Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

NGUYÊN ĐẦU … (BỘI) BẠC


ĐÔNG LA
NGUYÊN ĐẦU … (BỘI) BẠC
Phạm Xuân Nguyên có một trang cá nhân lấy tên là NGUYÊN ĐẦU BẠC với 2 câu “Bút Tre” tự giới thiệu: Viện Văn có một Phạm Xuân/ Nguyên là cán bộ cử nhân phê bình.
DANH SÁCH GỞI SÁCH (đến 3-8-2013)
Còn nhớ có những bạn hỏi, nhiều bài viết của tôi rất có giá trị nhưng có đến được những nơi, những vị có trọng trách hay không? Tôi đã trả lời là tôi viết blog không phải để chơi blog mà là để đóp góp trí tuệ của mình cho sự ổn định và phát triển của đất nước. Viết blog cũng là giai đoạn “nháp”, thăm dò ý kiến độc giả, cho những cuốn sách của tôi. Khi in sách nghĩa là có tính pháp quy, tôi sẽ gởi đến những nơi, những vị có trọng trách
Sau đây là những nơi, những người tôi đã gởi sách:
HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG:
*Ông Hồng Vinh, Chủ tịch.
*Ông Đào Duy Quát, Phó Chủ tịch thường trực.
*Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm nhiệm…(Xem tiếp)
Với Khoa học Xã hội nói chung và Văn chương Nghệ thuật nói riêng có những người đặc biệt, là cử nhân hay GS Viện sĩ không quan trọng gì. Đầu tóc bạc sớm dù khác thường cũng không quan trọng. Thế nhưng với một cái đầu bội bạc thì rất cần phải bàn bạc!
Nguyên là một đảng viên, một trưởng phòng của Viện Văn học, đương kim Chủ tịch Hội Nhà Văn Thủ đô Hà Nội. Với dân thường thì như thế là rất to rồi! Một người ở trong thể chế như vậy, hưởng danh hưởng lợi, lại đứng trong đội ngũ tiên phong mà khi được kết nạp phải đọc lời thề cống hiến đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp của Đảng, nhưng tại sao gần đây Phạm Xuân Nguyên lại có tên trong cái “Danh Sách 72”? Cái danh sách đòi thay đổi Hiến Pháp, đòi bỏ điều 4 hiến định quyền lãnh đạo của Đảng, đòi Lời nói đầu bỏ ý nhắc đến công ơn Đảng, Bác, v.v… Có phải là một Phạm Xuân Nguyên khác hay chỉ là một, nhưng giống như loài kỳ nhông, có thể biến hóa được thành nhiều gương mặt khác nhau? Để rồi có thể bắt được cá nhiều tay, của “ta” cũng đớp mà của “địch” cũng xơi!
Có gì đó thật trớ trêu, tôi không vào Đảng, bỏ cơ quan sống tự do, giờ lại viết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ như một “văn nô” thứ thiệt. Đơn giản là vì khi viết tôi luôn đứng cao hơn hoàn cảnh bản thân, viết vì lợi ích chung, trong đó có gia đình tôi. Như vậy phải chăng tôi đã hành động theo tinh thần hậu hiện đại, tinh thần của người bên lề, với phần tốt đẹp nhất của nó. Còn Phạm Xuân Nguyên đứng trong hệ thống nhưng lại có hành động một cách có hệ thống chống lại chính hệ thống đó. Phải chăng Nguyên chính là phần ung nhọt, là phần hỗn loạn tất định theo nguyên lý entropy trong một hệ kín của khoa học, cần phải tấn công bằng tinh thần hậu hiện đại?
Nước ta từ nền kinh tế đóng cửa, kế hoạch hóa cứng nhắc, chuyển sang thời kỳ mở cửa, thực hiện kinh tế thị trường. Giống như chiếc xe đột nhiên tăng tốc, cơ chế kiểm soát cũng như cái phanh đã không thay đổi phù hợp, nên “chiếc xe” đã va quệt, gây ra những tai nạn. Đó chính là những tệ nạn trong xã hội ta những ngày hôm nay. Có điều người ta thường quan tâm đến chuyện tham nhũng “lợi” mà không chú ý rằng còn có chuyện tham nhũng “danh”. Bởi bên cạnh thực hiện nền kinh tế thị trường, sự “nới” rộng tự do, dân chủ cũng gây ra tình trạng trắng đen lẫn lộn, thiện ác bất minh. Chưa bao giờ những chuẩn mực giá trị, nhất là về văn hóa nghệ thuật, khoa học xã hội lại lộn tùng phèo, ba lăng nhăng như những ngày hôm nay! Có điều chuyện phân định đúng sai, tốt xấu trong lĩnh vực “đèn mờ tri thức” này lại không đơn giản. Vì vậy đã và đang có không ít kẻ cơ hội ung dung thừa “nước đục thả câu”. Phải chăng trong số đó có Phạm Xuân Nguyên?
