Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

GS NGUYỄN LÂN DŨNG KHÔNG TIN ĐẠO PHẬT


ĐÔNG LA

GS NGUYỄN LÂN DŨNG KHÔNG TIN ĐẠO PHẬT



Hôm nay xem VTV1 thấy ông GS Nguyễn Lân Dũng, khi trả lời BTV chương trình đọc sách, nói rằng vì ông là một nhà khoa học nên ông cho rằng: “Chết là hết” và “không có luật nhân quả”.

“Luật nhân quả” là tư tưởng trung tâm của Đạo Phật, nói vậy nghĩa là ông GS không tin Đạo Phật. Có điều có một nhà khoa học vĩ đại hơn cả tỉ tỉ lần ông GS là Einstein lại đánh giá Đạo Phật có giá trị khoa học rất cao.


Vừa rồi cũng thấy VTV thông báo cô Thu Uyên được giải đặc biệt trong Liên hoan Truyền hình về chuyện ngoại cảm. Trước khi được giải, lẽ ra VTV và cô Thu Uyên phải trả lời chuyện cô trên VTV1 từng vu cáo hai nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng và Vũ Thị Hòa là “lừa đảo”. (Nghĩa là cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Quốc phòng cũng sẽ là đồng phạm của Phan Thị Bích Hằng).

Nghe nói nhà nước cũng đã có những quy định và có những phát ngôn của những người có chức trách là “không được tin các nhà ngoại cảm”. Nhưng điều này mâu thuẫn với thực tế vì đã có hàng chục vạn hài cốt LS được tìm với sự chỉ dẫn của các nhà ngoại cảm, trong đó có các nhà cách mạng, và đặc biệt, có cả hai Tổng bí thư là Trần Phú và Hà Huy Tập. Có những cuộc tìm kiếm được các cơ quan chức năng tổ chức như một đề tài nghiên cứu và kết quả được các cơ quan khoa học giám định chính xác, kể cả việc xác định ADN.

Một thời ấu trĩ chúng ta từng cho tất cả tôn giáo, tín ngưỡng là mê tín. Ngọc phả Thành Hoàng làng tôi có ghi chuyện cụ Thành Hoàng là Hoàng Trân, một bộ tướng từng theo Hưng Đạo Vương chống giặc Nguyên tại Vạn Kiếp, đã xây chùa làng Đông La quê tôi. Bản Ngọc phả mà chính tôi đã nhờ Nhà văn Hoài Anh dịch, có ghi: “Khi Lê Lợi dấy binh đánh quân Minh, xưng vương ở Lam Sơn, sai tướng Nguyễn Xí đến hành lễ cầu đảo đại vương, đều có linh ứng. Khi Thái Tổ lên ngôi liền phong tặng mỹ tự Khoát đạt Hồ quốc an dân thượng đẳng phúc thần, sai quân về tế, cho trùng tu miếu điện ở Đông La, để thờ phụng, lưu truyền muôn đời, cùng trời đất trường tồn. Vậy mà ngôi chùa linh thiêng ngài đã cho xây đó đã bị phá gần hết. Sau nhiều năm thì dân làng chứng kiến những ai “góp sức” phá chùa đều gặp nạn. Vì thế những ai mang đồ ở chùa về nhà dùng đều khiếp vía phải mang trả lại hết!

Một lần Nhà Ngoại cảm Vũ Thị Hòa gọi để cảm ơn chuyện tôi viết về ngoại cảm đã nói về những người phỉ báng ngoại cảm: “Họ đã đạp lên gai mà không biết đó anh ạ”!

Nhân dịp GS Nguyễn Lân Dũng không tin Đạo Phật, xin trích lại đoạn trong bài tôi viết về Đạo Phật: 



Cuối cùng, tôi muốn viết thêm đôi điều về mối tương đồng giữa đạo Phật và khoa học. Ở thời hiện đại này, khi nghiên cứu về Đạo Phật người ta đã nhận ra một điều kỳ diệu là, đạo Phật không chỉ là những bài học luân lý, những triết lý nhân sinh, mà còn là phương thức nhận thức về bản thân con người và thế giới, tức có ý nghĩa y học và khoa học. Đức Thích Ca sau khi tu khổ hạnh sáu năm thất bại, chính bằng Thiền định, chứng được tứ thiền, chứng lục thông, giải thoát, giác ngộ đắc đạo thành Phật không phải là truyện thần thoại mà là hiện thực, và có phương thức tu luyện. Những năng lực siêu nhiên như Thiên nhãn thông (nhìn qua khoảng cách, chướng ngại); Thiên Nhĩ Thông (nghe được mọi âm thanh); Tha Tâm Thông (biết được suy nghĩ của người khác); Túc mạng thông (nhìn thấy kiếp quá khứ của mình và người khác) v.v…  không chỉ riêng Đức Phật có được, mà cùng thời, tôn giả Mục-kiền-liên, đệ tử hàng đầu của Phật, cũng là bậc thần thông đệ nhất. Theo chuyện Ngạ quỷ, một hôm Đại Đức Mục Kiền Liên vừa mới đắc được "Lục thông"… và do nhờ nhãn thông mà thấy được các thứ ngạ quỉ… đến đảnh lễ Đức Thế Tôn và bạch qua câu chuyện vừa thấy … Đức Thế Tôn nói rằng:

