Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

RÁO XƯ “TƯƠNG CÀ” (TƯƠNG LAI): “CNXH ĐÃ CHẾT!”?

ĐÔNG LA
RÁO XƯ “TƯƠNG CÀ” (TƯƠNG LAI):
“CNXH ĐÃ CHẾT!”?

Trong bài Góp ý kiến vào quá trình tiến đến Đại hội lần thứ XII của Đảng, ông Tương Lai viết: “Đã có khá nhiều ý kiến đóng góp về Văn kiện”; “về quy trình bầu cử và chuẩn bị nhân sự cũng như nhiều vấn đề cụ thể khác”; “Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp thiết thực và cụ thểcũng rất cần những đóng góp về cơ sở lý luận của việc xây dựng Báo cáo chính trị”;
Vì thế, trong ý kiến đóng góp với quá trình chuẩn bị tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII, tôi muốn góp thêm vào chủ đề này. Với tư cách một người làm nghiên cứu, tôi sẽ cố gắng tiếp cận từ bình diện lý luận gắn với thực tiễn để trình bày ý kiến đóng góp với Đảng và cũng qua đó mong nhận được sự thẩm định của công luận về những ý tưởng đã trình bày và những kiến nghị với Đại hội XII. Tôi sẽ tập trung trình bày mấy vấn đề sau đây:
Từ bỏ mô hình đã lựa chọn sai, mô hình Xã hội chủ nghĩa.
Từ bỏ cái gọi là “Chủ nghĩa Mác-Lênin”
Trung thực và nghiêm túc thực hiện “Điều mong muốn cuối cùng” trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