Gần đây, một người bạn tự dưng nhắn tin: “Hôm nay đ/c Phạm Xuân Nguyên đã nhận huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và 2 huy hiệu chiến sĩ trong sạch”. Tôi chỉ còn biết trả lời một cách mỉa mai là: “Vui thật!”. Chuyện này đúng là Hài Hước, giống y như chuyện ông Nguyễn Văn Lưu nói về Hội đồng chấm thi của Đại học Sư Phạm trong vụ cho luận văn của Nhã Thuyên được điểm 10 vậy!
***
Về cái luận văn đó, mới đây Phạm Xuân Nguyên đã viết bài Từ một bản luận văn để bênh Nhã Thuyên, dựa vào những lý lẽ về luật, đăng trên Báo Pháp luật TPHCM, nhưng lại không hiểu pháp luật là gì!
Trước khi bàn về bài viết đó, ta thử xem thực chất Phạm Xuân Nguyên là người thế nào?
Bây giờ có thể nói Nguyên là một “chiên ra” văn học hiện đại và dịch văn học. Trong bài này tôi chỉ dẫn vài chi tiết chứng tỏ “tài năng” của Nguyên mà thôi.
Trên  http://vtc.vn/, trong bài pham-xuan-nguyen-chuyen-kho-tin-nhung-co-that có câu:  “Nhà phê bình cần tri thức và bản lĩnh, tôi có cả hai” –  Nguyên tuyên bố “xanh rờn” và làm được đúng như điều anh nói”. Đúng là “nổ” và tâng nhau “hay” thật!
Còn nhớ hồi Nguyễn Quang Thiều mới xuất hiện, làm thơ theo phong cách hiện đại, nghĩa là có những điều còn khó đồng cảm với người thường, rất cần những nhà phê bình văn học hiện đại như Nguyên chỉ ra những cái hay, những ẩn ý cao sâu. Nhưng trong một bài Nguyên đã phán đại ý: ai hiểu được tiếng hú thì sẽ hiểu được thơ Thiều. Tôi đã nói với một người bạn thân nhất, nói vậy khác gì bảo thằng Thiều là con thú. Ông bạn nổi cáu: “Đéo hiểu con cặc gì về thơ”! (Xin lỗi các nhà thuần phong mỹ tục, bài này tôi viết theo tin thần hậu hiện đại).
Về cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh mà tôi đã viết không ít lần, Phạm Xuân Nguyên cho: “những người lính là những con người bị vất vào cuộc chiến, buộc phải bắn giết nhau”. Tôi đã viết: “Điều tối thiểu người cầm bút ai cũng biết “Văn chương phải tải đạo”, một cán bộ nghiên cứu ở Viện Văn học như Phạm Xuân Nguyên lại đi đồng nhất cái thiện với cái ác thì nghiên cứu cái gì?!”.
Còn về phần dịch, tôi không biết Nguyên đã dịch gì, chỉ khi tìm hiểu để viết về khả năng tiếng Pháp của Nguyễn Thị Từ Huy mới biết, Nguyên đã dịch nhan đề tác phẩm L'identité của Milan Kundera là Bản nguyên. Theo Hoàng Long: “Bản tiếng Trung chuyển dịch là “Thân phận” 身分. Bản tiếng Nhật do Nishinaga Yoshinari 西永良成 chuyển ngữ là “Cái tôi thật sự” 本当の私”.
Trong tiếng Anh identity dùng với card  chỉ thẻ căn cước, theo tôi, nên dịch Tiểu thuyết L'identité Bản ngã có lẽ là phù hợp nhất. Còn bản nguyên, trong triết học là khái niệm của Bản thể luận, như Nhất nguyên luận: Duy tâm; Duy vậtNhị nguyên luận. Như vậy dịch như Phạm Xuân Nguyên là dốt cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt!
