Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

NGÔI NHÀ CỦA LINH HỒN

ĐÔNG LA
NGÔI NHÀ CỦA LINH HỒN
(Cô Vũ Thị Hòa)
   Cuối tuần, tạm gác chuyện chính chị chính em, tôi viết về thế giới tâm linh. Thật buồn cười khi có bạn thất vọng vì coi tôi là thần tượng khi tôi viết về chính trị, văn chương, nhưng tôi lại đi mê tín dị đoan. Có bọn xấu vì muốn “đánh ngoại cảm” có chủ đích, cho tôi là bị bệnh tâm thần, hoang tưởng.
         Nói cho mọi người hiểu, tôi hoàn toàn bình thường. Nhận thức của tôi là thống nhất, xuyên suốt trong tất cả các lĩnh vực. Tôi là tác giả, các bạn là độc giả, những gì tôi viết không hiểu, chưa hiểu thì ráng mà hiểu. Có đâu người dẫn đường lại nghe theo người đi theo!
    21-3-2015
    ĐÔNG LA     
  Cách đây ít ngày ông bạn tôi là PGS Nguyễn Hữu Sơn, Viện phó Viện Văn, vào dạy ở trường Nhân Văn và hội thảo gì đó, khi đang ở một trường ở tận Quận 12 thì gọi cho tôi. Tôi đến, thấy đằng nào cũng phải đi ăn, tôi chở Sơn đến nhà anh Duật ở gần đó, nơi chúng tôi thường tụ tập mỗi khi cô Vũ Thị Hòa vào Sài Gòn. Cũng đã có một lần tôi giới thiệu và đưa điện thoại của tôi cho Sơn nói chuyện với cô. Đến nơi chủ nhà lại không có nhà, tôi đưa tiền cho đứa con gái “ra lệnh”: “mày làm cơm cho chú”, rồi kêu hai ông đại tá Nhương, Hoa sang nhậu chơi. Vào tiệc, bia vào, hai ông đại tá tranh nhau kể về cô Hòa, ông bạn PGS của tôi há mồm nghe, còn tôi cứ việc mỉm cười rung đùi, gắp đồ nhắm, uống bia. Sơn nói:
          -Gia đình cũng có vài chuyện về mồ mả, tâm linh, có dịp gặp được cô Hòa hỏi thì hay quá.
          Tôi bảo:
          -Cứ thành tâm và kiên trì, tôi cho ông địa chỉ đấy, ông Tiến sĩ Bác sĩ Thành là bạn trên mạng của tôi cũng phải “xếp hàng” cả năm mới được gặp cô đấy.
          Ông Nhương:
          -Cũng không hẳn như thế đâu, tùy duyên từng người thôi.
Câu chuyện loanh quanh thế nào lại dẫn đến chuyện hỏa táng. Về chuyện này tôi cũng có đôi chút phân vân. Nhớ lại có lần cô Thương, phu nhân Đại tá Hoa, từng đi theo cô Hòa giúp tìm hài cốt liệt sĩ, nói với tôi, khi thấy bộ hài cốt nào còn xương thì cô thường nói “ngôi nhà này còn tốt”. Theo cô hài cốt chính là ngôi nhà của mỗi linh hồn. Nghĩ đến vấn đề siêu thoát, có lần tôi đã hỏi cô:
-Có phải chỉ những người gây tội, mang nghiệp nặng, khi chết không siêu thoát được mới cần hài cốt để trú ngụ như ngôi nhà, còn những người siêu thoát, linh hồn họ ở những tầng thanh cao, hài cốt chỉ còn như cố hương, khi nhớ thì họ về thăm có phải không cô?
Cô đã trả lời:
-Đúng vậy.
Nhưng tôi vẫn băn khoăn, vùng Ấn Độ, quê hương của Đức Phật Tổ (chính xác hơn là Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu) vùng biên giới của Nepal - Ấn Độ ngày nay) và chính Phật Tổ, chết là người ta hỏa táng. Ngày nay hỏa thiêu cũng là cách thức an táng được cho là văn minh, sạch sẽ và đặc biệt là tiện lợi. Nhiều người cho nhiều nước thực hiện việc hỏa táng mà vẫn phát triển, con cháu người ta vẫn sung sướng. Phan Thị Bích Hằng cũng có lần nói hài cốt thực ra không quan trọng vì thấy bên Phi-lip-pin trẻ con còn dùng đầu lâu, xương cốt làm đồ chơi. Vậy theo cô Hòa, hài cốt là ngôi nhà trú ngụ của linh hồn, việc người ta hỏa táng, rồi rải tro xuống sông, xuống biển trôi đi mất tiêu, sẽ là đúng hay sai, tốt hay xấu đây?
