KẾ SÁCH NHĂNG NHÍT CỦA MINH
ĐƯỜNG
Trong “Bức thư đầy nhiệt huyết và trí tuệ”
http://www.vids.org.vn/vn/asp/News_Detail.asp?tabid=1&mid=802&ID=3472,
Kính gửi: - Các vị Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên TW
Đảng. - Các vị Đại biểu Quốc hội. Ông TS. Minh Đường
đã “Thuyết
trình tóm tắt BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC MỚI PHỤC VỤ
CHO SỰ NGHIỆP VỪA BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, VỪA
XÂY DỰNG TỔ QUỐC”, trong đó có đoạn:
“Có thể nói rõ hơn: Giả sử có một đảo, ví như Hoàng
Sa, Trường Sa nguy cơ bị “bạn” “giữ hộ” vô thời hạn, thì ta sẽ trao có thời hạn
cho
một quốc gia (kể cả “bạn”) đủ sức ngăn thế lực bành trướng. Ở
phương án liên danh này Việt Nam thì có đủ quyền lợi về tài chính, công nghệ, …
còn quốc gia kia thì đủ điều kiện thực thi quan tâm toàn cầu của họ về tự do
hàng hải, an ninh thế giới và khu vực, … Cách làm này vừa bảo vệ được chủ quyền, vừa
giữ gìn hòa bình, xây dựng đất nước như Đảng, Nhà nước, Thủ tướng yêu
cầu lại được quốc tế ủng hộ vì cứ bốn tầu biển là có một qua biển Đông”.
Quả là khôn thật, khôn như cái “đề tài” cùa cái viện
SENA của ông ta “đã
sử dụng trụ sở (là nhà thuê của Nhà nước) cho một số tổ chức nước ngoài thuê để
kiếm tiền” vậy. Có điều cho thuê trụ
sở kiếm tiến thì dễ còn cho thuê “đảo”
để ta vừa “có đủ quyền lợi” vừa “bảo
vệ được chủ quyền, vừa giữ gìn hòa bình”, còn phía thuê “thực thi quan tâm toàn cầu của họ” thì
hơi bị khó đấy.
Minh
Đường tuy không nói rõ “quốc gia” ta
sẽ “trao cho” biển đảo nhưng thực tế
thì chỉ có thể là Mỹ.
Hiện
quân Mỹ tại Nhật Bản có khoảng 33.000 quân, nhưng tranh chấp giữa Nhật Bản và
Trung Quốc trên hòn đảo Senkaku/Điếu Ngư vẫn diễn ra hết sức căng thẳng. Còn với
Hàn Quốc, Mỹ có khoảng 28.000 quân, nhưng TQ cũng vẫn có kế hoạch vào năm 2015
sẽ giám sát các hòn đảo trên biển Hoa Đông trong đó có đảo Ieodo mà Hàn Quốc cho
rằng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Về mối “quan
tâm toàn cầu” của Mỹ, dù Mỹ không bao giờ muốn TQ vượt mặt mình, nhưng họ
chỉ muốn vừa có vai trò khắp nơi vừa đảm bảo lợi ích, kể cả lợi ích làm ăn và
đối ngoại với TQ. Còn trông mong Mỹ sẽ ra tay chặn TQ xâm lấn biển đảo để bảo
vệ chủ quyền cho VN thì chỉ có trong giấc mơ mà thôi. Với Philippines, Mỹ rất quan
tâm về tự do hàng hải ở Biển Đông với Philippines, mong muốn củng cố quan hệ đồng
minh quân sự, nhưng theo Leslie
Hull-Ryde, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, từng nói:
"Ý kiến cho rằng chúng tôi có ý định lập căn cứ
quân sự Mỹ, hoặc đưa quân đến đóng dài hạn ở Philippines hay bất kỳ nơi nào ở
Đông Nam Á, nhằm thực hiện chiến lược kiềm chế Trung Quốc, là hoàn toàn sai lầm".
Việc
các căn cứ quân sự Mỹ được thiết lập cũng đẻ ra nhiều chuyện. Chính vậy mới có
chuyện Thị trưởng thành phố Nago trên đảo Okinawa
của Nhật bản là Susumu Inamine, với kế hoạch sẽ là căn cứ cho quân đội Mỹ, đã cho rằng 47 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ trú đóng sẽ là
“gánh nặng”. 68 năm nay, Okinawa có những tai
nạn và tội ác khi phải dung chứa các căn cứ cho quân đội Mỹ đóng. Theo ông đó
là một hình thức phân biệt đối với Okinawa.
Tại Pyongtaek, Hàn Quốc cũng từng có các cuộc biểu
tình chống lại dự định trở thành căn cứ mới của quân đội Mỹ . Những người tuần
hành đã ném ống thép và gạch đá vào cảnh sát bảo vệ trại Humphreys của Mỹ ở
Pyongtaek, cách Seul khoảng 80 km về phía nam.
Tóm lại, để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, như các bài
học trong lịch sử giữ nước, chúng ta vẫn phải dựa hẳn vào sức mình là chính, dù
sự giúp đỡ của nước ngoài là rất quan trọng. Thiếu một trong hai điều ta đều không
thể chiến thắng. Còn theo tư tưởng “bán
đảo” như Minh Đường thì như thời VNCH, có cho cả nửa triệu quân Mỹ hiện
diện cũng vẫn thất bại. Vì vậy cái “Bức thư đầy nhiệt huyết và
trí tuệ”
của ông ta đúng là một bức thư nhăng nhít!
8-6-2014
ĐÔNG LA