ĐÔNG LA
MỘT CHUYẾN ĐI RẤT NHIỀU THÚ
VỊ
(Về chuyến tham quan Phan
Thiết
của đoàn nhà văn TPHCM)
Cách
đây ít ngày, Nhà thơ Phan Hoàng, tân Phó Chủ tịch Hội Nhà Văn TPHCM gọi điện:
-Anh Đông La, em Phan Hoàng đây!
-Biết rồi.
-Sắp tới Hội Nhà Văn TP có tổ chức một chuyến tham quan
Phan Thiết 4 ngày, anh ráng sắp xếp đi cho vui anh nhé.
Được “chiêu đãi” du lịch đúng là tốt rồi, nhưng quan trọng
là phải vui mà muốn vui thì phải biết đi với ai. Vì nhà văn ai cũng “rốn vũ
trụ” cả, lớp này lớp kia, vùng này vùng kia, nhóm này, nhóm kia,…, mà tôi với
giới văn chương chỉ có bạn thân chứ ít giao thiệp đàn đúm. Tôi hỏi:
-Thế đoàn đi gồm những ai?
-Gồm những anh chị lớn tuổi, nhiều người qua kháng chiến,
những anh chị có thành tựu sáng tác, sáng tác có ấn tượng. Như có anh Văn Lê…
Thấy có Văn Lê là tôi “ok” liền. Văn Lê là nhà thơ từng
đoạt giải nhất thơ Báo Văn nghệ, cùng lứa Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Duy, cả ba tôi
đều rất quen mà không thân. Riêng Văn Lê tôi gặp nhiều nhất vì anh hay đến nhà
anh Thái Thăng Long, hồi cùng khu tập thể Viện Công nghiệp Dược với tôi, rồi ở
văn phòng phía Nam
của Tạp chí VNQĐ nữa khi cùng đến chơi với ông Đại tá Nhà văn Đỗ Viết nghiệm.
Tôi thấy Văn Lê là người tốt, trực tính và trung thực. Năm 1998 khi tôi đăng
bài thơ dài “Tổ quốc- nửa bàn chân dính
bùn và máu” trên TC Văn nghệ Quân đội, sau đó được tặng thưởng cuối năm,
gặp tôi ở chỗ anh Đỗ Viết Nghiệm, anh Lê bảo:
-Cái bài mày mới đăng được đấy.
Trong giới được một người lớn tuổi hơn, đã có vị trí trên
văn đàn như Văn Lê, khen như thế là ghê lắm nên tôi “giả vờ khiên tốn”:
-Anh cứ đùa em.
Không ngờ Văn Lê đỏ mặt:
-Tao, tao mà đùa với mày à!
Tôi nói Văn Lê thẳng tính, trung thực là thế. Cái giận của
anh làm tôi vui vì anh khen thơ tôi thật. Nhà thơ lớn Chế Lan Viên cũng có với
tôi một lần như thế. Sau khi ông đề nghị trao giải cho chùm thơ của tôi trong
cuộc thi của Hội Nhà Văn TPHCM năm 1986, tôi hỏi ông: “Cháu làm thơ có được không chú?” Ông cáu: “Ông tưởng tôi cho ông giải vì tình cảm riêng hở. Nếu thế trước ông có
hàng ngàn người đến với tôi, tôi lấy giải đâu cho đủ”. Hồi ấy là người mới
sáng tác, không gì vui bằng khi nghe “cụ Chế” giận như thế, vì như thế có nghĩa
là tôi có khả năng làm thơ thật. Còn với anh Văn Lê kỳ này tôi muốn gặp lại
không phải vì thân tình mà vì anh mới bị mổ gan ở Bệnh viện Chợ Rẫy.
Rồi Phan Hoàng lại nhắn tin: “Anh nhớ 6 giờ sáng mai 20.8 đến trụ sở Hội đi Phan Thiết nhé”. Tôi
“ok”.
Cả Hội hơn 400 người, mình lại được ban lãnh đạo mới chọn
trong số 2 chục người đi chuyến tham quan đầu tiên của nhiệm kỳ. Theo lẽ thường
tôi phải mừng chứ. Nhưng thú thực tôi không vui mà cũng không buồn. Hồi hai đứa
con còn nhỏ, tôi đã đưa cả nhà đi chơi hầu hết các danh lam thắng cảnh của VN.