Sau khi chia tay ông bạn về Hà Nội, tôi đã gọi cho cô:
-Cô ơi, có nhiều việc em muốn hỏi cô quá mà cô thì lúc nào cũng bận. Em thấy cô cứu giúp mọi người đều rất quý giá, nhưng việc cô nói ra những điều chỉ có cô nhìn thấy, cô biết, cô hiểu, giống như Phật Tổ vén bức màn vô minh cho nhân loại thì còn quý giá hơn cô ạ. Vì chỉ có hiểu biết người ta mới nghĩ và làm đúng được thôi. Như chuyện cô bảo hài cốt là ngôi nhà của các chú liệt sĩ đấy, vậy bây giờ người ta lại hay hỏa táng, vất mất tiêu ngôi nhà ấy đi thì làm sao đây cô?
-Nói cái đấy mất nhiều thời gian lắm, để khi nào em vào em nói cho anh nghe rồi anh viết ra cho cô. Thôi, hay em viết trên fây-buc, anh đọc rồi anh viết ra nhé.
Trước đây chưa có fb thì có ý gì cô hay gọi cho tôi bảo cô nói nhờ cây bút của anh viết ra cho cô. Thật thú vị khi cô lập trang fb, tự tay cô viết ra những lời chỉ dạy, tâm sự với Phật tử. Mọi người được đọc nguyên bản câu chữ của cô, giọng điệu của cô. Nhưng thấy nhiều người không hiểu nên có lần cô nói “hay là em không viết fây-búc nữa anh Đông La”. Tôi nói “Không được đâu, không được đâu, cô phải viết chứ. Cô viết những điều cao sâu đến em cũng không hiểu hết thì tất phải có nhiều người không hiểu thôi. Nên phải từ từ thôi cô ơi. Trang của cô giờ đã trở thành trung tâm giao lưu của Phật tử khắp nơi. Vừa rất bổ ích vừa rất vui vẻ cô ạ”. Có điều cô đã tự viết nhưng cô vẫn muốn tôi viết, cô bảo tôi giảng giải hay nên qua tôi người ta hiểu ý cô hơn, tôi viết hay hơn cô. Tôi bảo không phải đâu, ý của cô mới quan trọng, chứ em chỉ có chữ thôi. Tất nhiên chữ ở đây không phải là chữ viết thường mà là tri thức, muốn hiểu sâu sắc ý của cô thì phải có tri thức, nhất là về Đạo Phật và triết học cổ phương Đông.
Rồi tôi đợi mấy ngày mới thấy cô viết ra chuyện hỏa thiêu khi có sự trùng hợp kỳ lạ, một ông lãnh đạo ở Bộ Văn Hóa cũng hỏi cô chuyện đó và cô đã trả lời ông ấy. Tôi dẫn nguyên văn cô viết thế này:
“Chết nhìn tội phước.
Hôm nay ấm là ngày 26 tháng 1 năm 2015 dương là ngày 16 tháng 3 -2015 ..
Vào lúc 8 giờ sáng thì có cuộc điện thiện gọi cho tôi..
Thì ra số điện thoại của ông ở bộ văn hoá tên là H.T.A
Tôi a lô, chào cô Hòa ) dạ chào bác, cô có khỏe không, dạ cháu vẫn bình thường thôi bác ạ. Thế hả, từ hồi tháng 11 -2014 " gặp cô cho đến bây giờ mới gọi được cho cô. Gọi mãi mà cô không búc máy. Vâng bác ạ, cháu cũng không hay cầm máy bác ạ (gặp cô khó quá, từ hôm cô đưa cho quyển sắt bút tâm Hòa. Của cô tôi coi hay qua, mà không sao gọi được cho cô.