(Tương Lai trong một vụ xuống đường!)
          Trước hết “Về “Chủ nghĩa xã hội””, ông ta kể: “Cách đây 6 năm, năm 2009, theo lời mời của ông Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương”, trong một tham luận, ông ta đã trình bày: “Hiện nay, loài người không còn chủ nghĩa tư bản nguyên nghĩa nữa, mà cũng chưa từng có chủ nghĩa xã hội đích thực. Hai thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản” và “chủ nghĩa xã hội”, thì một không còn phản ánh một thực tế nào nữa, và một thì chưa hề phản ánh một thực tế nào cả. Cái thứ nhất là “chủ nghĩa tư bản”, cái thứ hai là “chủ nghĩa xã hội”! *
Cũng có nghĩa là mục tiêu mà chúng ta, nói đúng hơn là Đảng áp đặt cho cả dân tộc ta, cho toàn xã hội phải hướng tới một mục tiêu mù mờ để ra sức xây dựng. Sự mù mờ đó thì chính ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói ra chứ chẳng phải ai khác khi ông phát biểu rằng không biết đến hết thế kỷ XXI thì liệu đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện hay chưa! Cho dù vậy, ông vẫn áp đặt cái “Cuơng lĩnh xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, gọi tắt là Cương lĩnh 91” vào trong Hiến pháp 2013 vì ông ta đặt Cương lĩnh của Đảng cao hơn Hiếp pháp!”
          Những ý trên xem chừng có vẻ đúng quá nhưng chỉ đúng với những người kém hiểu biết và mù lý luận như ông Tương Lai thôi. Viết như trên, nhận thức của Tương Lai chỉ biết lệ thuộc vào những tên gọi, những khái niệm. Nhưng thực tế dù Liên Xô đã tan vỡ và các nước mang danh XHCN đã thay đổi danh xưng, kể cả thể chế Việt Nam nếu có thay đổi danh xưng thì khi tính thiện của loài người còn tồn tại, sự công bằng xã hội, sự quan tâm mang tính xã hội của loài người sẽ mãi mãi còn giá trị. Và như thế tinh thần XHCN và triết học Mác, với tư cách là một khoa học về sự phát triển của xã hội loài người, vẫn sẽ sống mãi.
          ***
Theo Wiki., tinh thần xã hội chủ nghĩa không chỉ có khi đã có hệ thống lý luận trong nửa đầu thế kỷ 19 mà đã có trước đó rất lâu. Như trong tác phẩm Cộng hòa của Plato hay Utopia của Thomas More. William Morris cho rằng John Ball, một trong những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Anh vào năm 1381, chính là người theo chủ nghĩa xã hội đầu tiên với câu nói nổi tiếng: “Khi Adam đào đất và Eve quay sợi, thì sau đó Ai là chủ đây” (When Adam delved and Eve span, Who was then the gentleman?). Với ý loài người vốn chung một nguồi cội, không phân biệt chủ tớ.
Như kẻ dốt mà hay nói chữ, Tương Lai viết: “Hai thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản” và “chủ nghĩa xã hội”, thì một không còn phản ánh một thực tế nào nữa, và một thì chưa hề phản ánh một thực tế nào cả” chỉ nói như con vẹt mà không hiểu rằng lịch sử loài người cho đến nay, tinh thần XHCN đã chiến thắng TBCN.
Chỉ tính xã hội loài người từ thời phong kiến. Vua quan nghiễm nhiên được hưởng phú quý từ mồ hôi nước mắt của thần dân theo “Thiên định”. Xã hội tư bản thời đầu, quan hệ chủ-tớ cũng như người – vật, người nô lệ được coi như một tài sản có thể mua bán, trao đổi. Bộ tiểu thuyết Cội rễ (Roots) của Nhà văn ALEX HALEY là dẫn chứng sống động nhất. Đó là một hành trình đi tìm nguồn cội của một nhà văn Mỹ gốc Phi, một sự tái tạo lại quá khứ của những người da đen bị bắt cóc và bị bán làm nô lệ, bị tước đoạt nguồn cội của mình. Khi CNTB phát triển cực thịnh thành CN Đế quốc, các cuộc xâm lược diễn ra, sự tranh giành thuộc địa và phục thù đã gây ra hai cuộc đại chiến thế giới. Đúng như Các Mác đã tiên đoán, khi Chủ nghĩa TB phát triển cực thịnh sẽ sinh ra cực mâu thuẫn nên sẽ bị diệt vong, Chủ nghĩa Xã hội sẽ ra đời.
Nếu hiểu lý luận và nhìn bằng con mắt biện chứng, nhìn sâu được vào bản chất chứ không phải chỉ nhìn được cái vỏ ngoài hiện tượng, hoặc chỉ biết mặt chữ, chỉ biết đọc các danh xưng như “nhà lý luận tương cà mắm muối” Tương Lai, ta sẽ thấy lịch sử thế giới đã diễn ra đúng như tiên đoán của Các Mác. Tất nhiên phải hiểu cái chết của CNTB không phải thô thiển như một người lăn đùng ra chết mà là chết đi những tính chất độc ác, tham lam, một cái chết mang tính triết học. Cụ thể sau khi chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, hệ thống các nước XHCN đã ra đời rồi trở thành đối trọng với hệ thống TBCN. Thế là trong quá trình “thích nghi để tồn tại”, tránh sự diệt vong theo tiên đoán của Mác, các nước tư bản đã tự thay đổi. Và như vậy, tinh thần XHCN đã thắng tinh thần TBCN trên phạm vi toàn cầu, dù chưa phải và sẽ còn lâu mới chiến thắng tuyệt đối.
