Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

VŨ THỊ HÒA - MẮT SÁNG, LÒNG TRONG, TÌM HÀI CỐT LIỆT SĨ


Đại tá Đào Văn Sử nguyên là Trưởng đại diện phía Nam Báo QĐND, cuối năm nay anh sẽ về hưu, hiện tham gia Hội Hỗ trợ Gia đình liệt sĩ Việt Nam. Vì vậy anh biết rất rõ việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ của nhà ngoại cảm Vũ Thị Hòa là bằng thiện tâm. Sau khi đọc bài tôi viết về ngoại cảm, anh đã tìm đến tôi tặng số Báo Cựu Chiến binh TPHCM (số 393, 10-10-2013) mà trên đó anh có bài viết về chuyến anh trực tiếp chứng kiến việc tìm kiếm hài cốt của Nhà ngoại cảm Vũ Thị Hòa. Anh cũng cho biết nhiều thân nhân liệt sĩ rất cảm ơn bài viết của tôi, họ đều nghĩ như tôi mà họ không viết ra với lý lẽ như vậy được. Để làm sáng tỏ thêm vụ việc VTV1, 20-10-2013, đã phát chương trình “Trở về từ ký ức” số 22, anh Sử muốn nhờ tôi đăng lại bài của anh và bài của một số thân nhân LS gởi cho anh.
Được tin Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công An điều tra bọn lừa đảo lợi dụng ngoại cảm, rất mong Bộ Công an cũng điều tra việc xúc phạm, vu cáo các nhà ngoại cảm chân chính, vu cáo các tổ chức và cơ quan đã hỗ trợ và giám định hiện tượng ngoại cảm, đã có công lao rất lớn tìm được hàng chục vạn hài cốt liệt sĩ, kể cả hài cốt các lãnh tụ cách mạng. Như Nhà Ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng từng tham gia việc tìm hài cốt LS đã được chính Chính phủ chỉ đạo tổ chức khảo nghiệm, mà một trong các cơ quan thực hiện là Viện KHHS Bộ Công an.
ĐÔNG LA

MẮT SÁNG, LÒNG TRONG
TÌM HÀI CỐT LIỆT SĨ
Đại tá Đào Văn Sử

Giữa lúc có những kẻ lợi dụng vấn đề tâm linh để hành nghề gian dối, lừa đảo, trục lợi trong việc tìm hài cốt liệt sĩ thì Nhà ngoại cảm Vũ Thị Hoà (Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người – thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam) lại thầm lặng trên những cánh rừng, tìm hơn một nghìn bộ hài cốt liệt sĩ mà không hề  đặt điều kiện gì với  các thân nhân.
     Không thể kể hết những chuyến đi tìm hài cốt liệt sĩ đầy gian nan, cực nhọc , xúc động và hiệu quả cao của cô. Chúng tôi chỉ ghi lại chuyến đi gần đây nhất tại tỉnh Gia Lai – đêm 29-9 và ngày 30-9-2013.
         Vĩnh Phúc, ngày 22/10/2013   
HÃY TRẢ LẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM
    Cho Nhà ngoại cảm Vũ Thị Hoà
        
Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều thân nhân được cô Hoà tìm giúp hài cốt liệt sĩ, muốn viết đơn kiện nhà báo Thu Uyên và gửi kiến nghị đến lãnh đạo VTV1. Để kịp thời, hai chúng tôi xin đứng tên làm trước:
1. Hà Văn Tuấn là con trai của liệt sĩ Hà Văn Bào (1933-1969), quê Mê Linh, Hà Nội:
Bố tôi hi sinh tại Cần Lê - Tây Ninh, được cô Vũ Thị Hòa giúp tìm hài cốt, quy tập ngày 29/4/2013. Khi khai quật, có 1 bình tông - khắc họ tên Hà Văn Bào-KBP, dưới đáy có: số 4, hình thoi, 1969. (Những di vật này, cô báo trước khi đào).
2. Phạm Văn Chiến - cháu của liệt sĩ Phạm Văn Lựu(1948-1969), quê  Kim Anh,Vĩnh Phúc: 
Liệt sĩ hi sinh tại huyện  Chư Pảh, Gia Lai; được cô Vũ Thị Hòa giúp tìm, quy tập ngày 30/9/2013. trong phần mộ có: 1 lọ thuốc thủy tinh  màu vàng; đáy lọ có số: 18, số 2, số 1- số 6. (Những di vật này, cô báo trước khi đào).