Tôi nghĩ hay cô cho tôi số máy sai) tôi nói cháu không cho sai đâu bác ạ) thế hả, năm nay tôi cũng dẹp những chỗ lễ hội giết mổ heo đốt vàng mã ngựa xe như. ........? rồi đấy) Tôi nói, thế thì tốt quá bác ạ, đỡ tội cho dân, thôi cháu không nói nữa những dì cháu nói thì cháu đã viết vào quyển mà cháu gửi cho bác rồi đấy) đúng là cô viết hay thật( tôi nói bác đừng nói thế, nếu để hay thì không hay đâu bác ạ. Cháu chỉ viết đúng những gì cháu nhìn thấy sự thật thôi bác ạ) Đúng rồi. Cô viết sâu sắc đấy tuyệt với, à cô Hòa này tôi muốn hỏi cô một chút nữa được không) Tôi nói được bác ạ : như thế này về chuyện bây giờ đang có nhiều người chết song để thiêu thì cô bảo tốt không( tôi nói sao bác lại hỏi cháu). Hỏi xem về tâm linh có tốt không,;? Được bác hỏi thì cháu biết đến đâu thì cháu nói nhé. Cháu nói ra thì sợ bác và mọi người mắc tội lại cho cháu là hoang đường vớ vẩn thôi)Không sao đâu cô cứ nói( Vâng nếu bác hỏi thì cháu nói đây.
Khi người chết tắt thở rời khỏi xác phàm. 36 tiếng đầu tiên, thì hồn phải nhìn lại từ lúc lọt lòng mẹ, cho đến lúc tắt hơi thở cuốn cùng rời khỏi xác phàm, để xem mình làm bao nhiêu phước Đức, bao nhiêu tội ác, bao nhiêu gian rối, bao nhiêu ích kỷ. 36 tiếng đó để nhìn cả cuộc đời, là biết mình phải chịu nghiệp báo, hay phước Đức như thế nào rồi. Gieo nhiều tội ác ích kỷ thì phải chịu xuống, ram cầm 99 âm ngục, chứ không phải là 18 địa ngục đâu. Và phải chịu tra tấn vô vàn khổ, không bao giờ lên được.
Còn reo nhiều thiện phước thì được đi lên đường sông tâm để tu tiếp, một thời ran dài, lúc đó nhờ con cháu ai mà ngộ đừng tốt vàng mã ngựa xe tạo tội nữa, thì mới được siêu thoát chứ đâu mà rễ siêu thoát thế đâu.
Còn về chết song mà thiêu xác. Thì càng khổ hơn, vì cái xác là cái nhà của linh hồn ấy, sau 36 tiếng hồn quay về xác phàm. Thì khác gì nhà bị cháy, trong lò nửa nóng.hồn lúc đó vất va vất vưởng ngàn ngàn kiếp.
Nếu người nào tội phải chịu xuống 99 âm ngục. Thì phải chịu nửa nóng khổ đến ngàn ngàn kiếp đời con cháu phải chịu đấy, trước mắt mọi người không nhìn thấy thì cho rằng thiêu thì sạch sẽ nhất.
Đúng là như vậy, ?
Nhưng không phải như vậy.?
Mà nhàn cho con cháu, trước mắt và người thân mà thôi..?
Thôi cháu không nói nữa đâu...
Nếu nói ra còn nhiều lắm bác ạ?) Cô cứ nói đi tôi muốn nghe cô nói":
Thôi cháu xẽ hẹn bác vào lúc khác?
Nhưng bác phải biết là một năm của đường trần Bằng một ngày của đường âm thôi bác ạ. .
Thôi cháu chào bác nhé. .?
”.
Như vậy, những người gây tội, tạo nghiệp nặng, linh hồn còn cần thân xác, nếu thiêu thì: “sau 36 tiếng hồn quay về xác phàm. Thì khác gì nhà bị cháy, trong lò nửa nóng. hồn lúc đó vất va vất vưởng ngàn ngàn kiếp”.
Có điều, ta giải thích thế nào về việc hỏa táng Phật Tổ và tập tục của Ấn Độ? Tôi nghĩ, với Phật Tổ, ngài không chỉ siêu thoát mà còn chấm dứt luôn vòng luân hồi, vĩnh viễn ở cõi cực lạc, nên Phật Tổ còn cần chi thân xác. Còn dân Ấn Độ thời xưa đa phần tu luyện, không tạo nghiệp nặng, chết là siêu thoát, không cần thân xác, nên sinh ra tập tục hỏa táng truyền đến tận ngày nay. Còn hôm nay, mấy ngàn năm đã trôi qua, nền văn minh vật chất phát triển kéo theo thói hưởng thụ, đạo và đời phát triển ngược nhau, thời nay giầu sang nhưng lại là thời mạt pháp. Khi chết đi còn được mấy người siêu thoát? Vậy việc hỏa táng có còn đúng không?