Tính tôi phù hợp với những chỗ nghiêm túc, trang trọng, viết lách thì thích
viết những chuyện cao sâu, rắc rối, nên tôi không phù hợp, không có khiếu chỗ đàn
đúm, tếu táo. Những người hoạt ngôn mới phù hợp cho những chuyến đi du lịch,
tham quan. Nhưng tôi vào Hội tận từ năm 1986, sau 30 năm mới lần đầu được hưởng
“lộc”, với lại cũng cần thay đổi không khí, cần “tập thể dục”, nên tôi quyết
chí đi.
Đúng
hẹn, tôi đến nơi thì rất mừng gặp được ông Đại tá Đỗ Viết Nghiệm, anh em gặp
nhau đã 20 năm, quý ở chỗ ông này rất hiểu tôi vì hàng ngày cũng vào đọc blog
của tôi. Tiếc anh Văn Lê không đi vì vợ anh sợ vết mổ chưa thật lành. Tôi cũng
gặp Thạch Cương, một lão nhà văn đã sát 80 tuổi, hỏi tôi là ai. Tôi trả lời.
Ông nói: “À Đông La, tôi có đọc nhiều bài
của Đông La đấy”. Một lát sau thấy Nhà Văn Trần Thanh Giao, đã 83 tuổi,
người đã ở trong BCH Hội nhiều khóa, cũng có một kỷ niệm với tôi là, anh đã gọi
điện cho cô Anh Thơ báo truyện ngắn “Lễ
tưởng niệm” của tôi sẽ được giải (cuối cùng không được?). Đó là cuộc thi
văn, thơ năm 1986 của Hội NVTPHCM nói ở trên mà chùm thơ của tôi đã được chính
Chế Lan Viên đề nghị trao giải, rồi sau đó cũng chính ông là người đứng tên
giới thiệu tôi vào HNVTPHCM. Đoàn tổng cộng có trên 20 người, ngoài mấy
người kể trên, tôi chỉ biết mấy người như Phan Hoàng, Bùi Chí Vinh, Triệu Từ
Truyền, Khánh Chi, Trần Trí Thông, Nhật Chiêu. Lên xe, Phan Hoàng giới thiệu hết
từng người và bắt đứng lên ra mắt. Tôi ấn tượng nhất với một nữ thi sĩ, đơn
giản là vì “nàng” trẻ nhất và trông cũng xinh, nghe chưa rõ tên, sau đó
hỏi lại mới biết là Trương Gia Hòa.
Điểm
dừng chân đầu tiên là Khu Du lịch Cáp treo Tà Cú trước khi vào TP Phan Thiết.
Trước khi lên cabin, hệ thống cáp đưa lên đỉnh núi ăn cơm, đoàn chụp hình lưu
niệm:
(Đông La, hàng
sau, ngoài cùng bên phải)
Cơm xong, đoàn lên đường, trước khi đến nghỉ ở khách sạn,
rẽ vào Dinh Vạn Thủy Tú, xem trưng bầy bộ xương cá Ông lớn nhất VN:
(Đông La “tự
sướng”)
Xong, đoàn về khách sạn 4 sao Ocean Dunes resort, nơi đoàn
sẽ nghỉ trong suốt chuyến đi. Ở khách sạn, cô Vũ Thị Hòa gọi điện thoại, tính giấu cô mà đúng là "vải thưa không che được mắt thánh".
Tôi nói:
-Em đi có 4 ngày thôi nên không báo cho cô biết.
-Đúng là ông Đông La, ra chỗ cô Hòa có vài ngày mà cứ xin đi chỗ này, xin đi chỗ khác. Kỳ này anh phải có quà cho cô đấy nhé.
-Cô không ăn gì nên có ăn được mực một nắng đặc sản ở đây đâu mà em mua. Không biết tính sao?
-Quà của anh là cái sức khỏe của anh đó, anh biết chưa? Ăn uống, nhất là uống phải cẩn thận, anh biết chưa?
-Em biết rồi.
Tôi nói:
-Em đi có 4 ngày thôi nên không báo cho cô biết.