Thưa cộng đồng mạng- những người luôn đấu tranh vì lẽ phải, công bằng!
     Từ lâu, chúng tôi rất tin yêu, kỳ vọng vào VTV. Chúng tôi tin VTV hơn mọi cơ quan báo chí khác.

ĐÊM PLEIKU - TRƯỚC NGÀY TÌM HÀI CỐT…

               Khi Nhà ngoại cảm Vũ Thị Hoà cùng các cán bộ Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam) từ Hà Nội đến Pleiku, tỉnh Gia Lai  tìm hài cốt các liệt sĩ  trong khu rừng huyện Chư Păh, thì  chúng tôi từ TP Hồ Chí Minh đáp chuyến bay cuối cùng trong ngày đến Pleiku. Trời Pleiku sụt sùi, đùng đục những đám mây như  chực chờ trút nước xuống. Bởi vì cơn bão số 10 đang sầm  sập đổ vào khúc ruột miền Trung.
   Trời tối, ào ạt những trận mưa, chúng tôi cùng khá đông thân nhân của bốn liệt sĩ đã kéo đến ngồi chật tiền sảnh Khách sạn Thanh Bình (thành phố Pleiku) chờ Nhà ngoại cảm Vũ Thị Hoà nói về chuyến vào rừng tìm kiếm sớm mai. Đúng 19 giờ, Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người bước ra giới thiệu đôi nét về Nhà ngoại cảm Vũ Thị Hoà .
         Lâu nay chúng tôi và thân nhân các liệt sĩ đều quen gọi Nhà ngoại cảm Vũ Thị Hoà là cô Hoà. Dáng người nhỏ nhắn, tác phong nhanh nhẹn, cô bước ra chào mọi người rồi nói ngay:
-         Sớm mai, chúng ta sẽ tìm hài cốt các liệt sĩ tại cánh rừng xã Ia Khươl, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Dựa trên tên tuổi các liệt sĩ mà thân nhân cung cấp, tôi đã nhìn thấy vị trí, đặc điểm của từng phần mộ.
 Dứt lời, cô cầm tờ giấy cỡ A4 giơ cao ngang đầu, nói:
-         đã ghi thông tin của các mộ phần vào tờ giấy này.
Cô đặt giấy xuống bàn, mọi người xúm lại, dùng máy điện thoại chụp trang giấy. Tôi đối chiếu nội dung cô viết trên giấy, đúng như cô đang nói:
-         Bộ hài cốt liệt sĩ Phạm Xuân Sinh (Thái Bình),  nằm bên cạnh một cây to và một cây nhỏ. Một cái rễ lớn xuyên qua cổ  liệt sĩ. Di vật là cái bi-đông, bên hông khắc chữ Phạm Xuân Sinh, KB…
-         Bộ hài cốt của liệt sĩ Trương Văn Hồng (Nghệ An), cạnh một cây nhỏ, có tăng ni lông, một hăng gô nhôm, dưới đít hăng gô (từ dùng của cô) khắc tên liệt sĩ Hồng…
-         Bộ hài cốt của liệt sĩ Nguyễn Quốc Hùng (Nam Định), có tăng ni lông, một bi - đông nhựa của Mỹ, ghi tên Nguyễn Quốc Hùng, D6. E 88; có chữ US. 1969…
-         Bộ hài cốt liệt sĩ Phạm Văn Lựu (Vĩnh Phúc), ở cạnh một cây gốc rất to nhưng thân rất nhỏ, giống như cây cảnh; phía trên bộ hài cốt là những bụi le nhiều như rừng, bà con dân tộc thường vào đây hái măng; di vật là chiếc lọ dẹt, màu vàng, chắc là lọ đựng thuốc, kiểu dáng lạ, trên lọ có số: 18 2 (1) 6 và chữ: DA- 30…
-         Bộ hài cốt của liệt sĩ Nguyễn Văn Năm (Vĩnh Phú),  có tăng ni lông, một đèn pin ngoéo, một la bàn  đựng trong túi vải…
    Bà Quan Thị Lệ Lan (73 tuổi) – Trưởng phòng Thông tin - Tư liệu Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, nguyên là giảng viên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội – chăm chú nghe rồi ghi vào sổ, quay sang nói với tôi: “ Phải ghi hết để mai đối chiếu lúc khai quật xem đúng sai thế nào?”  Sau khi cô hỏi: “Có ai muốn biết gì thêm hoặc có lăn tăn gì, xin cứ nói?”  thì Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người hỏi luôn:
-         Nghe cô khẳng định rõ về đặc điểm các bộ hài cốt liệt sĩ, chúng tôi rất mừng. Xin hỏi cô: Đang  ảnh hưởng cơn bão số 10, liệu ngày mai ta đi tìm hài cốt, trời có mưa lớn không?
