LÊ QUANG TRUNG
CÒN CÓ NHIỀU SAI TRÁI
VÀ
THIẾU TRUNG THỰC
KHI NÓI VÀ VIẾT VỀ TRIẾT
HỌC MÁC
Kỳ 2: Đúng ít sai nhiều
Hôm nay tôi xin giới thiệu bài viết thứ
2 rất thú vị của Lê Quang Trung về GS Trần Phương. Trước hết xin nhớ lại chuyện
có liên quan là câu chuyện giá-lương-tiền từng khiến ông cựu Phó Thủ tướng,
GS Trần Phương “nổi ranh” với câu vè: “Trần Phương, Trọng Truyến, Trần
Quỳnh/Còn ba người đó dân mình đói to”.
Tôi
đã cho vụ giá- lương- tiền chính là một chỉ dấu đánh giá năng lực lãnh đạo của
PTT Trần Phương. Ông đã đưa ra cách giải quyết bằng một logic thô sơ, không hiểu
và vận dụng đúng cơ sở lý luận của Học thuyết Mác, không lường hết những phát
sinh trong thực tiễn, nên đã thất bại. Triết học Mác cho: “Vật chất quyết định ý thức”; “Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội”.
Mà “tồn tại xã hội” của nước ta thời
đó chính là chúng ta là một đất nước mới thoát khỏi cuộc chiến tàn khốc, “chiến
lợi phẩm” là Sài Gòn và các đô thị miền Nam “ăn trắng mặc trơn” ăn theo cuộc
chiến, cả hai miền đột ngột mất viện trợ, trình độ sản xuất kém, trình độ tổ
chức sản xuất kém, lại chiến tranh biên giới hai đầu đất nước. Theo ông Trần
Xuân Giá:
“Bước sang năm 1980 ở ngoài nước có một sự kiện tác
động rất mạnh đến nền kinh tế nước ta. Đó là khối SEV (Hội đồng tương trợ kinh
tế của các nước xã hội chủ nghĩa) thay đổi nguyên tắc tính giá các mặt hàng mà
chúng ta nhập khẩu. Nghĩa là từ việc chúng ta nhập khẩu với giá rất thấp nay
phải chuyển sang giá mua bán thông thường trên thị trường với giá nhập khẩu cao
hơn trước rất nhiều. Việc thay đổi này làm chúng ta mất khoảng 1 tỷ rúp chuyển
nhượng mỗi năm (tương đương khoảng 1,6 đến 1,7 tỷ USD). Từ chỗ làm không đủ ăn,
ngân sách thu không đủ chi, một phần phải vay cho tiêu dùng trong điều kiện giá
nhập khẩu tăng lên tiếp tục là một sức ép cho một nền kinh tế vốn đang rất ốm
yếu”.
Vì
vậy cái chính là phải lập lại hòa bình, mở cửa để xuất cái ta làm được, mua cái
ta không làm được, tổ chức lại toàn diện các khâu của cả nền kinh tế, để có
hàng rồi mới tính ra tiền, ra lương. Chủ nghĩa Mác là thế, duy vật là thế. Còn
ông PTT Trần Phương, cũng theo Trần Xuân Giá, đã làm thế này:
“Ban đầu kế hoạch tăng lương là 20% nhưng các bộ và
tỉnh cho rằng mức đó là quá ít. Chính phủ chấp nhận tăng lương 100%. Trong khi
đó, mức giá mới được Chính phủ quyết định đã rút xuống còn khoảng 70% so với kế
hoạch ban đầu. Kết quả là chi ngân sách cho tiền lương tăng vọt nhưng thu ngân
sách lại không tăng bao nhiêu do giá vật tư không tăng bằng mức như dự kiến. Để
cứu ngân sách, tiền được phát hành hơn rất nhiều so với kế hoạch làm cho vật
giá tăng mạnh (riêng với nông sản, năm 1986 tăng 2000% so với năm 1976) và lạm
phát bùng nổ (đỉnh điểm năm 1986 lên đến 774%), làm kiệt quệ kinh tế. không phù
hợp với tình hình thực tế nên khi triển khai nghị quyết vào cuộc sống đã phạm
sai lầm nghiêm trọng”.
Như
vậy nghĩa là ông GS chẳng hiểu gì Mác cả, cách làm của ông thực chất là duy
tâm! Vậy mà ông hùng hổ cho Mác sai thì chán thật!
Xin
giới thiệu bài thứ 2 của Lê Quang Trung chỉ ra cụ thể ông PTT, GS Trần Phương
hiểu sai Mác như thế nào.
ĐÔNG LA
Ở kì 1 của loạt bài viết này, tôi đã chỉ ra
những nhận định chủ quan cũng như những điểm sai cơ bản trong tư tưởng
của Giáo sư Trần Phương khi nói về Chủ nghĩa Xã hội (CNXH). Ở kỳ 2 này
chúng ta sẽ tiếp tục phân tích các sai lầm của ông và đưa ra những ví dụ thực
tế.