-Đúng là ông Đông La, ra chỗ cô Hòa có vài ngày mà cứ xin đi chỗ này, xin đi chỗ khác. Kỳ này anh phải có quà cho cô đấy nhé.
-Cô không ăn gì nên có ăn được mực một nắng đặc sản ở đây đâu mà em mua. Không biết tính sao?
-Quà của anh là cái sức khỏe của anh đó, anh biết chưa? Ăn uống, nhất là uống phải cẩn thận, anh biết chưa?
-Em biết rồi.
Một trong cái khiếu văn chương là khả năng sáng tác, nhớ và
kể chuyện tiếu lâm, trong đó có chuyện về “đàn ông đàn bà”. Trong chuyến đi này
đã được phát huy triệt để, đóng góp nhiều nhất là ông Đại tá Minh Ngọc, vốn ở
NXB Quân đội nên biết rất nhiều chuyện vui của lính, rồi 4-5 người nữa đều có
khiếu hài hước rất có duyên. Chuyến đi cũng có nhiều chuyện thú vị và ý nghĩa khác, tôi sẽ viết sau, bài này tôi viết riêng chuyện có tính nghề nghiệp trước, đó là buổi tối giao lưu giữa đoàn nhà văn
TPHCM với các văn nghệ sĩ của Hội VHNT Bình Thuận. Một buổi tối thật vui, thân
tình, ấm áp, đúng là cuộc gặp giữa những người hoạt động văn chương nghệ thuật.
Sau những nghi lễ xã giao, khách được chủ nhà chiêu đãi đặc sản Bình Thuận là
rượu vang với “đồ nhắm”. Rồi vừa cụng ly, vừa chuyện trò, xen lẫn ca hát và tất
nhiên không thể thiếu được là chuyện đọc thơ. Vì ồn ào nên tôi không nghe rõ và
không nhớ tên và tác phẩm của phía chủ nhà, chỉ nhớ người đọc mà cũng không thể nhớ được thơ phía khách chúng tôi. Bùi
Chí Vinh là người khơi mào. Tôi và Bùi Chí Vinh không chơi với nhau nhưng biết
nhau đã 3 chục năm. Tôi không đọc nhiều nhưng biết Vinh là người làm thơ thông
minh, hóm hỉnh, có phần tếu táo nhưng cũng sâu sắc mang tính dân dã đời thường.
Vinh lại hoạt ngôn, giữa đám đông hay “nổ” nên rất nổi tiếng, tính tình gần như
ngược với tôi. Vì thế tôi không biết Vinh có đọc tôi viết bao giờ không, nhưng
trong những cuộc tụ tập, vô tình gặp nhau, Vinh thường “chào nhỏ” tôi và hay nhắc
đến kỷ niệm của chúng tôi liên quan đến một người bạn chung, đúng là một thằng “đầu gấu”,
nói về “nó” vài câu. Nhân chuyện Nhà thơ Bắc Sơn ở Phan Thiết mới từ trần,
người làm thơ phản chiến nổi tiếng trong Nam từ trước giải phóng, Vinh đọc
bài thơ nói về kỷ niệm giữa mình với Nhà thơ Bắc Sơn. Tiếp theo anh Triệu Từ Truyền đọc thơ. Biết ông này cũng đã 30 năm nhưng chỉ thấy thấp thoáng, nghe nói cũng là một người có cá tính mạnh, tôi cũng thế nên nếu không có duyên rất ít biết về nhau. Lần này đúng là cái duyên, được nghe anh nói, trực tiếp hỏi anh, tôi không ngờ Triệu Từ Truyền lại là một chiến sĩ kiên trung, từng vượt qua thử thách khốc liệt bị cầm tù ở Địa ngục Trần gian Côn Đảo. Anh lại cũng rất biết thằng "đầu gấu", từng là bạn thân của tôi, còn biết cả cha "nó" nữa, hóa ra cũng là "quân ta" trong rừng cả, không ngờ nó lại "quậy" thế. Triệu Từ Truyền làm thơ từ trước giải phóng, có tham vọng đổi mới, nghe thoáng anh đọc vài bài thấy thơ có tính triết lý. Đến lượt Khánh