Cô Hoà đứng nghiêm, mắt nhìn thẳng phía trước, khoảng 20 giây sau cô dõng dạc nói: “Ngày mai đẹp trời. Đến cuối buổi chiều có mưa nhưng không ảnh hưởng đến việc tìm kiếm”…
     Mọi người vỗ tay vang cả khán phòng nhưng tôi nghĩ rằng, không nhiều người dám tin ngày mai không mưa.
    Đêm hôm ấy chúng tôi đều thức khuya  bàn luận về những điều cô Hoà khẳng định. Một số thân nhân liệt sĩ thao thức không ngủ được chỉ mong trời mau sáng …

BẤT NGỜ TIẾP BẤT NGỜ - VỠ OÀ CẢM XÚC

      Sáng sớm ngày 30 - 9, từ TP Pleiku, đoàn chúng tôi cùng Nhà ngoại cảm Vũ Thị Hoà vượt chặng đường gần 40 km để đến cánh rừng khu vực làng Kách, xã Ia Khươl, huyện Chư Păh. Trước khi vào rừng, tôi cùng một số thân nhân đến gặp đồng chí Thượng tá Phạm Chí Thanh - Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự huyện Chư Păh báo cáo toàn bộ  ý định và kế hoạch tìm kiếm hài cốt liệt sĩ sau đó xin ý kiến tổ chức thực hiện.  Đồng chí chỉ huy trưởng nói với chúng tôi:
-         Cơ quan quân sự huyện chúng tôi sẽ hỗ trợ để làm tốt công việc này. Hôm nay tôi đi họp. Tôi sẽ cử anh em vào rừng cùng với đoàn.
Chúng tôi cảm ơn đồng chí chỉ huy trưởng rồi bước ra xe. Chỉ 5 phút sau, Đại uý Nguyễn Xuân Thuỷ và Trung uý Nay Danh Niêm (người Ba Na) đã gặp tôi giới thiệu:
- Chúng tôi là trợ lý huyện đội. Bây giờ chúng tôi sẽ báo cho UBND xã Ia Khươl, rồi  báo cho Trưởng thôn huy động dân quân tham gia phát cây, dẫn đường và đào tìm hài cốt cùng với đoàn…
     Thế là đội hình đi tìm hài cốt liệt sĩ khá đông đủ, gồm: Đại diện cơ quan quân sự địa phương, Trưởng thôn, Già làng, dân quân làng Kách; Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng  con người (ông Nguyễn Phúc Giác Hải, Bà Quan Thị Lệ Lan, cô Vũ Thị Hoà); Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam (tôi và anh  Đỗ Quang Vịnh - Phó giám đốc Trung tâm thông tin tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ),  nhân chứng có cựu chiến binh  Cấn Văn Hành ( trú tại xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) – nguyên trung đội trưởng  trực tiếp tổ chức mai táng các liệt sĩ  tại rừng xã Ia Khươl, huyện Chư Păh; đại diện các gia đình chuyên hỗ trợ việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ( ông Nguyễn Hữu Tiến (Hà Nội), ông Trần Nhật Duật, Phạm Văn Lãm, Lương Văn Nhương (TP Hồ Chí Minh); ông Chu Xuân Thu, bà  Nguyễn Thuý Huyền (Yên Bái)…Đại diện các gia đình thân nhân liệt sĩ và đại diện các cơ quan báo chí (bà Phạm Thị Thu Hằng- báo Hà Nội Mới, Thượng tá Trịnh Văn Hoà, CTV Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, nguyên Phó Tổng biên tập báo – truyền hình Quân khu 7 và phóng viên báo Gia Lai)…
Sau khi  xác định đường vào rừng, chỉ hướng cho dân quân phát cây mở lối, cô Hoà yêu cầu CCB Cấn Văn Hành kể lại việc tổ chức mai táng các liệt sĩ 42 năm trước. Khi CCB Cấn Văn Hành nói : “Tôi trực tiếp mai táng…” cô Hoà đính chính: “ Hôm đó ông chỉ huy các anh  bộ đội mai táng chứ?”. Ông Hành nói ngay: “Vâng, đúng như vậy. Ngày ấy  tôi là trung đội trưởng một đơn vị phối thuộc với Sư đoàn 325. Khi đi qua đây, gặp các đồng đội thương vong, tôi tổ chức anh em mai táng. Tìm trong ba lô của 5 liệt sĩ, chỉ có 3 cái tăng, tôi yêu cầu anh em chia làm 5 phần để mai táng cho đủ”…
Cô Hoà hỏi ông Hành:
-         Lúc ấy có một chiến sĩ muốn lấy la bàn của liệt sĩ, đúng không?