Theo giáo sư Trần Phương:
“Cái điều mà ông Mác nói về CNXH là chế độ công hữu
chiếm địa vị thống trị. Còn ông, thu hẹp cái sở hữu tư nhân đi đến xóa bỏ sở
hữu tư nhân, rồi thị trường tự do. Ông làm lộn ngược rồi. Thế bây giờ cái CNXH
của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng
ta bịp người khác!
Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái CNXH mà chúng
ta sẽ đi là cái CNXH gì đây? Có nhiều người bảo rằng thôi thì ta cứ đành lấy
khẩu hiệu là “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, đó là
CNXH. Tôi xin lỗi ông. Đấy không phải CNXH.
Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôi hỏi anh: anh
đã bằng thằng Thụy Điển và thằng Na Uy chưa? Nó không xã hội dân chủ, cũng công
bằng mà công bằng hơn ông, mà văn minh thì tất nhiên là hơn ông rồi. Thế thì
cái CNXH mà anh bảo rằng là lấy cái khẩu hiệu “dân giàu, nước mạnh” mấy cái câu
đó mà thay thế cho CNXH, đấy là CNXH của tớ đấy! Tôi nghĩ không đúng. Ông bịp
thiên hạ với cái chữ CNXH của ông!”
Từ đoạn trích dẫn trên, theo giáo sư Trần Phương có 2
điều về CNXH:
- Thứ nhất, CNXH
phải là công hữu và xóa bỏ sở hữu tư nhân và thị trường tự do.
- Thứ hai, CNXH
không phải là dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh.
***
Ở điều phê phán thứ 1 của giáo sư Trần Phương,
như tôi đã phân tích ở kỳ trước: CNXH không hề xóa bỏ sở hữu tư nhân mà
chính Chủ nghĩa Tư bản (CNTB) với nền tảng tư hữu tư sản mới xóa bỏ sở hữu tư
nhân. Nếu nhìn vào lịch sử Việt Nam thời kỳ trước giải phóng thì
80% đất đai nằm trong tay giai cấp địa chủ và tư sản mại bản. Còn ở nước Anh
thời kỳ thế kỷ XVI-XVII, khi giai cấp tư sản bắt đầu thắng thế thì nông dân bị chủ
đuổi ra khỏi mảnh đất của mình và trở thành tá điền làm thuê, thợ thủ công
không thể cạnh tranh được với công trường công nghiệp và bị phá sản phải đi làm
thuê. Chúng ta đều biết nông dân, thợ thủ công đều là những người có sở hữu tư
nhân, họ tự sở hữu những tư liệu sản xuất (TLSX) của chính họ như đất đai, công
cụ lao động, nhưng sau đó phá sản và phải đi làm thuê. Vậy lịch sử đã chứng
minh rằng CNTB đang xóa bỏ sở hữu tư nhân chứ không phải CNXH.
Hơn nữa, nếu theo dõi các số liệu trên IMF, WB hay ILO ta đều thấy rằng thành
phần kinh tế nhỏ lẻ như hộ gia đình, tiểu thương ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ
trong GDP cũng như lực lượng lao động. Vậy rõ ràng số liệu thống kê càng cho
thấy Marx đã đúng: sở hữu tư nhân đang ngày càng bị thu hẹp dần bởi tư hữu tư
sản. Khi nghiên cứu các vấn đề kinh tế, Marx chỉ ra rằng phải chú trọng đến
nghiên cứu lịch sử kinh tế và số liệu thống kê, cả hai bằng chứng trên đều
chứng minh Marx đúng. Nhưng Giáo sư Trần Phương bảo Marx sai: vậy Chủ tịch Hiệp
hội Kinh tế Việt Nam
hình như đã quên mất việc nghiên cứu lịch sử kinh tế và số liệu thống kê chăng?
***
Ở điều thứ hai, CNXH không phải là dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh. Cái này có vẻ như giáo sư Trần
Phương phê phán Marx khá “đúng”. Đặt vấn đề đầu tiên khi
nghiên cứu các vấn đề xã hội của Marx và Engels đó là hai ông muốn tìm hiểu vì
sao xã hội lại có sự phân chia giai cấp, có sự phân biệt giàu nghèo. Bản thân
Engels cũng đã mất một thời gian dài để sống trong các khu nhà ở của công nhân
Anh và viết cuốn sách “Tình cảnh giai cấp lao động công nhân Anh”.