- Nầy các thầy Tỳ khưu. Các thứ ngạ quỉ nầy, Như Lai từng thấy nhiều lần, nhưng không muốn đem ra nói cho ai, vì không bằng cớ là không người thứ nhì cũng biết. … trước kia Như Lai không nói ra, vì nếu Như Lai nói ra có nhiều người không tin cho rằng Đức Thế Tôn là một vị pháp vương, muốn nói sao thì nói, không ai hiểu biết được…Nầy các thầy Tỳ khưu, các thứ ngạ quỉ nầy xưa kia là những người trong xứ Ma Kiệt Đà đã làm những điều tội ác vậy"…

Không chỉ Tôn giả Mục Kiều Liên, nhiều thiền sư, đạo sĩ dày công tu luyện cũng đã thành tựu những khả năng siêu nhiên như vậy, và ngay thời hiện đại này, do nhiều cơ duyên khác nhau, đặc biệt do những biến cố đặc biệt như tai nạn hoặc bệnh tật, một số giác quan của một số người phàm cũng được khai mở, tạo nên những khả năng đặc biệt trong việc tìm mộ và trong các hiện tượng tâm linh khác. Chính hiện tượng này đã mở ra nhiều chân trời mới của nhận thức thực tại, thách thức cả nền khoa học hiện đại.

  Tất cả các giáo lý của đạo Phật được xây dựng trên nền tảng thực chứng của đức Phật, của các vị tu hành đắc đạo bằng con đường Thiền định, cũng có cơ sở khoa học.

Những thí nghiệm khoa học về Yoga cho thấy chỉ cần ngồi tư thế kiết già (thế hoa sen), dù không cố gắng nhập định, vẫn có một sự thay đổi ở sóng não từ nhịp Beta khoảng 20 chu kỳ mỗi giây xuống nhịp Alpha khoảng 8 chu kỳ mỗi giây. Nhịp Alpha là tình trạng sóng não của một người trầm tĩnh và minh mẫn, nghĩa là tự thân tư thế kiết già đã có công năng làm êm dịu thần kinh chưa kể đến những tác dụng khác của việc ngồi thiền.

Kết quả trên cũng phù hợp với những lý luận của y học cổ truyền khi ở thế kiết già, xương mác ở cẳng chân trái đã tạo một sức ép khá mạnh lên đúng vị trí huyệt Tam âm giao ở chân phải, là huyệt giao hội của 3 đường kinh âm: Tỳ, Can và Thận nên tác động kích thích này sẽ có tác dụng "thông khí trệ", "sơ tiết vùng hạ tiêu" và điều chỉnh những rối loạn nếu có ở những kinh và tạng có liên quan, đặc biệt là tác dụng "Dưỡng âm kiện Tỳ" và "Sơ Can ích Thận" mà các thầy thuốc châm cứu đều biết khi tác động vào huyệt này. Như vậy, trong suốt thời gian ngồi kiết già, huyệt Tam âm giao sẽ được kích thích liên tục. (Theo Lương y VÕ HÀ).

Như vậy các vị thiền sư và võ sư, qua quá trình tu luyện công phu bằng thiền định và khí công, đã diễn ra một quá trình biến đổi từ tâm lý đến sinh lý, đã làm khởi phát những tiềm ẩn của cơ thể, tạo nên những năng lực siêu phàm.

Chính bằng năng lực siêu phàm ấy, cách nay hơn hai thiên kỷ rưỡi, Đức Phật đã thấy những điều mà nhiều nhà khoa học, với trí tuệ xuất chúng và những phương tiện nghiên cứu tối tân nhất, mới thấy lại. Albert Einstein, nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đã nói: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng" (Science without religion is lame. Reigion without science is blind) , ông đã phát biểu một câu rất nổi tiếng về đạo Phật như sau:

Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu. Nó cần phải vượt trên một Thượng Đế cá nhân và tránh những tín điều và lý thuyết. Tôn giáo ấy sẽ bao quát tất cả phương diện tự nhiên lẫn tinh thần, nó cần phải được đặt trên cơ sở tín ngưỡng cảm thấy và xuất hiện từ kinh nghiệm của mọi sự vật của tự nhiên cũng như tinh thần như một tổng thể đầy ý nghĩa. Phật giáo trả lời được những diễn tả này.  Nếu có bất cứ một tôn giáo nào đó có thể đương đầu được với những nhu cầu của khoa học hiện đại thì nó sẽ là Phật Giáo”.

(The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend personal God and avoid dogma and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious (tín ngưỡng, niềm tin) sense (cảm thấy) arising(xuất hiện, phát sinh) from the experience of all things natural and spiritual as a meaningful unity. Buddhism answers this description(diễn tả). If there is any religion that could cope with modern scientific needs it would be Buddhism).