***
Nhưng làm sao mà người ta có thể tin cô Hòa? Rất nhiều người cho chết là hết thì làm sao người ta tin cô còn nhìn thấy cả địa ngục? Như cô viết:
“Mồng 6 tết ất mùi).
Ta đang nhìn tội dưới địa ngục?
Các chúng sanh đang chịu cha tấn khủng khiếp?
Than ôi. Các con cháu cứ tưởng là anh em cha mẹ mình mất đi là được về với cõi ăn lạc. Hay được về nhà với con cháu thờ. Than ôi. Sao mà về được. Ta nói thì lại bảo ta hoang đường. Tội nặng thì ngàn ngàn kiếp không bao giờ ra khỏi ngục giam của tội đời đã gây ra. Cứ tưởng là chết là hết, hết làm sao được, các phật tử lên nhớ cõi trần gian mới là giả tạm, Còn chết về ngụ đất với là còn muôn thủa nhé”.
Ngay chuyện hỏa thiêu, vì có ông lãnh đạo Bộ Văn hóa hỏi cô mới nói, vậy mà cũng có người Hiểu Nguyễn comment thế này:
“Làm như cô này đã từng xuống địa ngục và lên thiên đàng rồi ấy nhỉ??? Các nước phương tây họ đều hỏa thiêu cả đấy thôi, hồn họ lang thang sao mà nước họ phát triển tốt thế? Người sống vẫn cứ khỏe mạnh, thông minh???? Phét lác, viết còn lỗi chính tả đầy ra mà tỏ ra nguy hiểm”.
Người này vì chưa biết cô Hòa là ai nên mới hỗn hào như vậy. Nếu gặp cô, cô chỉ ra anh ta đã gây tội gì, có những tật xấu nào, cũng sẽ “sợ vãi đái”, lại chắp tay lạy cô như bao người thôi! Nếu đầu óc còn bình thường,  biết từ tướng tá, nhà văn, nhà báo đến UVTƯ Đảng cũng phải bái phục cô, chắc giọng điệu sẽ khác đi. Trước hết cần phải hiểu giá trị giữa đời và đạo đa phần ngược nhau. Một đất nước không giầu nhưng thanh bình, mọi người yêu quý lẫn nhau, theo đường đạo sẽ là tốt hơn một nước giầu có nhưng luôn phải đối phó với hận thù, với nước ngoài và với cả dân nước mình. Còn các nước phát triển không chỉ “tốt thế” đâu, như nước Mỹ từng bỏ mạng tại VN gần 60.000; từng bị sa lầy tại Irắc, Apganixtan, Pakistan; vụ tòa tháp đôi bị khủng bố tưởng như mới xảy ra hôm qua; giờ công dân Mỹ đang bị đe dọa trên toàn thế giới; rồi sóng thần, động đất tại Nhật Bản, lũ lụt Thái Lan, tự tử ở Hàn Quốc, v.v… đều không phải là chuyện “tốt” đâu! Còn chuyện cho cô “viết còn lỗi chính tả đầy ra mà tỏ ra nguy hiểm”. Trong Tam Quốc có chuyện Gia Cát Lượng đi Đông Ngô, bọn mọt sách xúm lại tính làm bẽ mặt ông, hỏi chuyện ông đọc sách. Ông nói đã đọc hết cả, nhưng chỉ cần nắm ý chính để dùng khi cần, chứ không như lũ hủ nho, (theo cách nói của nhà văn Đông La: không phải ngu như bò mà ngu như lợn dù không biết lợn có ngu hơn bò không), kinh sách thì thuộc làu làu nhưng chỉ để vênh váo ganh đua nhau, nước có biến thì câm, toàn một lũ vô tích sự. Người thông thái là chú ý cái chính bỏ qua cái phụ, tướng thống lĩnh chú ý đại cuộc không sa lầy tiểu tiết. Với cô Vũ Thị Hòa, cô là người siêu phàm, là người Trời, ráng mà hiểu ý cô nói gì, viết gì mà giác ngộ, chứ ý cô không phải tri thức phàm trần ở trường lớp, ai có học là biết. Không thể lấy thước đo của tay đồ gàn đo trí tuệ của thần thánh. Vài lần cô Hòa nói với tôi, có khi cô cố tình viết sai để những người từng biết cô từ nhỏ thấy đúng là cô viết, còn cô viết đúng chính tả quá, người ta nghĩ là người khác viết chứ không phải là cô. Như ở trên, khi ông HTA nói: “đúng là cô viết hay thật” thì cô trả lời: “bác đừng nói thế, nếu để hay thì không hay đâu”. Cũng như khi tự biên, tự diễn văn thơ, ca nhạc, cô cũng thường nói cô không hay đâu, cái chính là nội dung, ý nghĩa mà cô muốn nói với mọi người thôi.