Trình độ tiếng Pháp của Nguyên cũng thể hiện qua sự xưng tụng Nguyên Ngọc. Trên  Tuanvietnam, Nguyên từng viết trong bài Chính ủy Nguyên Ngọc: “Các sách dịch này dưới bút hiệu Nguyên Ngọc đều có chất lượng cao, có thể nói là bảo đảm được yêu cầu "tín, đạt, nhã" của một bản dịch… Nguyên Ngọc nắm vững tiếng Pháp và tiếng Việt,… có lòng khao khát nóng bỏng muốn chia sẻ cái đọc được của mình cho rộng rãi mọi người, vì thế ông đã lao động dịch thuật vừa say mê vừa nghiêm túc”.
Ta hãy xem thử một ví dụ về tài dịch của Nguyên Ngọc. Nguyên Ngọc đã dịch nhan đề cuốn Le Degré zéro de l'écriture suivi de Nouveaux essais critiques của Roland Barthes là Độ không của lối viết. Nghĩa là Nguyên Ngọc đã dịch l'écriture lối viết. Có điều cũng chính Nguyên Ngọc lại dịch l'écriturelà “một thực tại hình thức độc lập với… văn phong”. Với tiếng Việt: “lối viết”, “cách viết”, “văn phong” (phong cách viết) chỉ là một. Vậy chỉ một chữ l'écriture, Nguyên Ngọc vừa dịch là “lối viết” vừa dịch là “độc lập với lối viết”?  Như vậy Nguyên Ngọc đã sai cả tiếng Pháp và chưa hiểu vấn đề.
Thực chất, theo Roland Barthes, “l'écriturelà “chiều thứ ba của Hình thức ràng buộc nhà văn với xã hội”, là một “một Ðạo Lý của hành ngôn”, là “hành ngôn văn học được biến đổi vì mục đích xã hội”.  Còn hai chiều kia? Thứ nhất là “ngôn ngữ”,  Barthes cho là quy ước giao tiếp theo tập tục chung; thứ hai là “văn phong”, theo Barthes, là cách sử dụng ngôn ngữ riêng của nhà văn.
Vì vậy, trong một bài tôi đã viết: “Theo tôi, nên dịch nhan đề đó là Độ không của chữ nghĩa (hoặc ngữ nghĩa) theo phê bình tiểu luận mới sẽ là đúng hơn. Tôi dịch l'écriture là “chữ nghĩa” bởi bản thân l'écriture cũng có nghĩa là “chữ viết”, còn thêm chữ “nghĩa” là “nghĩa lý” vào thành “nghĩa lý của câu chữ”, sẽ nói lên được ý thức, trách nhiệm của nhà văn, đúng như sự định nghĩa l'écriture  của Barthes”.
***
Không phải tự phát nhất thời, hành động của Phạm Xuân Nguyên đã thành hệ thống. Nguyên thường xuất hiện trên những trang báo có khuynh hướng chống Việt Nam (như BBC tiếng Việt chẳng hạn). Ở đâu Nguyên cũng có mặt, từ việc lớn là chống lại chủ chương của Đảng và Nhà nước, tìm cách gỡ những nút thắt, giữ gìn mối quan hệ láng giềng với Trung Quốc, Nguyên đã ở trên tuyến đầu những cuộc gây rối, nhân danh lòng yêu nước biểu tình chống Trung Quốc; đến việc ủng hộ những người phạm pháp và có hành động có tính chất phạm pháp như Lê Công Định trước đây, Phương Uyên gần đây, v.v… và Nhã Thuyên trong những ngày hôm nay.
Trong bài Từ một bản luận văn viết về vụ Nhã Thuyên, Phạm Xuân Nguyên viết:
“…ta hãy xét sự việc dưới góc nhìn pháp luật. Khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội là một cơ sở đào tạo sau ĐH có pháp quy.
Nghĩa là quá trình làm luận văn và chấm luận văn, bậc thạc sĩ cũng như bậc tiến sĩ đều được tiến hành và giám sát bằng một quy trình đã được chuẩn hóa về pháp quy của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Do đó, khi có yêu cầu xét lại bản luận văn thì… Bộ hoặc trường, hoặc khoa phải có quyết định thành lập một hội đồng chấm lại luận văn,… Các ý kiến trên dư luận chỉ là thông tin bên ngoài, không thể coi là chứng cứ khoa học, càng không thể coi là áp lực số đông làm ảnh hưởng, thậm chí xuyên tạc bản chất khoa học của vấn đề”.
