Giờ đây trên
mặt trận chống đối nào chúng ta cũng thấy có mặt Nguyên Ngọc. Nhân dịp có
“Thư ngỏ” đòi “lật Đảng” của 61 vị mà Nguyên Ngọc cũng có mặt, tôi cho đăng
lại bài viết về ông Trần Độ, người từng là “sếp” trực tiếp của Nguyên Ngọc,
mà theo suy nghĩ thông thường, không ai có thể nghĩ Trần Độ lại sai
phạm rồi đi đến “trở cờ”!
ĐÔNG LA
|
ĐÔNG LA
TRẦN ĐỘ - MỘT CON NGƯỜI, HAI CUỘC ĐỜI
Tướng Trần Độ có 2 cuốn hồi ký (Xin
xem Hồi
ký Trần Độ trên http://vnthuquan.net/).
Cuốn đầu có thể nói như trang sử vàng chói lọi của cuộc đời ông; và cuốn
sau: “nhật ký rồng rắn”, tiếc thay, ông lại nói ngược với cuốn trước.
Trong cuốn đầu, "Đổi mới,
niềm vui chưa trọn", ông đã tổng kết cuộc đời mình như sau:
“Năm 1943, trong đoàn tù từ
Sơn La về Hà Nội để lên tàu ra Côn Đảo, đến Hòa Bình tôi đã vượt ngục thành
công và một hạnh phúc lớn bất ngờ đến với tôi, được Đảng phân công làm người
giúp việc cho đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh … Ngày 7 tháng 5 năm 1954,
trong chiến hào Điện Biên phủ, tôi và anh Lê Trọng Tấn đã ôm chặt nhau, sung
sướng nghẹn ngào khi được tin chính các chiến sĩ Đại đoàn 312 của mình đã bắt
sống tướng Đờ Cát ngay trong hầm chỉ huy của nó.
Hơn mười năm sau, với cương vị Phó
chính ủy Quân giải phóng miền Nam, tôi lại được hưởng niềm vui lớn khác của
chiến thắng, lần trước là thắng Pháp, bây giờ là thắng Mỹ”.
Năm 1991, Trung tướng Trần Độ,
Trưởng Ban Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương đã bị cách chức và bị kỷ luật. Vụ
việc xảy ra đã hơn 20 năm nhưng với danh tiếng của ông, những người chống chế
độ luôn lợi dụng, coi ông như lãnh tụ tinh thần, và coi việc ông “phản tỉnh”
như một chỗ dựa về tính chính nghĩa cho con đường chống đối của họ. Ngành
truyền thông của nước ta thường không phân tích cho dư luận hiểu đúng về các vụ
án chính trị. Vụ Cù Huy Hà Vũ, ngay ông nhà thơ Bằng Việt cũng nói bắt Vũ là “ngu
xuẩn”; còn ông Nguyễn Khoa Điềm thì làm thơ ca ngợi Vũ nữa, v.v… Có điều
nếu 2 ông này biết Vũ cho treo cờ Đảng của các ông trong những ngày quốc lễ là
phạm pháp; kêu gọi ta liên minh với Mỹ đánh Trung Quốc; đề nghị bỏ kỷ niệm ngày
30-4; cho Việt Nam là xâm lược Căm pu chia v.v… thì không biết các ông có hành
động như vậy không? Còn vụ tướng Trần Độ? Có lẽ do danh tiếng của ông quá lớn
nên tôi thấy đa số người ta cho ông bị thất sủng là do các nhà lãnh đạo hồi ấy
bảo thủ, không theo kịp tư duy đổi mới của ông, đã đối xử với ông như với ông
Trần Xuân Bách Vậy. Tiếc là sự thật không phải như vậy.
Bây giờ chúng ta hãy xem qua đôi nét
chính của đời Trần Độ.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp,
ông từng được gặp cả Bác Hồ:
“Sức cảm hóa của Bác thật kỳ
diệu… tôi cũng có dịp tiếp xúc, được làm việc với nhiều đồng chí lãnh đạo cấp
trên. Nhưng không một ai gieo cho tôi thứ tình cảm lạ lùng này: nó nâng tôi
lên, làm tôi tự tin hơn, hưng phấn lao tới những gì tốt đẹp hơn, nhân văn hơn”.