***
Còn tôi, tôi cũng để ý chuyện cô viết sai chữ này chữ nọ, chấm phẩy sai chỗ này chỗ nọ, nhưng nó là chuyện nhỏ so với những gì mà cô viết ra. Tôi cũng như mọi người thấy lạ lùng, ngạc nhiên, khâm phục trước những khả năng siêu phàm của cô, hiện tượng siêu nhiên cô không cần ăn mà vẫn sinh sống bình thường; nhưng với tư cách một người nghiên cứu cả khoa học tự nhiên lẫn lý luận, tôi càng ngạc nhiên hơn khi thấy cô chỉ tự học đến lớp 2, cô không đọc một cuốn sách nào, nhưng cô viết ra những cuốn kinh chứa đựng những tinh túy của tư tưởng cổ phương đông, mà bạn tôi Giáo sư, Phó GS ngành KHXH và văn chương đầy ra đấy, có hợp nhau lại cũng không viết nổi một trang của cô đâu. Trong cuốn Ngọc sắc tâm kinh cô tặng tôi, cô viết từ tháng 7-2012, cũng có đoạn cô viết về hồn và xác như thế này:
“Huyền - Quan - Khiếu
Huyền là huyền diệu, quan là cửa khẩu, khiếu là khuyết là lỗ nhỏ, Huyền - Quan - Khiếu Là một Khiếu huyền diệu trong thân người, Là nơi cư ngụ của linh hồn chúng sanh.
Con người các con đều có hai cái "ngã ". Một chân và một giả, cái chân ngã là bản tính do Thiên phú, có vị gọi là Thiên mệnh, chi vị tính, nơi Phật gọi Phật tính. Chân ngã bất sinh, bất diệt. “Pháp bảo Đàn kinh” viết: “Tính tại thân tâm tại, tính hư Thân tâm hoại”; "Đạo đức kinh" viết: “Tử nhi bất vong giả thọ”; “Dịch kinh” viết: “tinh khí vi vật, du hồn vi biến”, đều chỉ về bản tính bất sinh diệt của cái chân ngã. Còn phần "giả - ngã" là phần hình hài do cha mẹ sinh, có sống cũng như chết, một khi phần hình hài hư hoại rồi thì phần linh hồn sẽ đi về đâu? Con người các con ví như một căn nhà, chủ nhà tức là cái chân ngã của các con, còn cái giả ngã tức là căn nhà vậy. Một khi nhà bị dột nát, không thể ở được nữa thì chủ nhà sẽ phải dọn đi chỗ khác, phần hình hài của ta cũng thế, một khi không thể dùng được nữa thì linh tính cũng rời bỏ cái giả ngã mà đi lại đi đầu thai kiếm căn nhà khác mà ở, cứ như thế mà quanh đi quẩn lại trong vòng luân hồi”.
Nếu hiểu được đoạn này người ta sẽ vô cùng kinh ngạc vì muốn viết được như trên người ta phải đọc Pháp bảo đàn kinh (法寶壇經) là một bộ kinh do Lục tổ Huệ Năng thuyết, được đệ tử là Pháp Hải ghi lại; Đạo đức kinh của Lão Tử; và Kinh Dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại Phục Hy (伏羲). Cả cuốn kinh còn có rất nhiều vấn đề cô viết liên quan đến một phạm vi tri thức cổ rất rộng, từ nhận thức luận, bản thể luận đến các pháp tu luyện, từ đạo đức, thiền định đến khí công và võ công. Có những khái niệm, thuật ngữ cô viết hoàn toàn chính xác như trong kinh điển. Trong ngành giáo dục, các công trình nghiên cứu, rồi các luận văn luận viếc về tư tưởng cổ, người ta thường phải đọc rất nhiều, sao chép rất nhiều, rồi nêu cảm nhận, diễn giải và có chút chủ ý mang tính sáng tạo riêng, thế là thành Thạc sĩ, Tiến sĩ, rồi cứ thế thành PGS, GS, Viện sĩ! Một người trình độ lớp 2 như cô Hòa nếu làm như trên để viết kinh cũng là chuyện phi thường rồi, nhưng sự thật còn kỳ lạ hơn thế. Vì quá ngạc nhiên, mới đây tôi đã gọi điện hỏi thẳng cô:
-Cô ơi, cho em hỏi thẳng cô cái này nhé. Như em viết bài, viết sách, em phải đọc hàng ngàn cuốn sách, vì chúng là tri thức chung của nhân loại, mình có ý gì cũng phải dựa trên cơ sở đó. Nếu viết sai sẽ có người giỏi hơn chỉ ra ngay, như em từng chỉ ra cái sai của nhiều ông giáo sư đấy. Vậy cô viết kinh như thế thì cô có đọc một cuốn sách nào không?
