ĐÔNG LA
HUỆ CHI
VÀ RUỒI, BÒ
Trong một bài, Từ Huy có viết:
“Nhìn
những hình ảnh của Hà Nội trong 5 ngày Chủ nhật liên tiếp gần đây, nhớ Hà Nội
cồn cào. Những
gương mặt của chú Huệ Chi, của các anh Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Đức Mậu,
Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Diện… thấy mọi người ở rất gần, tưởng như
nghe thấy hơi thở của mọi người phả ra từ màn hình máy tính”.
Đọc xong tôi đâm ra cũng “nhớ” Huệ Chi, nhất
là có bài của “thằng” Tôn Văn nào đó phản bác tôi để bênh HC. Để dân chủ tôi
đã đăng cái đường dẫn đến bài đó, nhưng chỉ biết đại khái là bênh nhau còn cụ
thể thế nào thì tôi chưa đọc. Hôm nay tôi muốn trích một đoạn về HC trong một
bài dài để Tôn Văn và Vương Văn Quang và v.v…, nếu hiểu được, thì “trắng mắt
ra”. HC từng kể lại một “công trình
nghiên cứu” thế này:
“Một hôm… đi xe ô tô… tôi… bỗng để ý thấy
một chú ruồi đậu trên ve áo một người … bay sang đậu vào vai áo tôi
… Tôi hết sức kinh dị. Bởi vì tôi biết xe ô tô đang chạy với một tốc độ
rất nhanh … Vậy thì tại sao khi chú ruồi cất cánh bay khỏi vai người bạn của
tôi nó không bị chiếc xe đẩy tụt lại phía sau ngay lập tức mà thung dung như
đang bay trong một nơi yên tĩnh…? Lực vô hình nào đã giữ nó yên ổn vị trí
trong khoảng không của ô tô? Cứ giả thử như chúng ta có cách gì nhích người lên
khỏi ghế lơ lửng giữa không trung thì thế nào? Tất nhiên ta sẽ bị vận tốc ô tô
đẩy tụt ra phía sau là cái chắc”
Rồi đến khi: “đọc đến cuốn Thuyết tương đối là gì”, “chú HC của TH” “mới lờ
mờ cảm nhận rằng những việc “lạ” mình không lý giải được chắc có liên quan xa
gần đến phát kiến “động trời” của nhà vật lý người Đức … Đối với con
người ngồi trên ô tô thì vận tốc năm sáu mươi kilômét chẳng ảnh hưởng gì,
nhưng với một vật nhỏ như con ruồi thì vận tốc ấy ít nhiều đã tạo nên một
trường hấp dẫn mới mà con ruồi sẽ tùy thuộc vào đó, bên cạnh sự cố gắng của
đôi cánh nó để thắng lực hấp dẫn của trái đất. Nghĩa là khi ô tô chạy quả
thực đã tạo ra trong lòng chiếc xe một không gian vận động tương đối so với
không gian yên tĩnh tương đối ngoài mặt đất, trong phạm vi ấy các con vật bé
tí như ruồi có thể hoạt động bình thường, không bị vận tốc ô tô làm cho mình
tụt lại”.
Đây có thể là suy tư rất “hiền minh” của “chú HC” đối với cháu “TS hạng ưu” TH. Nhưng với một sinh viên học KH tự nhiên trung bình thôi cũng phải phì cười vì sự ngô nghê của “chú HC”.
Trước hết hiện tượng “ruồi bay” được như trên
là do xe chạy thẳng với vận tốc đều, không gian trong xe như một hệ quy
chiếu quán tính. Mà theo Nguyên lý Quán tính: “Nếu một vật
không chịu một lực nào thì nó sẽ đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động không đổi”;
tương tự như ta trong xe lửa hoặc trên máy bay (lúc không rung, không xóc,
không tăng tốc) thì việc đi lại, rót nước vào cốc và mọi chuyển động sẽ xảy
ra y như lúc xe lửa, máy bay đứng yên.
Còn ông Nguyễn Huệ Chi nghĩ “Cứ giả thử
như chúng ta có cách gì nhích người lên khỏi ghế lơ lửng giữa không trung thì
thế nào? Tất nhiên ta sẽ bị vận tốc ô tô đẩy tụt ra phía sau là cái chắc”
là sai thực tế, bởi nguyên lý quán tính là như nhau với mọi vật trong hệ quy
chiếu, nó không phân biệt ông với con ruồi; không chỉ ông mà nếu có cả con bò
trong xe “nhích lên lơ lửng” được thì nó cũng không bao giờ bị “vận
tốc ô tô đẩy tụt ra phía sau” như ông nghĩ đâu. Các vật trong xe chỉ bị
tác động khi nguyên lý quán tính bị vi phạm, như khi xe quẹo hoặc có gia tốc
tăng hoặc giảm.
Ông Nguyễn Huệ Chi đã sai tiếp khi viết: “với con người ngồi trên ô tô thì vận tốc năm sáu mươi kilômét chẳng ảnh hưởng gì, nhưng với một vật nhỏ như con ruồi thì vận tốc ấy ít nhiều đã tạo nên một trường hấp dẫn mới”. Khi chuyển động đều sẽ tạo nên một hệ quán tính chứ không phải tạo một “trường hấp dẫn” như ông Nguyễn Huệ Chi viết, còn “trường hấp dẫn”, theo Thuyết Tương đối tổng quát (General Theory of Relativity), được tạo ra bởi chính khối lượng của vật hoặc do sự chuyển động có gia tốc.
Còn “chú Huệ Chi của TH” viết thế này:
“Tôi có ngờ đâu vừa ra trường tiếp xúc với thực tế, mình đã bị cuốn vào một vấn đề rồi đây sẽ trở thành trung tâm của mọi suy nghĩ, nó có ý nghĩa rọi sáng cho cả một thời đại mới: thời đại “giải lý tính” (dérationnel) của nhận thức khoa học với học thuyết tương đối của Einstein”. thì chính là đã “chửi cha” Einstein!
Lẽ ra HC nói về Cơ học lượng tử thì
hợp lý hơn. Còn Cơ học Tương đối quả là có những điều kỳ lạ so với Cơ học
Newton, nhưng nó vẫn là cơ học của logique, của xác định, của tất yếu; còn Cơ
học lượng tử là cơ học của phi logique, của bất định, của ngẫu nhiên thì mới
là “giải tuyến tính”(dérationnel
là giải tuyến tính chứ không phải như ông dịch dốt là giải lý tính như
trên). Chính Einstein đã phản bác tính bất định với câu nói nổi tiếng:
“Chúa không chơi trò xúc xắc”.
Tóm
lại, với “cháu Từ Huy” và bản thân HC, sẽ thấy HC khác con ruồi trong không gian
chiếc xe ấy; còn với tôi và chủ thuyết Tương đối là Einstein thì thấy ông cũng
như con ruồi, con bò thôi!
|