù địch, phản động bên ngoài chống lưng, hỗ trợ về kinh phí?”

28-4-2025
ĐÔNG LA