và
một ông chủ tịch tỉnh
Theo BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH
SỰ, Điều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm: “Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án”;
Điều 103. Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố, 1: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố
giác, tin báo về tội phạm do cá nhân…”
Vậy
mà hôm nay, mất gần một ngày, mệt suýt chết, Cựu Chiến binh Cấn Văn Hành mới
đưa được đơn tố cáo ông Chủ tịch Tỉnh Bình Phước đến tận tay nhân viên của Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an!
Pháp
luật nước ta có một rừng văn bản. Tưởng như mọi chuyện vi phạm không sao có thể
thoát được con mắt của luật pháp. Tiếc là nhiều quá lại hóa rối, có khi cái nọ
lại đá cái kia, hoặc có văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật lại làm người
ta dễ mắc sai lầm.
Ông
Nguyễn Văn Trăm, chủ tịch tỉnh Bình Phước, khi giải quyết vụ tố cáo ông Cấn Văn
Hành đã dẫn ra THÔNG TƯ của THANH TRA CHÍNH PHỦ về Quy định quy trình giải quyết tố cáo, 30 tháng 9 năm 2013, do ông TỔNG
THANH TRA đương nhiệm Huỳnh Phong Tranh ký:
“Chương II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Mục 1
TIẾP NHẬN, CHUẨN BỊ XÁC MINH TỐ CÁO
Điều 7, 1-Sau khi tiếp nhận tố cáo thuộc thẩm quyền, thì trong
thời hạn quy định tại Điểm a Khoản 1
Điều 20 của Luật tố cáo, người giải
quyết tố cáo phải tổ chức việc kiểm tra, xác minh về họ tên, địa chỉ của
người tố cáo và các nội dung khác theo
quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Luật tố cáo”.
Và theo Điều 2 của THÔNG TƯ, “thẩm quyền giải quyết” tố cáo thuộc người “đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước”.
Nếu không hiểu Luật Tố cáo người “đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước”
rất dễ phạm luật khi thực thi trách nhiệm của mình. Như ông Nguyễn Văn Trăm, Chủ
tịch tỉnh Bình Phước, đã tổ chức một nhóm đập mộ LS Cấn Văn Học để điều tra vụ
tố cáo ông Cấn Văn Hành làm cái bình tông giả.
Điểm a, Khoản 1, Điều 20 và Khoản 2, Điều 20 của Luật Tố cáo mà THÔNG TƯ trên đã dẫn (Luật Tố cáo là bô luật đã
được Quốc hội thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011 do Chủ tịch QH đương nhiệm
Nguyễn Sinh Hùng ký) là các điều, khoản thuộc CHƯƠNG III: GIẢI QUYẾT TỐ CÁO ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ.
Ông Hành không phải là “CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC” “VI PHẠM PHÁP LUẬT” “TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ,
CÔNG VỤ”. Nên đây là điều thứ 1 ông Trăm đã sai.
Theo Điều 12, khoản 3, ngay cả cán bộ, công chức,
viên chức vi phạm pháp luật “có dấu hiệu
tội phạm” thì do “do cơ quan tiến
hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự”.
Nghĩa là thuộc cơ quan cảnh sát điều tra chứ không phải là chủ tịch tỉnh. Nên đây là điều thứ 2 ông
Trăm đã sai.
Thực tế, ông Cấn Văn Hành vừa không phải là “CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC”, vừa bị tố cáo làm hàng giả, nghĩa là tội hình sự nên
việc giải quyết tố cáo phải thuộc Cơ quan cảnh sát điều tra.
Vì vậy, ngoài những sự vi phạm do kém hiểu biết về
luật như trên, ông Cấn Văn Hành còn tố cáo ông Nguyễn Văn Trăm, Chủ tịch tỉnh Bình Phước phạm:
“1- Chương XXI, Mục A, điều Điều 281. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ:
2- Chương XIX, Điều 246.
Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.
3- Chương XII, Điều 121.
Tội làm nhục người khác
và Điều 122. Tội vu khống”
Đơn tố cáo đã được gởi tới
tận tay Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an và sẽ được gởi tiếp đến các cơ
quan theo luật có chức trách giám sát việc giải quyết tố cáo.
Chúng ta hãy chờ xem “cuộc
đấu” giữa một cựu chiến binh và một ông chủ tịch tỉnh kết quả ra sao?
9-6-2014
ĐÔNG LA