Trong ngày 7 - 5 - 1954, ông đã kể
lại chuyện bắt sống tướng Đờ Cát, vị tướng này hỏi ông có phải trước khi ra
trận quân ta uống rượu nên mới hăng như thế phải không?
Ông đáp: “Chiến sĩ
chúng tôi đi chiến đấu không bao giờ phải dùng rượu để nâng lòng dũng cảm cả...
Chúng tôi căm thù quân xâm lược các ông. Chính vì lòng căm thù đó mà chúng tôi chiến
đấu dũng cảm”. Đờ Cát, một vị tướng tài danh của một nước từng là "mẫu
quốc" đã thú nhận rằng: "Tôi cũng thấy làm vinh dự được làm tù
binh của một quân đội như quân đội Việt Nam".
Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông
lại được chọn cùng Tướng Lê Trọng Tấn vào chiến trường, mà theo lời giới thiệu
của ĐT Nguyễn Chí Thanh với lãnh đạo “Trung ương Cục”, với ông Nguyễn
Văn Linh: “Đều là những tay sừng sỏ của miền Bắc cả’; “Trần Độ là tay
có nhiều kinh nghiệm về công tác chính trị, số một số hai đấy”.
Như vậy, trong hai cuộc kháng chiến,
ở những việc quan trọng nhất, thời điểm quan trọng nhất, Trần Độ đều có
mặt.
Nhưng thật tiếc, sau hòa bình, vị
tướng bách chiến bách thắng trên mặt trận quân sự lại thất bại hoàn toàn trên
mặt trận văn hóa tư tưởng. Ban đầu ông đã lao vào cái mặt trận mới bằng tất cả
nhiệt huyết: “Là người đã tham gia các chiến dịch lớn trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, … tôi bỗng có sự liên tưởng đến không khí
của đời sống văn hóa văn nghệ của đất nước trong những ngày này, thực chẳng khác
gì không khí chuẩn bị bước vào một chiến dịch lớn”. Rồi “Giữa tháng 9
năm 1987”, sau khi "chưng cất" những ý kiến các văn nghệ
sĩ, ông “làm việc với anh Nguyễn Văn Linh” và ông bị bất ngờ khi TBT còn
muốn có một cuộc gặp trực tiếp với văn nghệ sĩ, để rồi sau đó ông cho là: “Có
thể nói, đây là một cuộc gặp có tính chất lịch sử”, là “đỉnh cao của một
phong trào sôi nổi của giới văn hóa nghệ thuật”. Sau đó Bộ chính trị đã “thông
qua dự thảo Nghị quyết về Văn hóa Văn nghệ”. Với ông Lê Đức Thọ, Trần Độ
cho biết: “Khi tan họp bước ra sân, anh Thọ còn ôm lấy cổ tôi và nói: “Nghị
quyết hay lắm. Mày làm tốt lắm!” Và ông nhận thấy: “Có lẽ đây là
một trong những hạnh phúc lớn nhất của đời tôi”. “Nghị quyết 05”,
do ông soạn, đã được chính “Tổng bí thư ký”. Tiếc là khi triển
khai vào thực tế thì giữa “lời nói” và “việc làm” lại ngược nhau. Mà hai người
“có công” đầu làm Trần Độ thất sủng chính là Nguyên Ngọc và Nguyễn Huy Thiệp.
Với mặt trận là tờ Văn nghệ, diễn đàn trung tâm của Văn chương VN, Nguyên Ngọc
cho đăng một loạt truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mà truyện"Phẩm tiết"
chính là một trong những yếu tố khiến Trần Độ bị kỷ luật! Trong truyện này (bản
gốc) Nguyễn Huy Thiệp đã dựng lên hình ảnh Vua Quang Trung tầm thường, “ăn hối
lộ”, thù vặt và dùng tài văn “nhét c. vào mồm thằng Khải tài
như cái đấu” mà dám chê tiệc của vua nhạt và “xẻo d. thằng Thi” xem
có còn dê được không? Chính Trần Độ cũng phải thừa nhận Nguyễn Huy Thiệp “có
thể chưa hay, chưa giỏi trong việc xây dựng nhân vật văn học lấy nguyên mẫu từ
một anh hùng dân tộc, vua Quang Trung” và “có sự bất bình của một số
người đọc đối với truyện ngắn Phẩm Tiết, nhà văn cần rút kinh nghiệm về trường
hợp này… anh Thiệp thực có ý định nêu tên để chửi rủa vài người nào đó, thì đó
là ý định xấu, có hại”.