-         Đúng ạ. Tôi thấy la bàn bê bết máu, nên  bảo anh em gói theo liệt sĩ.
-         Còn đôi dép của liệt sĩ Phạm Xuân Sinh ?
-         Lúc ấy có chiến sĩ dép đứt hết nên tôi đồng ý để đồng chí đó  mượn luôn.
      Qua đối thoại trên, mọi người bất ngờ về khả năng thấu thị siêu phàm của cô Hoà. Cô thấy cả hình ảnh lúc mai táng, từ  42 năm trước.
Theo chỉ dẫn của cô Hoà, từ  Quốc lộ 19, đoàn phát đường khoảng hơn 100 mét vào khu vực rừng tái sinh, cây che phủ kín mặt đất.
    Tới nơi, cô Hoà đưa hai tay ra rồi vung tay như động tác bắt quyết, nói:
-         Các  liệt sĩ năm khu vực này, rất gần nhau.
Nghe vậy, CCB Cấn Văn Hành nói với tôi và hàng mấy chục người xung quanh:
-         Khi chúng tôi mai táng, khu vực này là rừng cây lớn. Bây giờ tôi không còn nhận ra nữa. Đã nhiều  lần tôi về khu vực này tìm kiếm mà không thấy. Lần nào về đây tôi cũng báo UBND xã hoặc  cơ quan quân sự huyện giúp tôi tìm kiếm. Mặc dù cô Hoà nói vậy nhưng tôi vẫn chưa nhận ra.
       Ngay lúc ấy cô Hoà bước nhanh đến bên một cây to và một cây nhỏ rồi ngồi xuống vạch lớp lá mục vẽ giới hạn một hình chữ nhật dài khoảng 2m, rộng 1m. Cô nói: “Liệt sĩ Phạm Xuân Sinh đang nằm ở đây…rễ cây đang xuyên qua cổ anh”…Cô ngồi xuống, khóc nức nở.
Hai dân quân vác xẻng đào. Cô ngăn lại, nói: “Chặt cây này đã, mới lấy được hài cốt”.
    Hố được đào sâu khoảng 40cm, cô Hoà xuống bới nhẹ lớp đất ra là hiện rõ màu đất hơi đen, đúng hình người nằm. Cô chỉ tay vào khoảng bụng liệt sĩ nói: Chiếc bi- đông ở đây”. Bới nhẹ đất ra, cô kéo lên cái bi-đông màu nhôm trắng vì lớp sơn đã tróc hết do thời gian. 
 Cô trao bi- đông cho Thượng tá công an Phạm Xuân Nghiệp – con trai liệt sĩ, ngồi bên cạnh .  Vừa cạo  đất bám trên bi- đông thấy rõ dòng tên bố , anh Nghiệp khóc nấc lên. Vợ anh (chị Hà Thanh Nhàn) khóc như gào, tay vái cô liên hồi, nói những lời cảm ơn sâu nặng:
   Cô Hoà tiếp tục chỉ đạo việc rút rễ cây trong cổ liệt sĩ một cách thận trọng. Hộp sọ chỉ còn những mảnh vỡ vụn, màu đen, bóp nhẹ là mủn. Chiếc tăng ni lông mai táng  sau 42 năm cũng chỉ còn vài mảnh vụn, dính theo ít vải quàn áo…Cô yêu cầu bốc hết đất đen theo dấu thi hài vì đó là thịt, xương liệt sĩ đã phân huỷ.
 Việc đào, bốc hài cốt của các liệt sĩ Trương Văn Hồng , Nguyễn Quốc Hùng, Phạm Văn Lựu  diễn ra gay trong buổi chiều cũng thế. Tất cả di vật tìm được đều đúng như đêm hôm trước cô ghi và dự báo với mọi người. Đặc biệt là rừng cây le mọc bên trên các mộ phần thì  mọi người đều thấy mấy bà con dân tộc Ba Na đang  đến hái măng. 
