ĐÔNG LA
PHẠM XUÂN NGUYÊN: THẰNG MÙ CHỮ, THẰNG LƯU MANH!
Loáng thoáng nghe Phạm Xuân Nguyên bảo ông Nguyễn Văn Lưu, cựu
Giám đốc NXB Văn học, có lối phê bình văn học “chỉ điểm” từ lâu; nhưng mới
hôm qua mới “được” đọc trực tiếp bài “Phê bình chỉ điểm” của Phạm Xuân Nguyên
trên Quê choa. Lại Quê choa! Đúng là ngưu tầm ngưu mã tầm mã! Cả hai thằng
đều mất nhân tính như nhau. Một đằng chầy cối bênh vực thứ thơ rác rưởi và
quan điểm sáng tác bệnh hoạn là Nguyên thì gởi đăng trên trang cá nhân của
Lập, một thằng cũng chày cối bênh vực thằng “San hô” lộn ngược lịch sử, khi
cho chuyện đóng đinh vào đầu, đục răng, đục đầu gối tù binh Việt cộng ở những
“Địa ngục Trần gian” chỉ là chuyện khai thác thông tin bình thường! Tôi biết
rồi sẽ lại có những người không hiểu vấn đề phê phán tôi nhà văn, nhà thơ gì
mà lại dùng từ thô lỗ thế, nhưng quả thật nếu quý vị hiểu vấn đề, chúng còn
không xứng đáng được gọi bằng thằng nữa!
Mở đầu bài viết, Nguyên định nghĩa về Phê bình chỉ điểm
như thế này: “Đây là sự định danh một kiểu gọi là “phê bình văn học” của
Nguyễn Văn Lưu”; rồi tự tin khoe “đã được tôi nói lên tại diễn đàn của
hai cuộc họp quan trọng… do Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật
trung ương và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức” có Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang, Trưởng Ban Tuyên giáo Đinh Thế Huynh tham dự, ba ông Hồng Vinh, Đào Duy
Quát, Hữu Thỉnh chủ trì.
Đọc xong, thực ra là chuyện giữa Nguyên với ông Lưu, Nguyên
không đụng chạm gì tới tôi, nhưng tôi không sao kìm được sự tức giận khi thấy
Nguyên đúng là một thằng lưu manh và mù chữ. Viết vậy tôi hoàn hoàn tỉnh táo
hiểu Hiến pháp có điều khoản định tội xúc phạm danh dự người khác, nhưng tôi
còn hiểu rõ hơn Hiến pháp cũng hiến định quyền tố cáo bọn lưu manh!
Để chứng minh cho ý mình nói ông Lưu có lối phê bình chỉ điểm,
Nguyên viết: “Ông ta có quyền lấy trường hợp Nguyễn Huy Thiệp để khảo sát
phê bình, nhưng cái lối tập hợp tư liệu các bài viết phê bình xoay quanh tác
phẩm của nhà văn này rồi tổng hợp lại thành ra như một hệ thống có tổ chức
phân công người định hướng tư tưởng, người viết bài... là có ý đồ xấu, là bóp
méo sự thực đời sống văn học, là vu cáo những người phê bình có bài viết ủng
hộ hiện tượng văn chương Nguyễn Huy Thiệp hành động như một “tổ chức””.
Khi khảo sát một vấn đề, tổng hợp toàn diện ý kiến người khác
là một việc làm khách quan và khoa học. Còn nếu hiểu lịch sử vấn đề Nguyễn
Huy Thiệp thì việc lăng xê Nguyễn Huy Thiệp còn hơn là “hành động như một
tổ chức”, bởi Nguyễn Huy Thiệp từng là ngọn cờ đổi mới được Nguyên Ngọc
phất lên, đến tận giờ Nguyên Ngọc vẫn luôn khẳng định tác phẩm của Nguyễn Huy
Thiệp là thành tựu của đổi mới. Về dư luận phân ra hai phía khen và chê ông
Thiệp (bản thân tôi từng khen nhiều hơn chê Nguyễn Huy Thiệp) không bàn ở
đây, nhưng quan điểm chính thống của nhà nước đã kết luận chính thức là
Nguyên Ngọc và cấp trên của Nguyên Ngọc là ông Trần Độ đã sai trong vụ “đổi
mới” đó, trong đó có việc chính là đăng và tung hô Nguyễn Huy Thiệp. Cả hai,
cả Trần Độ và Nguyên Ngọc đều đã bị mất chức, và chính Trần Độ đã thừa nhận
Nguyễn Huy Thiệp có sai!