Cuốn sách đã phản ánh đúng hiện thực khổ đau của giai cấp công nhân thời bấy
giờ. Còn Karl Marx trong tư bản luận đã mô tả những công xưởng ở Manchester với
việc người lao động làm việc từ 16-18 giờ một ngày mà chỉ nhận đồng lương đủ
sống, công nhân nam nữ ở chung với nhau trong một môi trường chật hẹp, thiếu
không khí, trẻ em phải đi lao động tại công xưởng 8-9 giờ mỗi ngày khi chúng
mới khoảng 9-10 tuổi. Hiện thực lao động trẻ em có thể thấy rõ ràng trong cuốn
sách “Oliver Twitch” của Charler Dicken. Từ đó Marx và Engels chỉ ra
những áp bức bất công trong xã hội và mong muốn có một xã hội bình đẳng hơn,
mọi người sống sung túc hơn, giàu sang hơn. Hai ông là những người đi đầu trong
đấu tranh ngày làm việc 8 giờ, không sử dụng lao động trẻ em. Vậy đó không phải
là dân giàu thì là gì? Nên nhớ nước giàu mà dân không giàu thì cũng vứt đi.
Sinh viên vỡ lòng chỉ học Marx Lenin qua giáo trình cũng biết tư tưởng của ông
trước tiên xuất phát từ việc muốn người nghèo có cơm ăn, người lao động không
bị bóc lột. Vậy dân giàu là đây, chứ ở đâu xa vời. Về vấn đề “nước mạnh”, đúng
là Karl Marx không đề cập đến nước mạnh vì trong tư tưởng của ông viết trong
cuốn Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản thì vô sản thế giới đều là anh em, đều cùng một
nhà. Ông mang tư tưởng thế giới đại đồng, mọi người đều bình đẳng, không có sự
phân biệt quốc gia này, quốc gia khác để có chiến tranh lẫn nhau. Chưa cần xét
đúng hay sai thì tư tưởng đó vượt xa cái gọi là nước mạnh rồi, nó cao hơn
nhiều, đó là nhân loại, thế giới loài người đều là vững mạnh. Còn xã hội dân
chủ, công bằng văn minh: ông Trần Phương lấy ví dụ, Thụy Điển Na Uy ra và bảo
rằng đó mới là dân chủ, công bằng, văn minh, còn CNXH không có. Vậy chúng ta
hãy xem một số điều Marx viết trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản thì cái này không
gọi là dân chủ, công bằng văn minh thì gọi là cái gì nhé:
“2. Áp dụng thuế lũy tiến cao.
9. Kết hợp nông nghiệp với công nghiệp, thi hành những
biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.
10. Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả
các trẻ em. Xóa bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các công xưởng như hiện nay.
Kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất, v.v…”
Trên
đây là 3 điều trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản và 3 điều này ở Thụy Điển, Na Uy
hay một số nước khác đang áp dụng không điều này thì cũng điều khác. Vậy là dân
chủ, công bằng, văn minh hay không?
***
Trong phần 2: “Chủ nghĩa Xã hội đã thất bại. Chủ nghĩa
Cộng sản là ảo tưởng”, ông nói:
“Tôi thì nói thật là tất cả những điều tôi nói, là để
muốn nói rằng ông đưa ra một cái cương lĩnh, cương lĩnh tức là cái đảng này nó
phải tiến lên tới đâu, nó đi theo con đường nào? Thế nhưng mà cương lĩnh của
ông đó, ông nói chủ nghĩa Mác – Lenin, thì chủ nghĩa Mác – Lenin, tôi đồng ý
với anh Tiến (Đào Công Tiến), có điều đúng và có điều sai rồi. Nhất là những dự
đoán của Mác và Lenin nữa về cái gọi là CNXH sai rồi, mà rõ ràng là thực thi 70
năm đã thất bại rồi!
Thất bại thì rõ ràng rồi, ông nói là chế độ công
hữu thì chế độ công hữu làm mất động lực của xã hội, ông phải trở lại chế độ tư
hữu đấy. Ông nói là chuyên chính vô sản thì ông phải trở lại chế độ dân chủ
đấy. Ông nói là phải kế hoạch hóa tập trung cuối cùng ông phải trở lại kinh tế
thị trường đấy. Rõ ràng là một sự thất bại rõ ràng rồi. Thế bây giờ ông nói cái
gì đây? Cho nên là ông nói chủ nghĩa Mác – Lenin là nền tảng tư tưởng của đảng
ta, thì tôi không hiểu các vị xác định là nền tảng tư tưởng, cái gì là nền tảng,
còn cái gì không là nền tảng chứ?