Và xem chừng lời Tướng Nguyễn Sơn
từng nói về Trần Độ mà chính ông đã kể lại trong Hồi ký lại đúng: “Mày
ngồi đây làm gì. Mày thì biết chó gì văn nghệ”. Chính ông cũng phải
thừa nhận: “Tôi tự thấy tôi là người không thiếu bản lĩnh, nhưng do tính
phức tạp của môi trường mới mà chất lính trong tôi chưa hòa nhập được, nên tôi
bị vấp ngã giữa đường. Chính vì vậy, mà tập hồi ký này có tên: "Đổi mới,
niềm vui chưa trọn".
Tôi thấy trong đời một con
người có điều quan trọng là, ngoài việc phấn đấu để thành công, người ta còn
phải biết chấp nhận thua thiệt, biết chấp nhận thất bại. Tiếc là Trần Độ, người
vốn là một công thần của chế độ, khi gặp chuyện, ông đã không vượt qua được cái
tôi của mình.
Giai đoạn cuối đời, ông có viết một
bài làm tôi chú ý là "MẶT THẬT VÀ MẶT THẬT..." để bảo vệ ông
Hà Sĩ Phu: “Té ra là "Mặt thật phản bội..." của Hà Sĩ Phu là đã
quá thông minh”! Nhưng chỉ xin lấy một ví dụ. Trong bài Triết
học Mác - Lê: Khủng hoảng phương pháp luận, Hà Sĩ Phu viết: “Ý thức tinh thần chính là thuộc tính
chung của thế giới vật chất. Không thể có cái thứ vật chất không có tinh thần,
cũng không có cái thứ tinh thần ngoài vật chất: Tách thành vật chất và tinh
thần để rồi cho rằng cái này có trước, cái kia có sau tức là tách "vật
chất" ra khỏi chính thuộc tính của nó thì vô nghĩa biết chừng nào! Thử hỏi
thanh nam châm và cái thuộc tính hút sắt của nó thì cái nào có trước?”. Viết như vậy, ai biết một tí về
triết cũng thấy thật ngô nghê và buồn cười, bởi như thế thì có khác gì ông Hà Sĩ
Phu đã tự coi sự thông minh của mình ngang với sự thông minh của sâu bọ, rắn
rết và rác rưởi. Với Triết học Mác, khái niệm “Vật chất” là “thực tại khách
quan”; còn “Ý thức” là “hình thức phản ánh cao cấp, riêng có ở
con người, đối với thực tại khách quan”; “vật chất có trước và sinh ra ý thức”. “Vật chất” ở đây chính là
bộ não người. Ngày nay khi người ta có thể làm ra được các loại máy móc điều
khiển được bằng ý
nghĩ, chứng tỏ ý thức
đã tách rời được khỏi bộ não, tác động vào tế bào quang điện của máy, làm máy
hoạt động. Như vậy, viết như trên, Hà Sĩ Phu là mù tịt chứ không phải “quá
thông minh” như ý Trần Độ.
Ngoài bài trên, Trần Độ còn viết một
số thư ngỏ, bài viết, đặc biệt là tập “Nhật ký Rồng Rắn”. Tất cả, gần
như ông đã viết ngược lại cuốn trước.
Nếu cuốn trước ông viết:
“Phải trên một chân lý hiển nhiên
là có Đảng lãnh đạo mới có nền kinh tế và văn hóa như ngày nay”…
“Những yếu tố tiêu cực như nấm độc
cứ len lỏi khắp nơi. Chỉ những chỗ nào, lúc nào ánh sáng của lý tưởng, của sự
nghiệp chân chính chiếu rọi vào thì mới hạn chế được những nấm độc chủ nghĩa cá
nhân ích kỷ, của những thói tự cao tự đại và bảo thủ lạc hậu - ánh sáng đó là
mặt trời, mặt trời chân lý, mặt trời của lý tưởng, của sự nghiệp. Dù sao nó cũng
cứ vằng vặc sáng soi khắp chỗ… và mặt trời vẫn cứ là mặt trời".