Hơn nữa, lực lượng chống VN ở ngước ngoài đã không bỏ qua cơ
hội, cũng còn hơn cả “hành động có tổ chức”, đã tung hô Nguyễn Huy
Thiệp ghê gớm.
Vì vậy, chính Phạm xuân Nguyên đã vu cáo ông Nguyễn Văn Lưu
chứ không phải ông Lưu là người vu cáo. Chỉ khi Phạm Xuân Nguyên là người
chống chế độ thì mới đúng theo cách nhìn ngược lại mà thôi.
Điều thứ hai, Phạm Xuân Nguyên dùng vụ “luận án Nhã Thuyên”
để chứng minh ông Lưu là “chỉ điểm”.
Nguyên giải thích: “Đó là kiểu phê bình cốt điểm mặt chỉ
tên những người bị coi là sai trái, sai lầm, lệch lạc, phản động theo một
cách đọc văn bản sáng tác và văn bản phê bình thiên về chính trị, quy về
chính trị”.
Trong luật pháp, thấy tội mà không tố cáo cũng là phạm tội. Trang
đầu blog của tôi cũng để ảnh Einstein với câu nói của ông: “The world will
not be destroyed by those who do evil, but by those who watch them without
doing anything” (Thế giới sẽ không bị phá hủy bởi những kẻ làm điều ác, nhưng
bởi những người thấy chúng mà không hành động gì cả”. Vì vậy nếu ông Lưu cũng
như bất kỳ ai “điểm mặt chỉ tên” đúng đều là những người có trách
nhiệm với xã hội, có nhân cách đáng quý trọng. Còn ông Lưu sai thì Nguyên và
những người bị ông Lưu “chỉ điểm” hoàn toàn có thể kiện ông Lưu.
Nguyên và những đối tượng thấy sai mà không kiện thì là những thằng hèn, còn
không kiện được mà phát biểu hùng hổ như Nguyên thì là một thằng lưu manh.
Nguyên lập luận tiếp một cách lăng nhăng như thế này: “Các
văn bản sáng tác được viết theo cấu trúc nghệ thuật. Các văn bản phê bình
được viết theo cấu trúc khoa học. Đọc chúng đúng nghĩa để nhận xét, đánh giá,
phản biện là phải đọc theo quy tắc nội tại của văn bản, đọc có lý thuyết và
phương pháp, đọc trong hệ thống liên kết văn bản, không thể hồ đồ suy diễn,
diễn dịch theo lối áp đặt từ một động cơ, ý muốn ngoài văn học, ngoài khoa
học”.
Phê bình một tác phẩm là phân tích hình thức và nội dung một
tác phẩm. Hình thức cũ, mới, đạt hiệu quả thẩm mỹ thế nào? Nội dung sống
động, phong phú, đúng sai, tốt xấu, cao thấp, nông sâu thế nào? Chỉ thế thôi!
Còn đọc mà không hiểu gì như Nguyên thì là một thằng ngu. Như ông bạn rất nổi
tiếng của tôi từng nói về Nguyên: “Đéo hiểu con cặc gì về thơ” vậy!
Còn chuyện Nguyên mang cái khái niệm đọc “vỡ chữ” của
bà Nguyễn Thị Minh Thái ra chê ông Lưu cũng là vu cáo. Ý của bà Thái
cũng chẳng lạ gì. Văn chương hiện đại, nhất là thơ hiện đại giàu tính ký
hiệu, tiềm ẩn nhiều lớp nghĩa trong cái vỏ chữ. Như bài thơ có mấy câu của
tôi mà Nguyễn Quang Thiều sau khi đăng trên Văn Nghệ từng gọi điện thoại bảo
“Bài này ông hay hơn Chế Lan Viên rồi”:
NHỮNG CÁI XÁC
Những cánh hoa sặc sỡ
Nằm sõng soài trên thảm cỏ biếc
Con ba tuổi ngây thơ
Say sưa cóp nhặt.