Tôi nói ngay như là cái dự đoán của ông
Mác về Chủ nghĩa Cộng sản thôi, tôi nghĩ là có thể 100 năm trước đây thì ông
nghĩ thế có thể được, có thể được, nhưng bây giờ thì ông không thể nghĩ thế
được rồi. Bây giờ cả cái trái đất nó mới có sáu tỷ rưỡi người mà đến nước sạch
cũng thiếu rồi đây này, chứ ông đừng nói đến năng lượng nữa, nước sạch cũng
thiếu rồi đây này. Thế làm sao mà ông sống, Chủ nghĩa Cộng sản theo kiểu như mô
tả là ‘làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu’ được? Bất lực hoàn toàn. Cho nên
ngay cái Chủ nghĩa Cộng sản cũng trở thành ảo tưởng. Bây giờ không thể nghĩ đến
đấy được.”
Tóm lược 3 đoạn trích trên thì ta thấy giáo sư Trần
Phương có những nhận định sau về CNXH và CNCS:
- Thứ nhất,
CNXH là kế hoạch hóa tập trung rồi phải quay lại kinh tế thị trường.
- Thứ hai,
Nước sạch còn thiếu thì làm gì có làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
Tôi sẽ phân tích hai ý sau:
CNXH là kế hoạch hóa tập trung. Hình như giáo sư Trần
Phương không biết rằng Marx là một nhà triết học duy vật biện chứng, theo Marx
mọi thứ đều phải vận động theo quy luật và con người ta chỉ nhận thức quy luật
để biết vận hành cho đúng chứ không phải làm chủ tự nhiên và và làm chủ các quy
luật. Điều này trong Tư Bản luận Marx cũng khẳng định không ai quyết định thị
trường mà chính thị trường tự vận động theo quy luật của nó. Còn nếu ta cho
rằng ta quyết định thị trường thì Marx sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan,
nhưng rất tiếc ông là duy vật biện chứng, vậy một nhà duy vật biện chứng lại có
thể đặt ra cái thuyết kinh tế kế hoạch hóa tập trung được hay sao. Rõ ràng điều
này là sai so với chính Marx. Nếu Marx như ông Trần Phương nói như vậy thì khác
nào Marx tự vả vào mặt mình, vả vào cái chủ nghĩa duy vật biện chứng mà ông viết.
Rất tiếc một trong những tác giả của kinh tế kế hoạch tập trung thời Marx lại
là Lassalle và ông này bị Marx phê phán kịch liệt khi cho rằng trong CNCS giai
đoạn đầu sẽ là sản xuất mà không cần trao đổi hàng hóa. Giáo sư Trần Phương lại
tiếp tục gán cho Marx cái mà ông ta đang phủ định. Chính Engels đã chỉ ra rằng
thời xưa, rất nhiều người tìm cách bịa đặt học thuyết của Marx rồi tự phê phán
cái bịa đặt để bôi xấu ông và tự tôn vinh mình lên thành bác học, thành thiên
tài.
Thứ hai, trong “Tư Bản Luận” và “Phê
phán cương lĩnh Gotha”, Marx cực lực phê phán sự khai thác tài nguyên quá
độ của CNTB, điều này dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và phá hoại môi trường. Cái
thiếu nước sạch hiện nay cũng một phần là do sư phá hoại môi trường của rất
nhiều tập đoàn, công ty lớn. Và một điều nữa chắc Giáo sư Trần Phương không
biết đó là câu: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” là của nhà xã hội học
Blance viết trong cuốn “Phân công lao động xã hội”. Trong phê phán
Cương Lĩnh Ghotha, Marx sử dụng lại câu này để phê phán những ảo tưởng của
Lassalle về CNCS theo cách hiểu của Lassalle viết trong “Cương lĩnh Đảng
Công nhân Đức”. Nếu không đọc kỹ rất nhiều người cứ tưởng Marx là tác giả
của câu nói đó và ông đang mô tả về chính CNCS là như thế. Thực chất không
phải. Cái nhu cầu Marx nói đến là khác, không phải nhu cầu từ lòng tham con
người mà là nhu cầu dựa trên sự phát triển của LLSX (điều này tôi sẽ phân tích
kỹ hơn ở kỳ tiếp theo).
***
Bài hôm nay đã dài, tôi xin dừng lại tại đây, có gì sẽ
phân tích tiếp ở kỳ sau rõ hơn và sẽ có nhiều ví dụ thực tế hơn cũng như dẫn
chứng hơn.
Mặc dù biết khi học Phật là
không nói lỗi của người, là tự sửa lỗi bản thân, nên hôm nay khi viết bài này,
tự cảm thấy mình cũng đã có lỗi, lỗi rất lớn đó là mình vẫn còn kiêu căng, mình
vẫn còn thích nêu lỗi của người khác. Nhưng tự trong tâm, cảm thấy vẫn cần phải
nói ra sự thật, mình quả thật không muốn mọi người nhìn thấy Chủ nghĩa Marx
Lenin bị những lời nói dối, làm vấy bẩn, làm sai đi bản chất của nó.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Lê Quang Trung