Chi, con nhà thơ Trúc Chi, được Phan Hoàng giới thiệu từng là “thần đồng”, riêng tôi còn nhớ câu “Mười ngón tay âm thanh”, không nhớ là
tựa đề hay là một câu của Khánh Chi. Chi đọc một bài thơ nhưng chỉ được một
đoạn rồi… cười trừ vì không nhớ. Rồi trưởng đoàn Phan Hoàng cũng đọc một bài
thơ, chị Oanh dân Nghệ Tĩnh, người rất rành các làn điệu dân ca, tự ngâm thơ
mình. Còn Trương Gia Hòa, cái tên nghe như một nhà nghiên cứu, một chí sĩ hoạt
động cách mạng chứ không phải tên một nữ sĩ mà ngoài đời với tôi vẫn còn như một
“cô bé”, có đôi mắt ướt và hơi bị xinh! Đây là loại đối tượng mà hồi tôi mới
lớn có thể tạo thi hứng cho tôi làm thơ được, kiểu như:
Như là gặp
em ở mãi trong mơ
Ơi
cô gái xinh đẹp và xa lạ
Em
sát bên mà xa xôi quá
Ta
như đôi bờ giữa là biển vô tư
Hỏi Gia Hòa, vào facebook, thì không ngờ “cô bé” đã có cậu
con trai hơn 10 tuổi, đứng đã cao hơn cả mẹ.
Nghe
giới thiệu, Gia Hòa đứng dậy, rút kinh nghiệm Khánh Chi không thuộc thơ mình,
nên chỉ đọc 4 câu thôi. Ý bốn câu thơ, với cái nhìn khắt khe của đạo đức phong
kiến, dễ cho là “hư thân mất nết”,
nhưng với con mắt nhà phê bình, Gia Hòa đã có một cấu tứ độc đáo, thể hiện được
tình yêu mãnh liệt của một cô gái. Vì có 4 câu nên tôi nhớ, sau cuộc gặp tôi còn hỏi lại cho chắc, nên tôi có thể yên tâm mà trích dẫn ra được:
Anh ơi, mình
đừng có đi máy bay
Cứ đi bộ thế
nào rồi cũng đến
Nếu gặp biển
thì ta tát biển
Nếu gặp rừng
ta mắc võng ngủ chung
Còn tôi thì đến đâu cũng có người đến gặp bảo: “đã đọc nhiều bài của anh mà nay mới gặp”,
nay ở Phan Thiết cũng thế. Có lẽ tại tôi
viết nhiều về những vấn đề nóng, lại lý sự, tranh cãi về chuyện hay dở, đúng
sai nên người ta chú ý. Vì liên quan đến quan điểm văn chương, cả về chính trị
nên tất sẽ có những người ghét tôi. Tôi đã trả lời nhiều lần trên mạng, chuyện
đúng sai tùy theo nhận thức mỗi người, nhận thức lại lại tùy theo trình độ và
nhân cách mỗi người, còn tôi nếu viết sai, chắc chắn sẽ bị nhiều người kiện ra
tòa rồi. Giả sử tôi có được Nhà nước chống lưng thì ra tòa cũng sẽ không có ai là
Nhà nước ra bảo vệ tôi đâu. Những người bị tôi phê phán tất sẽ là những người
ghét tôi nhất nhưng chính họ lại là những người hiểu tôi viết đúng nhất, nên họ
đành phải im lặng mà chịu trận thôi. Phan Hoàng giới thiệu vui: “Anh Đông La là nhà phê bình độc đáo và rất
nổi tiếng nhưng anh sẽ đọc thơ chứ không đọc phê bình vì trước khi viết phê
bình anh cũng làm thơ, vì làm thơ không được nữa nên anh mới phải viết phê bình”.
