Tôi
đã đi dự rất nhiều đám cưới thấy những người có danh tiếng và chút địa vị
thường trang điểm cho đám cưới nhà họ những vị khách mời là những vị quan to và
những người danh giá. Nếu tình thực đúng là có thân thiết thì mời là chuyện tất
nhiên, còn không mà cố để cho có tiếng thì không hay. Còn gia đình chúng tôi
vừa làm đám cưới cho con gái xong, chuyện mời khách theo lẽ thường cũng là
chuyện quan trọng. Tôi không có địa vị gì nhưng trong giới văn chương và những
ai quan tâm đến các lĩnh vực tri thức như triết học, khoa học, lý luận văn học,
chính trị xã hội và thế giới tâm linh thì chắc chắn có biết tôi. Nghĩa là tôi
cũng có danh, thực tế tôi cũng có bạn bè khắp nơi, có những người được cho là ở
hàng giỏi nhất của thế hệ mình. Nếu cố tôi cũng có thể trang điểm cho đám cưới
con gái những vị khách có địa vị và danh tiếng lẫy lừng. Vậy mà trong giới văn
chương, tôi viết văn mấy chục năm, quen thân rất nhiều, có người nổi tiếng tầm
thế giới, nhưng tôi không mời ai cả. Còn quan chức, không chỉ quen biết mà
không ít người có địa vị còn cảm ơn tôi vì những bài viết của tôi. Có ông tướng
công an viết thư ca ngợi, khâm phục, cảm ơn; có vị trưởng ban Tuyên giáo cảm ơn
tôi trực diện vì do những bài tôi viết mà họ được cấp trên khen ngợi; có vị
lãnh đạo văn chương nghệ thuật còn nói những bài viết của tôi có sức mạnh như
những sư đoàn, v.v… Nhưng trong đám cưới của con tôi cũng không có bóng dáng
một vị quan to nào cả.
Tất
cả chỉ vì quan điểm mời khách của tôi không vì cái danh mà vì tình cảm. Ngoài
những người ruột thịt mời là chuyện bắt buộc, tôi chỉ mời khách vì tình cảm;
nhưng nếu có tình cảm mà xa xôi, mời thấy làm phiền họ, thì tôi cũng không mời.
Còn đã là khách thì ai cũng phải được tôn trọng, các cụ cũng đã dạy “lời chào
cao hơn mâm cỗ” mà.
Riêng
có một người nếu cần phải năn nỉ thì tôi cũng phải năn nỉ, đó chính là cô Vũ
Thị Hòa. Cô là ân nhân của gia đình tôi. Hơn nữa gọi là lễ cưới thì cần phải có
những nghi lễ, mà nghi lễ tất liên quan đến thế giới linh thiêng. Theo tôi, nếu
ai hiểu đạo Phật, chứng kiến và hiểu được khả năng của cô, sẽ thấy tôi gọi cô là
nữ thánh vẫn là chưa đúng. Chính cô cũng nói với tôi: “Thần thánh cũng vẫn còn
phải tu đấy anh Đông La ạ”. Vì vậy tôi rất mong cô làm lễ cho hai cháu tại
phòng thờ gia tiên. Cũng ngại vì xa xôi quá, không ngờ cô bảo: “sẽ có nhiều
người xin đi theo em vào dự đám cưới con anh đấy”. Đầu tiên cô nói khoảng 12
người, cuối cùng đoàn ngoài Bắc vào 23 người; tổng cộng cả Bắc chí Nam, “khách
đoàn cô Hòa” ngồi trọn gần 4 bàn (40 người).
Vì
vậy, trong “diễn văn” cảm tạ, người duy nhất tôi nhắc tên cảm ơn chính là cô Vũ
Thị Hòa.
Ảnh
cưới vẫn chưa có vì sau cưới vợ chồng con bé rủ nhau đi vi vu, kéo theo thằng
anh, nhưng lên fb, thấy trang của chú bé con cô Hòa đăng mấy ảnh “đoàn cô Hòa” nên
mượn tạm mấy ảnh của cháu giới thiệu với mọi người:
(Từ trái qua: facebooker Hà Lâm Anh (TS văn
chương), cháu chưa biết tên, Phương, Linh và con, cháu chưa biết tên, facebooker
Nguyễn Thúy Huyền, facebooker Hường Thu Nguyễn, Cô Hòa, chị Nhạn, chị Duật, Thương,
chị Bích)
(Từ trái qua: Lịch, cô Hòa, (hai cháu nhỏ),
Linh bế con, Trường (chồng Linh), chị Nhạn, Huyền, chị Duật, chị Bích (Thượng
tá công an), Châu (Thượng tá công an), đại tá Cao Thanh Hoa, Thương (vợ Hoa)).
(Từ phải qua: Lịch, cô Hòa, Trường, Lực)
(Cô Thương bên cậu con nuôi Phúc (con cô Hòa))
(Hường Thu Nguyễn, Đông La, Hà Lâm Anh, cô Thương)
(Cô Hòa trong tiệc cưới)
Cuộc
đời không chỉ có mầu hồng, hơn nữa có nhiều giá trị của Đời và Đạo lại vênh
nhau. Chuyến đi dự đám cưới của cô Hòa là chuyện vui nhưng cũng có những chuyện
không vui. Người bái phục cô rất nhiều nhưng hiểu cô, hiểu Đạo, hành được Đạo
thì lại rất ít. Mới đây VTV1 lại tiếp tục vu khống cô vì vậy cô nói với tôi là
cô sẽ lại viết đơn kiện TGĐ VTV Trần Bình Minh và Thu Uyên. Tôi bảo cô Trần
Bình Minh nó là Ủy viên Trung ương Đảng đấy. Cô bảo càng có quyền thì càng phải
làm đúng, nếu phạm pháp thì dù có là gì cũng không sợ!
8-10-2014