Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

NGOẠI CẢM, KHOA HỌC VÀ TRIẾT HỌC



ĐÔNG LA
NGOẠI CẢM, KHOA HỌC VÀ TRIẾT HỌC

Để các bạn khỏi nóng ruột, tôi hé ra trước một chút cái bài “hay nhất” mà tôi sẽ viết về những nét tương đương và các mối liên quan giữa khả năng ngoại cảm với vật lý hiện đại và duy vật biện chứng.
Trong nghiên cứu khoa học có điều thú vị là, các nhà bác học thấy quy luật tự nhiên thường rất ương bướng không như người ta nghĩ. Có những kết quả vượt ra ngoài sức tưởng tượng và có khi còn ngược cả với dự tính của người sáng tạo ra nó, buộc người ta phải nghĩ khác đi. Như trường hợp Dirac chẳng hạn. Khi ông “đột nhiên viết ra một phương trình đẹp và lạ đến sửng sốt” mô tả các đặc trưng của electron (điện tử), nhưng theo Heisenberg, Dirac đã sai vì ngoài kết quả electron theo lẽ thường mang điện âm, phương trình Dirac còn cho ra cả một kết quả nghịch thường: electron mang điện dương! Nhưng rồi thực tiễn đã trả lời, chính Heisenberg sai chứ không phải Dirac. Đúng như triết học Mác, quy luật khoa học là khách quan, nó không phụ thuộc vào việc các nhà khoa học nghĩ thế nào, việc “tính ra” electron dương cũng khách quan, nó đã phá vỡ giới hạn nhận thức của loài người và, chính phát minh vĩ đại về phản vật chất đã ra đời từ đó!
Chuyện các nhà ngoại cảm ở VN hôm nay chứng thực thế giới linh hồn cũng như vậy. Thế giới ấy nó hiện hữu như hàng vạn chứng cớ mà các nhà ngoại cảm là chứng nhân, nhiều cái được khoa học xác định gián tiếp bằng giám định ADN. Nó hiện hữu một cách duy vật, khách quan, không tùy thuộc một cách “duy tâm chủ quan” theo ý các “nhà khoa học” mà nhận thức bị giam trong vũng chân trâu tri thức của họ. Còn ý của những loại ăn theo, nói leo, láo toét phán bừa thì không chấp làm gì!
ĐÔNG LA
2-11-2013

TẠI SAO TÔI SAY MÊ NGOẠI CẢM?


Có người hỏi tôi sao say mê ngoại cảm thế? Vì tôi đã học hàng ngàn trang, xem hàng trăm video, tôi tin, và thấy có nhiều cái đồng dạng (đồng dạng thôi, o trùng khớp hoàn toàn) với vật lý hiện đại, với đạo Phật, thấy ngoại cảm VN mở ra một chân trời nhận thức mới, mà khoa học hiện đại còn mù tịt. Hiểu được phần nào thế giới vô hình người ta sẽ có cách sống khác đi, không tranh đoạt điên loạn như thời đại thực dụng hôm nay. Rồi thư thái tôi sẽ viết một bài về mối liên quan giữa ngoại cảm với vật lý hiện đại, Đạo Phật, triết học duy vật biện chứng; và có lẽ sẽ là bài cao nhất, sâu nhất, khó viết nhất, và như thế sẽ là hay nhất. Vì vậy phải từ từ.
2-11-2013

ĐỐI THOẠI VỚI TIẾN SĨ SỬ HỌC

 

An Khe: Dong La qua "mau me" voi chuyen nay lam gi nhi, hinh nhu co phan hieu thang thi dung hon la vi chan ly khoa hoc, vi anh chang co ca co so thuc tien lan khoa hoc de phan bac lan ung ho. Tot hon la anh nen quay ve voi nhung gi thuc su lam nguoi ta tin yeu, dung dan sau vao cuoc phieu luu nay hon nua.

ĐÔNG LA: Hình như Hạnh không còn đọc được chữ nên không hiểu và không tin những chứng cớ. Nhận thức của Hạnh bị nhốt trong sự chủ quan hạn hẹp của mình. Nhận thức của tôi luôn dựa trên thực tế cuộc sống và tri thức của tôi. Tôi viết hoàn toàn khách quan không vì cái gì hết. Hạnh nói tôi “hieu thang” thì không hiểu một tí ti nào cả. Tôi viết bao thứ lớn lao không lẽ giờ đi tranh thắng thua với con bé Uyên “mắt chớp chớp” à? Nếu Hạnh ủng hộ những sự ác thì chính Hạnh cũng ác đó. Thật buồn cho Hạnh. Thôi nghĩ gì thì cứ giữ đi, góp ý cho tôi sẽ “công toi” thôi! Còn tôi, nếu biết và hiểu tất cả thực tế và chứng cớ về ngoại cảm mà vẫn còn không tin thì không phải ngu như bò mà ngu như lợn!
2-11-2013