Tôi tin là với bài này, Phạm Xuân Nguyên sẽ đọc không “vỡ
chữ”, sẽ cho Thiều tâng bốc tôi, còn tôi thì khùng, hoang tưởng, tin lời
Thiều.
Với tôi Chế Lan Viên tôi coi như cha mình, tôi cũng quan niệm
những tuyệt tác cũng như hoa hồng, hoa lan; như thịt, cá; nói cái nào đẹp
hơn, cái nào giá trị hơn thì thật khó nói. Khi Thiều khen thì tôi cũng vui,
nhưng tôi nể Thiều quá thông minh nhiều hơn.
Còn Phạm Xuân Nguyên trong vụ Nhã Thuyên không phân biệt được
cái bẩn thỉu, cái thô tục, sự báng bổ lãnh tụ, sự quấy rối, sự chống đối, sự
làm loạn,… trong thơ Mở miệng; và không thấy Nhã Thuyên sai như ông Lưu đã
chỉ ra, coi loại thơ đó là “tài tình và hấp dẫn đến thế” trong khi đã
thấy rất rõ nó “đầy sức mạnh lật đổ”,… thì Nguyên đã lấy cách đọc mù
chữ của mình để chê cách đọc mà Nguyên cho là chưa “vỡ chữ” của
ông Lưu!
Nguyên tiếp: “Từ đó, phê bình chỉ điểm là kiểu phê bình dựng
chuyện, lập hồ sơ giả, dựng hiện trường giả. Tác phẩm văn học bị lấy làm cái
cớ để vu cho người viết những điều không có, ép cho họ những ý nghĩ, tư tưởng
không thật, và thế là biến một cuốn sách, một tác giả thành ra một vụ việc
mang tính hình sự, nặng hơn nữa thì coi đó là vụ án mà kẻ kết án chính là kẻ
viết phê bình như thế. Những tác giả của kiểu phê bình này tự cho mình và coi
mình có quyền nắm chân lý, ở vai quan tòa, và lớn tiếng dùng giọng văn buộc
tội để nói về người và việc văn học. Theo dấu chỉ điểm này, người ta sẽ xử lý”.
Điều này thì ông Lưu có thể kiện Nguyên ra tòa vì tội vu cáo
bởi ông Lưu viết có sách mách có chứng. Ngược lại, tôi thấy ‘thi pháp” phê
bình của Phạm Xuân Nguyên là lối viết điêu toa, ác độc, không chứng cớ. Khi
quy kết Nhã Thuyên ông Lưu đều trưng ra chứng cớ cụ thể, Nguyên hoàn toàn
không đếm xỉa đến để phản bác mà chỉ nói văng mạng mà thôi.
Tóm lại, Phạm Xuân Nguyên là thằng cơ hội, một loại ung nhọt
của thể chế, một hậu quả của lỗi hệ thống; một điển hình về loại tôi cao, trí
thấp, tâm tối. Còn nhiều điều để viết, nhưng thấy như thế cũng đủ, tôi không
muốn làm độc giả mệt thêm nữa. Chỉ buồn là sao lại có tình trạng “rắn rết
nghênh ngang phun nọc trên diễn đàn” như vậy. Phải chăng vì tính cả nể,
xuề xòa, dĩ hòa vi quý hay vì cái gì khác? Nếu nói người có trách nhiệm về
hành động và nhân cách của Phạm Xuân Nguyên thì chính là Ban lãnh đạo Viện
Văn Học, nơi Nguyên là trưởng phòng; và ông Bí thư Thành Ủy Hà Nội là ông
Phạm Quang Nghị, nơi Nguyên là Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội.
5-8-2013
|