“Xã hội chủ nghĩa trở thành một xu
thế của lịch sử, đồng thời là ước mơ, khát vọng của loài người… Kẻ thù của xã
hội chủ nghĩa ra sức xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, chê bai, khoét sâu khuyết,
nhược điểm, lợi dụng mâu thuẫn "Đâm bị thóc, chọc bị gạo" luôn tìm sơ
hở để phản kích ác liệt”.
Thì trong “Nhật ký Rồng Rắn”,
ông viết:
“17.11.2000
Có nhất thiết chỉ có chủ nghĩa Mác-
Lênin, chỉ có chủ nghĩa xã hội, mới làm cho đất nước phát triển hay không ?
… Vậy hãy cứ xem quanh ta: Đài Loan, Đại Hàn, Singapore và thêm nữa, Thái
Lan và Malaysia, mấy nước này có do chủ nghĩa Mác-Lênin hướng dẫn không? … Thế
mà cả 5 nước ấy, khi bắt đầu còn nghèo khổ, vậy mà chỉ sau khoảng 20-30 năm họ
đã trở thành những nước phát triển rõ ràng, nhân dân đa số có đời sống khá
phong lưu….
22.11.2000
- Trên thế giới có đến hơn
100 nước không cần chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa xã hội, không cần có Đảng
cộng sản “tài tình” và “sáng suốt” mà cứ phát triển đến trình độ giàu có, văn
minh cao…
3.12.2000
Thực ra, chủ nghĩa Mác rất
nhân đạo, rất nhiều lòng tốt, nó chỉ ra cho loài người một tương lai sáng lạn:
sẽ không có tư hữu, do đó không có bóc lột, thế là cuộc sống xã hội hoàn toàn
công bằng và dân chủ.
Nhưng thực tiễn cuộc sống chỉ ra rằng nó không thể đơn giản như vậy. Hình ảnh ấy chỉ là một cái bánh vẽ khổng lồ… Thế mà Đảng lại cứ bắt mọi người phải tin theo vào cái ảo tưởng hão huyền đó. Như thế là phạm vào một tội ác lớn với nhân dân.
Đảng cộng sản Việt Nam cứ gân cổ gào lên cái định hướng xã hội chủ nghĩa theo kiểu như vậy, thật ra là một sự mù quáng, một sự điên cuồng…”
Nhưng thực tiễn cuộc sống chỉ ra rằng nó không thể đơn giản như vậy. Hình ảnh ấy chỉ là một cái bánh vẽ khổng lồ… Thế mà Đảng lại cứ bắt mọi người phải tin theo vào cái ảo tưởng hão huyền đó. Như thế là phạm vào một tội ác lớn với nhân dân.
Đảng cộng sản Việt Nam cứ gân cổ gào lên cái định hướng xã hội chủ nghĩa theo kiểu như vậy, thật ra là một sự mù quáng, một sự điên cuồng…”
Như vậy, khi ông còn là một Ủy viên
Trung Ương thì chủ nghĩa Mác- Lênin là “mặt trời chân lý, vằng vặc sáng soi
khắp chỗ”; còn khi ông bị cách chức thì chủ nghĩa Mác- Lênin là “không
cần thiết” nó không “sáng soi” được cái gì nữa mà chỉ vẽ ra được “cái
bánh vẽ khổng lồ”! Có điều viết vậy chứng tỏ ông mới hiểu Chủ nghĩa Mác sơ
sài qua những hiện tượng trong thực tế chứ chưa hiểu sâu sắc Chủ nghĩa Mác với
tư cách là một Khoa học Triết học. Chủ nghĩa Mác cho rằng khi xã hội phát triển
đến mức không còn mâu thuẫn chủ yếu, không còn giai cấp, thì Nhà nước, với ý
nghĩa là sự thống trị của một giai cấp sẽ không còn lý do để tồn tại, con người
sẽ “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” và “sự phát triển tự do của
mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Đây
là một sự suy lý mang tính khoa học. Nếu hiểu khoa học thì sự suy lý đó hoàn
toàn có cơ sở chứ chẳng có “bánh vẽ” cái gì hết! Từ Bigbang, một điểm vô cùng
nhỏ, còn có thể biến thành cả vũ trụ ngày nay thì sự tiên đoán của Chủ nghĩa
Mác có gì là không tưởng. Nhìn lại hơn thế kỷ qua, tức mới chỉ là một chớp mắt
của lịch sử tiến hóa, xã hội loài người đã thay đổi biết bao rồi. Có điều hiểu
được toàn diện và sâu sắc chủ nghĩa Mác đã khó nên vận dụng cho đúng vào thực
tiễn càng khó khăn hơn.