Tôi đứng dậy nói:
-Đúng là tôi đầu tiên làm thơ, viết văn rồi mới viết phê
bình, chắc tôi la to quá nên mọi người chỉ chú ý tôi viết phê bình. Hôm nay tôi
muốn tâm sự một chút. Chiều nay đoàn được đi thăm di tích tháp Chàm, rồi đến “Lầu ông Hoàng” nơi ghi dấu mối tình của
Hàn Mặc Tử với Mộng Cầm. Vì “Lầu ông
Hoàng” chỉ còn lại một nền nhà nên nhiều người ngại leo dốc không đến nhưng
theo vài người tôi vẫn đến:
Vì như
chuyện không tưởng, tôi cũng có cái duyên, có một kỷ niệm với Nhà thơ Hàn Mặc
Tử. Số là tôi có thân thiết với Chế Lan Viên giai đoạn cuối đời ông. Chế Lan
Viên vốn rất quý bạn bè nhất là người bạn cùng thời tài hoa bạc mệnh là Hàn Mặc
Tử. Ông đã làm một tuyển tập thơ Hàn Mặc Tử nhưng còn thiếu tập Gái quê. Biết nữ thi sĩ Mộng Tuyết (vợ
Đông Hồ) có tập Gái quê, nên hôm tôi
chở ông bằng xe đạp từ Bà Quẹo lên quận 5 xem điểm thi đại học vào trường Y của
cô con gái Vàng Anh, xong ông đã bảo tôi chở ông đến nhà bà Mộng Tuyết ở Phú
Nhuận để chép tập Gái quê. Chính ông
đã viết lời tựa cho tuyển tập và kết bằng hai câu thơ viết về cái chết mà tuyệt
đẹp của Hàn Mặc Tử:
Một mai kia
ở bên khe nước ngọc
Với
sao sương anh nằm chết như trăng.
Khi
tập thơ chào đời, Chế Lan Viên đã viết tặng tôi một cuốn:
Nói rồi tôi xin góp vui bằng đọc bài thơ này:
ĐÔNG
LA
NHƯ
MỘT SỰ XẾP ĐẶT
Chúng mình đã đến với
nhau
Lạ lùng như một sự xết
đặt
Bỗng ở đâu về cái lực
vô hình kỳ diệu
Nhanh hơn cả sóng âm
sóng ánh sáng
Mạnh hơn cả vạn lần
sấm chớp bão giông
Bỗng giật mình thấy
trước phút gặp em anh chỉ là
một
kẻ ngủ mơ
Phải ta đã quên mình
trong những bận rộn bon
chen, những ưu phiền thường nhật
Em chợt đến và anh
bừng tỉnh giấc
Cuộc sống này bỗng
quyến rũ đến thế ư!
Em đã đến từ đâu hỡi
nửa cuộc đời
mà anh chưa biết?
Phải từ một thiên hà
xa xôi hay từ thời A-đam,
Ê-va lần đầu tiên gặp mặt?
Từ cái hôn đầu tiên
của con người
làm rung rinh mặt đất?
Trong ánh mắt em nhìn
có một phần ánh
mắt của Ê-va!
Còn anh em ơi!
Anh chỉ biết và anh
chỉ biết
Chúng mình đã đến với
nhau từ hai đầu
của một dải dất
Chiếc khăn quàng mầu
xanh của nữ thần
bỏ quên khi tắm biển Đông
Từ tiếng khóc oa oa
anh vội vàng chạy qua
tuổi thơ để đến bên em
Anh mang đến em cái
tuổi xuân có ùng
oàng
tiếng bom, tiếng đạn
Có dính máu và mồ hôi
của bao nhiêu chiến trận
Có mùi vị của những
dòng sông, của
những cánh rừng
Có phải trong cơn mơ
anh đã từng gặp em?
Em ở đâu giữa chốn
phồn hoa, cao sang, đài các?
Trong chốn ngục tù của
những định
kiến lạnh tanh?
Nhưng ta đã đến với
nhau rồi chẳng cần
tính toán nghĩ suy
Như Tổ Tiên ngày nào
từng đến với nhau trong
vườn Địa Đàng của Chúa
Tất cả những cách ngăn
cháy rụi ra tro
trong khoảnh khắc
Trong vòng ôm đầu tiên
Anh đã thức dậy rồi
trong vòng ôm đầu tiên
Không gian bỗng tinh
khôi như lần đầu gặp mặt
Ta hãy hôn nhau cho
rung rinh mặt đất
Cho chốn Địa Đàng hiện
ngay giữa trần gian!
1984
|
(Còn
nữa)
24-8-2015
ĐÔNG LA