-Cô không giống anh nên cô không đọc một cuốn nào cả. Tất cả là tự cô viết ra như vậy.
Vậy cô là ai? Nếu hiểu Đạo Phật sẽ thấy nói cô là ai cũng khó như khi Phật Tổ giác ngộ muốn truyền đạo vậy. Sau khi đã chứng quả giác ngộ vô thượng, Đức Phật Tổ thấy Pháp của ngài chứng được quá sâu kín, khó thấy, khó chứng. Còn quần chúng lại ham thích ái dục thật khó mà thấy được cái lý 'duyên khởi ra các pháp' (Paticcasamuppada). Thật khó thấy cần phải: từ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết bàn. Ngài thấy thuyết pháp mà người ta không hiểu thì thật khổ não và bực mình. Nhưng rồi Phật Tổ nghĩ rằng, chúng sanh có hạng ít nhiễm, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy. Như trong hồ sen có bông sinh ra dưới nước, lớn lên dưới nước; có bông sinh ra dưới nước nhưng lớn lên, vươn lên được khỏi mặt nước, không bị nước thấm ướt. Nghĩ vậy ngài mới quyết truyền đạo, chỉ ra cho chúng sinh con đường cứu khổ và diệt khổ, dẫn tới cõi bất tử, Niết Bàn.
Ở thời nay, Đạo Phật sâu kín nhưng trải qua hàng ngàn năm đã có nhiều người hiểu, nói cô Hòa là ai lại khó ở chỗ khác. Nó khó ở chỗ thói đời khó tin một người từng mò cua bắt ốc như cô mà lại là Phật. Y như dân thờ Thiên Chúa ngày nào không tin Chúa Giê Su là Đấng Cứu Thế vì ngài chỉ sinh ra tại máng cỏ của gia đình người thợ mộc. Nhưng cô là ai mà lại có những khả năng siêu phàm? Tại sao cô không cần ăn mà vẫn sống bình thường? Mà theo kinh sách, chỉ có là Phật mới có khả năng lục thông, nhìn xuyên không gian, thời gian, nhìn thấu cõi nhân gian. Việc viết kinh sách của cô nói trên cũng thêm một chứng cớ, bởi chỉ có Phật mới có sự thông tuệ viết ra những điều đúng như kinh điển, viết ra những điều cao sâu mà đến cả nền khoa học hiện đại còn lâu mới tường minh!
***
Vậy theo tôi, Cô Vũ Thị Hòa đúng là Phật Bà, là Quán Thế Âm Bồ tát. Từ khi có đại phúc được gặp cô, tôi đã phải thay đổi suy nghĩ của mình. Tôi từng coi tri thức cổ phương Đông chỉ là sự tư biện của các nhà hiền triết suy ngẫm về tự nhiên và đời sống loài người, chủ yếu có giá trị về giáo dục đạo đức, luân lý và tu dưỡng, chứ ít có giá trị khoa học chính xác. Nhưng đến nay tôi buộc phải nghĩ lại. Tôi thấy cả cô Hòa, cả các vị hiền triết xưa đều là các bậc siêu phàm, viết và nói ra những chân lý của Tạo Hóa đúng như dân gian thường nói là “như thánh phán”. Họ chính là những phát ngôn viên của Tạo hóa. Chúng sinh ở cõi phàm, kể cả các nhà bác học cùng cả nền khoa học mà từ bao đời họ đã xây dựng nên, cần phải giải thích, cần phải tiệm cận những chân lý của các thánh đã phán.
Thật mừng là thực tế càng lên cao và tiến sâu hơn vào bí ẩn của tự nhiên và cuộc sống của chúng sinh, kết quả của khoa học lại càng giúp người ta ngộ ra những chân lý mơ hồ nhưng tuyệt vời của thánh nhân.
21-3-2015
ĐÔNG LA