Một người luôn to mồm đấu tranh cho dân chủ, nói như trên, Nguyên đã tự vả vào mồm mình. Thứ nhất, không phải cứ cái gì theo “pháp quy” thì không sai. Và cái chính là vấn đề của Nhã Thuyên không chỉ gói gọn trong Bộ Giáo dục (xin viết gọn), không chỉ là sai lầm về học thuật mà còn liên quan đến lịch sử, đến lãnh tụ, đến chính trị tư tưởng, đến văn hóa nghệ thuật, đến đạo đức và thuần phong mỹ tục. Vì thế lỗi này không chỉ là lỗi của Nhã Thuyên và những người liên quan mà còn là lỗi của Trường ĐH Sư Phạm HN và của cả Bộ Giáo dục. Bộ, trường và các cá nhân liên quan hoàn toàn có thể co cụm tìm cách chạy tội. Xin nhớ không phải cứ cỡ cấp Bộ thì không thể sai! Trên diễn đàn quốc hội, bao vị bộ trưởng từng nhận sai, hứa, rồi lại sai tiếp. Vì vậy, việc Nguyên cho sự phê phán của những nhà văn, nhà phê bình tên tuổi ở một hội nghị về phê bình của Hội Nhà Văn VN, trên các báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Văn nghệ, Văn nghệ TPHCM, v.v… chỉ là “thông tin bên ngoài”, là “xuyên tạc”, để làm “áp lực số đông” là những lý lẽ bậy bạ, dốt nát!
Nguyên tiếp: “Hiện tại, việc “xử lý” Nhã Thuyên và giáo viên hướng dẫn cô là đã sai quy trình pháp luật, quy trình khoa học. Hội đồng thẩm định lại luận văn chưa có, cuộc họp xét lại luận văn chưa diễn ra, bản luận văn chưa được xem xét lại, người làm và người chấm luận văn chưa được tranh luận lại, thế thì lý do nào để cắt hợp đồng giảng dạy của Nhã Thuyên và cắt chức của người hướng dẫn khoa học bản luận văn đó?
Không ai có tội trước khi bị tòa kết tội. Nguyên lý cơ bản đó áp dụng trong trường hợp này là: bản luận văn Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa và tác giả của nó, người hướng dẫn làm nó và hội đồng chấm nó chưa thể bị quy kết tội phạm gì khi chưa có một đánh giá khách quan, khoa học từ một hội đồng thẩm định bao gồm các chuyên gia của ngành”.
Ở đây, Nguyên lại quá dốt, không hiểu pháp luật là gì. Ông hiệu trưởng hoàn toàn có quyền và chịu trách nhiệm về việc cách chức cán bộ thuộc quyền do sai phạm và dốt nát; chấm dứt hợp đồng lao động do vi phạm, do đạo đức, do trình độ. Những người bị xử lý hoàn toàn có quyền kiện nếu tự tin mình đúng. Còn làm lãnh đạo mà thấy những sai phạm hiển nhiên không xử lý thì chính mình cũng bị sai phạm.
Còn chuyện “Không ai có tội trước khi bị tòa kết tội” là chuyện của những người bị tình nghi phạm pháp, đang bị tạm giam chờ điều tra, xét xử.
Một kẻ dốt, cơ hội như Nguyên lại lem lém nói về “khoa học”, “tinh tường”, “tử tế” như thế này đây:
Bởi vì đây là một đề tài khoa học, một luận văn khoa học nên chỉ chịu sự giám định về mặt khoa học. Nhất là khoa học văn học đòi hỏi rất lớn sự tinh tường và tử tế”.
Không nên tùy tiện dùng chữ khoa học cao quý để chỉ những thứ rác rưởi tri thức và những quan điểm bệnh hoạn. Ngay cái tên luận văn: Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa là đã dốt rồi. Chỉ có thể viết sáng tác thơ, còn thực hành nghĩa là làm theo một cái gì có sẵn, thực hành thơ là cái gì?
Những sai phạm, thậm chí phạm pháp của Nhã Thuyên và những người liên quan là hiển nhiên. Như tôi đã phân tích về chủ nghĩa hậu hiện đại thì có thể nói, chỉ có những người mù chữ và mất nhân tính mới cho là đúng mà thôi!
3-8-2013
ĐÔNG LA