Có điều ta phải hiểu tính chất XHCN nó không phụ thuộc vào việc chia phe, vào danh xưng thể chế, nước Nga và các nước Đông Âu dù thay đổi tên gọi thì họ cũng không thể quay lại với phương thức sản xuất phong kiến hoặc tư bản hoang dã, họ buộc phải đồng hành theo xu thế chung của nền văn minh. Và một lần nữa Các Mác lại đúng, theo quy luật “lượng đổi chất đổi” chính các nước mà việc chia phe gọi là “tư bản” lại có điều kiện phát triển nhanh hơn và dù không mang danh XHCN nhưng xã hội của họ lại có nhiều tính chất mang tính XHCN hơn. Như vậy Triết học Mác mang tính khoa học khách quan, xã hội sẽ phát triển theo quy luật chứ không phụ thuộc ý muốn chủ quan con người. Những nhà lãnh đạo giỏi là người biết vận dụng quy luật một cách phù hợp vào thực trạng đất nước.
          Còn Việt Nam đã thành thói quen, cho nước ta đặt tên XHCN nghiễm nhiên là một nước XHCN. Thực ra thực trạng nước ta là một nước phong kiến, tiểu nông, XHCN là mục tiêu, là lý tưởng cho ta phấn đấu, vươn tới mà thôi. Các thế hệ lãnh đạo có tài, có đức, phải có những ông cố vấn hiểu biết như tôi chứ không phải như bọn Tương Lai, nếu đưa ra những chính sách tuân theo quy luật, phù hợp với thực trạng, thì sẽ có ngày chúng ta sẽ tới được mục tiêu XHCN; còn không các mục tiêu sẽ mãi mãi chỉ là những khẩu hiệu.
Nhiều người đã diễu cợt, nay đến lượt Tương Lai lại diễu cợt câu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói không biết đến hết thế kỷ XXI thì liệu đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở VN hay chưa? Nếu hiểu lý luận thì thấy ý ông TBT quá đúng và quá hay. Như tôi viết ở trên, triết học Mác là khoa học khách quan, là quy luật phát triển chung cho xã hội loài người chứ không phải là tôn giáo chỉ giành cho phe theo. Các nước phát triển trước ta hàng mấy trăm năm, từ mấy trăm năm trước người ta đã có các nhà bác học mà ta không biết bao giờ mới có; họ đã có những công nghệ làm ra những sản phẩm mà giờ ta cũng chưa làm được, vậy mà người ta cũng còn chưa đạt tới một xã hội XHCN thì một người hiểu biết làm sao không băn khoăn như ông TBT?
Hiện tại có thể nói nước Mỹ (thực ra chủ yếu là hậu duệ của Đế quốc Anh) về khoa học, công nghệ và kinh tế hoàn toàn có điều kiện để có được một xã hội XHCN. Có những tỷ phú tiền nhiều quá không biết làm gì họ đã sống theo tinh thần Cộng sản chủ nghĩa, dùng tiền làm từ thiện. Như Bill Gates, Warren  Buffett, v.v…, và gần đây, Mark Zuckerberg, ông chủ Facebook đã chào đón đứa con cưng của mình đến với thế giới bằng thông báo sẽ dùng 99% số cổ phần, họ sở hữu tại Facebook trị giá khoảng 45 tỉ USD, để lập quỹ từ thiện “Sáng kiến Zuckerberg Chan”! Tiếc là cơ sở vật chất Mỹ dư tiêu chuẩn XHCN nhưng ý thức Mỹ thì còn lâu. Chính sự mâu thuẫn giữa hai đảng chủ yếu là Dân chủ và Cộng hòa phần nào thể hiện điều đó. Tỷ phú Warren  Buffett thường đưa ra ý kiến về công bằng xã hội. Ông đòi phải đánh thuế giới giàu nhiều hơn bởi ông thấy thật vô lý khi chính ông có năm lợi tức trên 63 triệu USD mà ông chỉ phải đóng mức thuế 11%, trong khi người thư ký của ông “làm công ăn lương” lại phải trả đến 30%. Đó là sự di truyền gen bất công mang đặc tính tư bản. Nhưng một thời ấu trĩ người ta coi công bằng là sự cào bằng, với quan niệm một tài năng cỡ Bill Gates chẳng hạn cũng chỉ được hưởng thụ thành quả lao động của một người như “nhà lý luận tương cà mắm muối” Tương Lai chẳng hạn, đã làm thui chột sự phát triển tài năng cá nhân. Với nước ta thì còn tệ hơn, một nhân viên tài năng cỡ Bill Gates mà không có chức vụ thì thu nhập sẽ  còn kém hơn Tương Lai nhiều vì ông ta còn có danh vị, chức quyền, không chỉ hưởng lương mà còn bổng lộc, rất có thể còn “lậu” nữa!
          (còn nữa)
          7-12-2015

          ĐÔNG LA