Nếu ở cuốn đầu ông viết: “có
những yêu cầu nâng cao sức lãnh đạo của Đảng… thì tạm coi là một ý kiến
tích cực. Nhưng, từ những ý kiến đó mà đi tới một sự chê bai, châm chọc, thậm
chí phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng thì là những ý kiến phản động” thì
cuốn sau với những dòng sau thì không cần đến ai mà chính “Trần Độ ở cuốn
trước” đã kết án “Trần Độ ở cuốn sau” là “phản động”:
“ 7.12.2000
Tiếp tục câu hỏi lớn: cuộc
cách mạng Việt Nam đã đem lại được cái gì cho nhân dân Việt Nam?
Cứ xem xã hội Việt Nam hiện
nay, cuộc sống Việt Nam hiện nay, thì có thể thấy một nét lớn rất đau lòng là:
tất cả những gì xấu xa, tàn bạo, mà cách mạng đã có lúc xoá bỏ và đập tan thì
nay đang được khôi phục lại hoàn toàn, mà khôi phục lại còn mạnh hơn, cao hơn,
nhân danh cách mạng”.
Không cần phải lấy thực tế chứng
minh nhận định của ông như trên là xổ toẹt, mà chính ông cũng đã viết ngược lại
vào ngày 22.12.2000:
“Việt Nam từ một xã hội thuộc địa
tiểu nông lạc hậu dưới hai tầng thống trị của thực dân, phong kiến đã trở thành
một xã hội của một đất nước được thống nhất, độc lập và tự do. Từ một dân tộc
hầu như mù chữ đã trở một dân tộc đầy trường học, có hàng trăm trường đại học,
có hàng vạn giáo sư tiến sỹ, cử nhân, hàng triệu tú tài, hàng năm đều có gần
100% trẻ em 7 tuổi đến trường”.
Và, đến những ý ông viết vào ngày
7.12.2000 thì ta mới hiểu tại sao Dương Thu Hương cho rằng“Anh Trần Độ đã
đứng hẳn về phe chúng tôi ” và “chúng tôi cảm phục ông”:
“Nền chuyên chính tư tưởng
hiện nay ở Việt Nam là tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thủy Hoàng và các
vua quan tàn bạo của Trung Quốc, cộng với tội ác của các chế độ phát xít, độc
tài.
Nó tàn phá cả một dân tộc, hủy hoại tinh anh của nhiều thế hệ.
Xét đến cùng, đó là tội nặng nhất về sự vi phạm nhân quyền”.
Nó tàn phá cả một dân tộc, hủy hoại tinh anh của nhiều thế hệ.
Xét đến cùng, đó là tội nặng nhất về sự vi phạm nhân quyền”.
Xã hội VN hiện tại rõ ràng còn nhiều
vấn nạn mà các nhà lãnh đạo hiện đang “xử lý”. Nhưng không thể một sớm một
chiều mà mọi chuyện đều tốt đẹp được. Triết học Mác cũng đã chỉ rõ bằng cặp
phạm trù "lượng đổi chất đổi". Nước ta vốn là một nước phong
kiến nô lệ, nên phải biến đổi cái "lượng" yếu kém, lạc hậu
thành cái "lượng" văn minh, tiên tiến để thành một "chất"
khác quả là gian nan. Dù vậy, kết án như Trần Độ ở trên là cực đoan và không
khách quan. Giả sử ông và phe ông thắng thế, nắm quyền, đúng như cách hành xử
trên, thì đối với những người phê phán sai lầm của các ông, khi họ cho các ông
là "Tần Thủy Hoàng", là "Phát xít", thì không
biết họ sẽ bị các ông đối xử như thế nào?
TPHCM
16-10-2012
ĐÔNG LA