Einstein còn nói:

PHẬT GIÁO KHÔNG CẦN XÉT LẠI QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH ĐỂ CẬP NHẬT HÓA VỚI NHỮNG KHÁM PHÁ MỚI CỦA KHOA HỌC. PHẬT GIÁO KHÔNG CẦN TỪ BỎ NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH ĐỂ CHẤP NHẬN KHOA HỌC, BỞI VÌ PHẬT GIÁO BAO GỒM KHOA HỌC, ĐỒNG THỜI CŨNG VƯỢT QUA KHOA HỌC”. (Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to  science, becauseit embrances science as well as goes beyond science). (Từ: Collected famous quotes from Albert Einstein. http://rescomp, stanford, edu/~ cheshire/ Einstein quotes.htm”). (Dẫn theo GS. Trần Chung Ngọc, bài  “VÀI NÉT VỀ: PHẬT GIÁO & KHOA HỌC”, Đông La dịch lại).

Trong thực tế các khám phá của khoa học không mâu thuẫn với tư tưởng Phật Giáo, chưa kể có những chỗ các tư tưởng Phật giáo còn đi trước khoa học khá xa. GS Trần Chung Ngọc cũng cho “VÀI THÍ DỤ VỀ TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO ĐÃ ĐI TRƯỚC KHOA HỌC”: 1.Về thế giới vô cùng nhỏ: đức Phật thường khuyên các đệ tử trước khi uống nước hãy niệm chú để phổ độ cho các vi chúng sinh có trong nước vì ngài thấy trong mỗi bát nước có tới 84000 sinh vật nhỏ mà mắt người thường không nhìn thấy. Hơn 21 thế kỷ sau, năm 1595, các khoa học gia đã phát minh ra cái kính hiển vi đầu tiên và mới thấy lại cái nhìn của Đức Phật. 2.  Về Thế Giới Vô Cùng Lớn:  kinh Phật cho thấy thế giới chúng ta đang sống không phải là duy nhất và cũng không phải là trung tâm, vũ trụ còn có rất nhiều thế giới khác, phân thành 3 loại: Tiểu Thiên Thế Giới, Trung Thiên Thế Giới, và Đại Thiên Thế Giới. Quan niệm này hầu như tương hợp hoàn toàn với những kiến thức ngày nay của những nhà thiên văn hay những nhà vật lý thiên thể.  Một Tiểu Thiên Thế Giới có thể so sánh với một thiên hà (galaxy).  Một Trung Thiên Thế Giới có thể so sánh với một chùm thiên hà (galactic cluster), và một Đại Thiên Thế Giới có thể so sánh với cái mà Hannes Alfven gọi là siêu thiên hà (metagalaxy).

Trong khi đó, Kinh Hoa Nghiêm, Bồ Tát Phổ Hiền bảo đại chúng rằng: "Chư Phật tử! Thế giới hải có nhiều hình tướng sai khác, hoặc tròn....hoặc hình như nước xoáy... hoặc hình như hoa ... có vi trần số hình sai khác như vậy”.

Rồi: "Chư Phật tử tất cả các chủng đó hình trạng đều khác nhau: hoặc hình núi Tu Di, hoặc hình sông, hoặc hình xoay chuyển, hoặc hình xoáy nước, hoặc hình trục xe… hoặc hình hoa sen… có vi trần số hình trạng như vậy”.

So sánh với những khám phá của khoa học, Phật giáo đã mô tả vô cùng chính xác. Chính do thiền định Đức Phật và các Đại Bồ Tát đã đạt lục thông, có thiên nhãn, nên đã nhìn thấy và mô tả chính xác về vũ trụ như trên.

Quan niệm nhìn vũ trụ một cách toàn ký (The holographic view of the universe) bắt nguồn từ sự khám phá ra kỹ thuật chụp hình toàn ký (holography), cũng đã khám phá lại một phần của một quan niệm rất quen thuộc trong Phật Giáo: một là tất cả, tất cả là một.

Toàn ký là một kỹ thuật chụp hình bằng ánh sáng giao thoa của hai tia LASER. Hai tia này được tách từ một tia đơn sắc, một tia được chiếu trên vật muốn chụp, dội lại và giao thoa với tia còn lại tạo vân giao thoa tác dụng lên phim ảnh.  Khi ta chiếu qua tấm phim này một tia LASER khác, cái hình nổi của vật được chụp sẽ hiện ra. Nhưng điểm kỳ diệu của kỹ thuật toàn ký là, nếu ta cắt tấm phim làm hai hay nhiều mảnh, thì mỗi mảnh nhỏ vẫn tạo ra nguyên hình của vật được chụp. Trước đó rất lâu, kinh Phật đã ghi:

Đức Phật chỉ cho chúng sanh thấy rõ, các pháp hiện hành trong vũ trụ  như hoa trong gương, như trăng dưới nước.  Tất cả vạn pháp đều từ tâm sanh.  Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải.  Hạt cải có thể chứa vạn pháp.  Tất cả là một, một là tất cả. (Kinh Hoa Nghiêm)”.

24-12-2013