         Tôi đã chứng kiến nhiều cuộc  tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ. Năm 2001 (cách đây 12 năm), tôi được đồng chí Ngô Xuân Lịch, lúc đó là Đại tá, Cục trưởng cục Chính  sách, Tổng cục Chính trị  ký quyết định đề nghị Bộ Quốc phòng để tôi tham gia với Đội K70 (QK7) và K71 ( tỉnh Tây Ninh) đi tìm hài cốt liệt sĩ tại Cam- pu- chia, với vị trí thành viên chính thức, chứ không chỉ là nhà báo. Ngày ấy, khi có thông tin của dân, chúng tôi phải đào cả vài chục, vài trăm mét vuông, suốt mấy  ngày mới thấy hài cốt liệt sĩ. Nhưng hôm nay, vị trí nào, cũng chỉ đào khoảng 2m2, trong vòng nửa giờ là thấy hài cốt. Thật quá bất ngờ.  Còn bộ hài cốt của liệt sĩ Nguyễn Văn Năm  đang nằm đó, cô Hoà quyết định sẽ khai quật sau vì vắng thân nhân, hơn nữa trời đã về chiều, mưa vừa đổ xuống. Trong khi đoàn đang đào tìm hài cốt, Thượng tá Nguyễn Lệ Ngãi – Chính trị viên huyện đội Chư Păh  và Đại tá Nguyễn Hữu Lợi - Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai đứng ở vòng ngoài các hố đào, cùng chúng tôi chứng kiến kết quả tìm kiếm.
 Trong suốt quá trình chứng kiến, Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, mặc dù ở tuổi 80, vẫn không thấy ông mệt mỏi, cứ cơ động ghi hình.  Trước khi cả đoàn lên xe đến chào, cám ơn Cơ quan quân sự huyện Chư Păh để về Pleiku, ông Nguyễn Phúc Giác Hải  nói với tôi, như để mọi người cùng nghe:
-         Gần hai chục năm nay tôi nghiên cứu tâm linh, đúc kết những khả năng đặc biệt của con người khắp mọi miền đất nước nhưng chưa thấy ai có năng lực thấu thị đặc biệt, chính xác đến mức tuyệt đối như cô Vũ Thị Hoà. Cô đã dự báo từ xa các trường hợp tìm hài cốt liệt sĩ đều chính xác. Thật đáng sợ khi cô dự báo thời tiết ngày hôm nay, cũng hoàn toàn đúng. Đêm qua, nghe cô nói, tôi chưa tin.Vừa qua cô đã được công nhận là cán bộ của Bộ môn khoa học dự báo - Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam). Cô đang tham gia nghiên cứu các đề tài liên quan đến ngoại cảm và tâm linh của Bộ môn khoa học dự báo.
      Cám ơn Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải.  Xin không dẫn ra ý kiến của những  người trong đoàn , vì ai cũng có suy nghĩ giống nhau: Khâm phục, bất ngờ  và không giải thích nổi.
    Sự bất ngờ và cảm phục của Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải và bà Quan Thị Lệ Lan – chuyên tâm nghiên cứu sâu hàng đầu của Quốc gia về vấn đề này - đã nói lên tất cả.
      CẦN TỔ CHỨC Ở CẤP CAO HƠN, HIỆU QUẢ HƠN
Đã 3 năm nay, Nhà ngoại cảm Vũ Thị Hoà đã đến nhiều vùng miền đất nước tìm hài cốt liệt sĩ. Nước mắt cô đã chảy đầm đìa khi bốc 164 hài cốt liệt sĩ hy sinh năm 1967 tại Tây Ninh, trong một hố chôn tập thể , trước sự chứng kiến của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - Giám đốc Trung tâm thông tin tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, nguyên Phó Tư lệnh chính trị Quân đoàn 4 và các đồng đội CCB. Nước mắt cô cũng đã chảy dài và sót xa trong những tháng ngày tìm kiếm, cất bốc hàng trăm bộ hài cốt liệt sĩ tại huyện Xuyên Mộc tỉnh bà Rịa- Vũng Tàu. Bởi vì tại đây, có những  người cố tình phủ nhận cái tâm của cô với các liệt sĩ.  Những chuyện không hay như vậy rất dễ xảy ra vì thiếu sự chỉ đạo ở cấp cao hơn và sự phối hợp đồng bộ của nhiều tổ chức chính trị và đoàn thể xã hội các cấp.
 Sáng sớm ngày 1-10-2013, sau khi quy tập xong hài cốt 4 liệt sĩ, từ Pleiku, tôi điện cho Trung tướng Lê Văn Hân - Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam, báo cáo tình hình, với cương vị là hội viên của Hội. Lúc đó Trung tướng đang họp ở Vĩnh Phúc nhưng vẫn tranh thủ nói với tôi:
-         Thế thì vui quá em ạ. Bất kỳ ai, làm nghề gì mà giúp cho việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đều là việc nghĩa cao quý, chúng ta phải biết ơn, kính trọng. Nhưng anh hỏi thật, em có trực tiếp xem lúc đào lấy di vật lên không? Vừa qua nhiều nơi làm bậy, em biết rồi đấy. Chúng ta phải rất tinh tường, cảnh giác cao, không được để sai sót với các liệt sĩ...
      Lời căn dặn và đề phòng của đồng chí Trung tướng, Chủ tịch là cần thiết. Những vụ gian dối, lừa đảo để trục  lợi trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ vẫn tồn tại trên đất nước ta. Và qua đây, chứng tỏ Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam  và các đồng chí lãnh đạo cao cấp khác của Nhà nước cũng chưa biết rõ khả năng đặc biệt của Nhà ngoại cảm Vũ Thị Hoà. Ngay cả ông Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người cấp Quốc gia tuy biết tài năng của cô, đến hôm nay mới tâm phục khẩu phục.
      Thiết nghĩ các cơ quan chức năng, các viện nghên cứu, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình hãy nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước tổ chức chặt chẽ với qui mô lớn, tạo điều kiện để Nhà ngoại cảm Vũ Thị Hoà đem hết khả năng của mình giúp cho các liệt sĩ về an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ và còn giúp cho những người mẹ, người vợ, người con, cháu  -  thân nhân liệt sĩ  bớt trăn trở, đau lòng, yên tâm nhắm mắt khi từ giã cõi đời này.
Cô Hoà nói với tôi rằng, cô đau lòng lắm, còn quá nhiều liệt sĩ đang nằm cô quạnh ở nhiều nơi; hàng ngàn ngôi mộ có tên, gắn bia…nhưng không có hài cốt !? Riêng ở Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn khoảng 2000 liệt sĩ nằm ở nơi hoang vắng…Biết bao giờ đưa các anh về ?
    Đã 3 năm nay, Nhà ngoại cảm Vũ Thị Hoà đã đến nhiều vùng miền đất nước và qua cả đất bạn Campuchia  tìm hài cốt liệt sĩ. Nước mắt cô đã chảy đầm đìa khi bốc 164 hài cốt liệt sĩ hy sinh năm 1967 tại Tây Ninh, trong một hố chôn tập thể , trước sự chứng kiến của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - Giám đốc Trung tâm thông tin tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, nguyên Phó Tư lệnh chính trị Quân đoàn 4 và các CCB. Nước mắt cô cũng đã chảy dài và chảy xót xa trong những tháng ngày tìm kiếm, cất bốc hàng trăm bộ hài cốt liệt sĩ tại huyện Xuyên Mộc tỉnh bà Rịa- Vũng Tàu. Bởi vì tại đây, có những  người cố tình phủ nhận cái tâm của cô với các liệt sĩ.  Những chuyện không hay như vậy rất dễ xảy ra vì thiếu sự chỉ đạo ở cấp cao hơn và sự phối hợp đồng bộ của nhiều tổ chức chính trị và đoàn thể xã hội các cấp. 
Hãy dành mọi tình cảm, sự quan tâm của chúng ta với linh hồn và hài cốt các  liệt sĩ đang lưu lạc. Vì độc lập dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước, các anh đã  anh dũng hy sinh, hoá thân vào đất đai cây cỏ.
Đông đảo chúng ta không trực tiếp giúp được các anh nhưng chúng ta có thể làm được – làm được công việc nhỏ thôi, đó là: Tạo mọi điều kiện để nhà ngoại cảm Vũ Thị Hoà dành nhiều thời gian, tâm sức thay trời hành đạo. Vì sự siêu thoát của linh hồn các liệt sĩ, vì sự yên ấm nơi mộ phần các anh, chúng tôi muốn tỏ lòng biết ơn Nhà ngoại cảm Vũ Thị Hoà. Chúc  cô mạnh khoẻ để cứu giúp các liệt sĩ không may mắn và giúp đời !
                                                Bài và ảnh
                                         Đại tá ĐÀO VĂN SỬ
                             Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam